Thành phố Hồ Chí Minh – Cờ búa liềm đang tung bay khi thành phố này chấp hành một cách nghiêm chỉnh nhiệm vụ đánh dấu sự khởi đầu hôm nay, ngày Đại hội Đảng Toàn quốc.
Đại hội được tổ chức năm năm một lần nhằm hoạch định hướng đi của cả nước, mà Việt Nam đã từng chứng kiến một phép lạ kinh tế trong những thập niên gần đây.
Nhưng lần này, sự việc có khác chút đỉnh. Trong khu vực khi mà một số nước khