Chính quyền Việt Nam tập trung đối phó với các nhóm Tin Lành tư gia - Dân Làm Báo

Chính quyền Việt Nam tập trung đối phó với các nhóm Tin Lành tư gia

Tú Anh RFI - phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế tại Đức về việc nhiều nhóm Tinh Lành ở Việt Nam bị cản trở hoạt động.

Trong thời gian qua, đã có nhiều nhóm Tinh Lành ở Việt Nam bị cản trở hoạt động, tiêu biểu là vụ giải tán các tín đồ tham gia một cuộc tập hợp tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 19/12. Những vụ này cho thấy là dường như chính quyền Việt Nam đang tập trung đối phó với các nhóm Tin Lành tại gia.

 

[soundcloud url="http://api.soundcloud.com/tracks/8526660" params="show_comments=true&auto_play=false&color=ff7700" width="100%" height="81" ]

RFI: Thân chào anh Vũ Quc Dng và Hip hi Nhân quyn Quc tế. Thưa anh trong những ngày trước Giáng Sinh nhiều thông tin từ Việt Nam cho biết có ít nhất 3 vụ tín hữa Tin Lành đã bị cản trở, ngăn chặn không cho phép nhóm họp. Với tư cách là Tng thư ký Hip hi Nhân quyn Quc tế, xin anh cho biết là Hiệp hội đã có những thông tin chính xác như thế nào?

VQD: Chúng tôi quan tâm đến tất cả các vụ đàn áp mà chúng tôi nghe dược. Trong thời gian gần đây Hiệp hội chúng tôi đặc biệt chú ý đến những vụ giải tán và đánh tín đồ nhân mùa Giáng Sinh, vụ triệt hạ các cơ sở của Giáo hội Mennonite tại Sài gòn và vụ gia tăng đàn áp người Thượng theo đạo Tin Lành ở Cao nguyên Trung phần. Những vụ này xảy ra theo cùng khuôn mẫu, ở tại nhiều địa phương, với một mức độ xâm phạm nặng nề đến sức khoẻ và tài sản của con người nên chúng ta phải xem đây là những vi phạm lớn. Thí dụ là việc cấm các hội thánh Tin Lành tư gia tổ chức lễ Giáng Sinh. Vào ngày 19/12, khoảng 4.000 tín đồ đã kéo về Hà Nội nhưng đã không vào được Trung tâm Hội Nghị Quốc gia vì công an đã hủy hợp đồng mướn vào phút cuối khiến ban tổ chức không kịp trở tay. Sau đó công an dùng dùi cui để giải tán, đánh một số người bị thương, trong đó có một cụ già 86 tuổi và tạm giữ 6 người.

Cùng ngày hôm đó buổi tổ chức lễ Giáng Sinh của 800 tín đồ Tin Lành ở Thanh Hóa đã bị giải tán một cách dã man. Các nẻo đường về nơi hội họp đều bị chặn, và có ít nhất 13 tín đồ bị đánh có thương tích, trong số đó có một mục sư bị đánh ngất xỉu.

RFI: Thưa anh Vũ Quc Dng, có phải anh muốn nói tới vụ xảy ra ở xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa không?

VQD: Đúng là vụ đó. Vụ đó là của Hội thánh Phúc Âm Toàn Vẹn. Hàng năm nhóm này vẫn tổ chức lễ Giáng Sinh. Có năm thì họ tổ chức nhỏ, có năm thì tổ chức lớn và bị cấm. Đặc biệt chúng thấy năm nay chính quyền đã đàn áp gây thương tích những người về tham dự.

Cùng cái khuôn đó, vào ngày 19/12, công an xông vào hội trường để tịch thu bàn, ghế, và hệ thống âm thanh của một hội thánh ở thành phố Đà Nẵng. Còn ở Sài gòn thì ban tổ chức lễ Giáng Sinh đã không tìm được hội trường mặc dù đã được cấp giấy phép. Những vụ vừa kể cho thấy chính quyền đã có một kế hoạch đối phó thống nhất với đạo Tin Lành. Tôi còn cho rằng kế hoạch này được trung ương chỉ đạo vì những vụ việc vừa kể đã xảy ra tại 3 thành phố lớn nhất nước và trực thuộc trung ương.

RFI: Trước đây chính quyền ra lệnh buộc các hội thánh phải nộp đơn xin phép chính thức hoạt động rồi khi họ chính thức hoạt động thì lại bị gây khó dễ. Vậy vì sao lại xảy ra như vậy?

VQD: Rõ ràng chính quyền Việt Nam đang muốn ngăn chặn tín hữu Tin Lành tư gia tổ chức lễ Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh là dịp mà các nhóm Tin Lành tư gia rất tích cực tổ chức những buổi họp mặt với con số tham dự có thể lên đến cả chục ngàn người. Năm ngoái chỉ riêng 2 buổi tổ chức của các nhóm Tin Lành tư gia ở sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội và sân K26 ở Sài Gòn đã thu hút gần 50.000 người tham dự. Năm nay có lẽ chính quyền đang sợ một số lượng người rất lớn tập trung lại. Một nguồn tin cho chúng tôi hay là vào ngày 15 tháng 10 vừa qua Bộ Nội vụ đã ra chỉ thị số 75 về việc đàn áp các nhóm Tin Lành tư gia.

Tổ chức chúng tôi cũng đang chú ý đến vụ đàn áp hội thánh Mennonite của Ms Nguyễn Hồng Quang, là một hội thánh tư gia không chịu luồn cúi chính quyền. Trong dịp lễ Giáng Sinh đã có một hội nhánh của Hội thánh Mennonite này nhận được lệnh phải giải tán. Một tuần trước đây trụ sở chính của hội thánh này ở Quận 2 Sài Gòn đã bị san thành bình địa và một căn nhà khác của hội thánh này dùng làm nơi trú ngụ cho người già, ốm đau, sinh viên cũng đã bị cưỡng chế. Khi thấy trụ sở của một tôn giáo bị giật xập đầu tiên trong toàn thể khu vực bị giải tỏa thì tôi không thể không nghĩ rằng chính quyền đang dùng vụ tranh chấp đất đai làm cái cớ để triệt hạ tôn giáo. Trong 6 năm vừa rồi, Hội thánh Mennonite này đã có 12 người bị tù, nhiều người bị tra tấn dã man với những di hại sức khoẻ lâu dài. Các hội nhánh Mennonite ở Bình Dương, Bến Tre và Bình Thạnh hiện có nguy cơ bị xóa.

RFI: Có thông tin cho rằng quốc hội Hoa Kỳ cũng muốn đưa Việt Nam trở vào danh sách các nước cần bị quan tâm về tình trạng tự do tôn giáo. Hồi năm 2006 chính phủ Mỹ đã rút Việt Nam khỏi danh sách này vì cho rằng Việt Nam đã có những cải thiện về tôn giáo, đặc biệt đối với đạo Tin Lành. Vậy từ đó đến nay tình trạng đạo Tin Lành có xấu đi hay vẫn dậm chân tại chỗ?

VQD: Tôi nhắc lại rằng hồi năm 2006 chính quyền Việt Nam cho phép các tổ chức Tin Lành được ra đăng ký. Nhờ thế mà một số tổ chức Tin Lành đã có giấy phép. Bên cạnh đó còn có nhiều nhóm đã làm đơn đăng ký trong nhiều năm qua mà vẫn chưa nhận được bất cứ loại giấy phép nào. Họ vẫn bị chính quyền coi là các tổ chức bất hợp pháp và như thế họ bị cấm hoạt động. Phải nói thêm rằng cũng có nhiều nhóm Tin Lành nghĩ rằng đằng nào thì cũng bị xem là bất hợp pháp nên đã không thèm làm đơn làm gì để cho chính quyền có cớ mà hành họ. Chúng tôi ước chừng tối thiểu phải có 400.000 tín hữu Tin Lành „bất hợp pháp“ vì chúng tôi có danh sách các chi nhánh chưa được cấp phép hoạt động của Tổng liên Hội Tin Lành Miền Bắc - mặc dù Tổng hội này là tổ chức tôn giáo đầu tiên có tư cách pháp nhân vào năm 1958.

Tình hình Tin Lành đang xấu đi vì chúng tôi thấy chính quyền đang muốn xóa sổ những tín hữu và những nhóm Tin Lành tư gia mà họ nhất định không cho đăng ký. Chúng tôi có trong tay những chỉ thị mật về việc ngăn chặn cái được gọi là „sự phát triển không bình thường“ của đạo Tin Lành. Ở Việt Nam những chỉ thị mật này có hiệu lực còn cao hơn cả các đạo luật chính thức.

RFI: Trong chỉ thị do ông Lê Văn Hùng, chủ tịch xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ký vào ngày 17/12/2010 gửi cho bà Nguyễn Thị Tuyết là tín hữu Tin Lành ở xã này, yêu cầu bà không tổ chức lễ Giáng Sinh với số người tham dự đông đến 700, 800 người. UBND này dựa vào phương châm tốt đời đẹp đạo để cấm một buổi lễ đông người như vậy. Vậy trong tư cách là Tng thư ký Hip hi Nhân quyn Quc tế anh nghĩ thế nào quyền tự do tôn giáo và quyền tự do thờ cúng ở Việt Nam hiện nay?

VQD: Có nhiều người cho rằng ở Việt Nam không có quyền tự do tôn giáo nhưng có quyền tự do thờ cúng. Câu nói này là một câu nói mỉa mai chứ không có ý nghĩa thực tế như nhiều người lầm tưởng. Tôi còn nhớ nhiều người đã nói như vậy trong thời kỳ đầu của chính sách nới lỏng hạn chế tôn giáo, khi mà khách du lịch nước ngoài thấy các nhà thờ và đình chùa ở các thành phố lớn ở Việt Nam chật ních những người đi cúng vái. Nhưng cũng có người tưởng rằng được cho phép thờ cúng là đã được hưởng trọn vẹn quyền tự do tôn giáo rồi.

Thực ra quyền tự do tôn giáo bao gồm quyền tự do có niềm tin tôn giáo và quyền tự do biểu lộ niềm tin tôn giáo. Theo tôi, Việt Nam chưa có tự do tôn giáo. Chúng ta thấy nếu các lễ quan trọng như lễ Giáng Sinh của đạo Tin Lành mà còn không được cử hành thì không thể nói rằng người dân Việt Nam đang có quyền tự do biểu lộ niềm tin tôn giáo. Thô bạo hơn nữa là chính quyền Việt Nam vẫn còn tiếp tục bắt nhiều tín đồ phải ký giấy bỏ đạo. Ai không chịu thì bị đánh, bị gây khó dễ hay bị kỳ thị. Những biện pháp này đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do có niềm tin tôn giáo, là một quyền tự do căn bản được luật quốc tế xem là bất khả xâm phạm trong mọi hoàn cảnh, kể cả khi an ninh quốc gia bị đe dọa chăng nữa.

Chúng ta trở lại thí dụ ở trên. Vì có 400 ngàn người không được quyền thờ cúng nên Việt Nam chưa được xem là một quốc gia tôn trọng quyền thờ cúng. Ở đây chúng ta chỉ mới nêu ra một thí dụ của đạo Tin Lành chứ chưa xét đến nhiều thí dụ ở các tôn giáo.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20101226-chinh-quyen-viet-nam-tap-trung-doi-pho-voi-cac-nhom-tin-lanh-tu-gia



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo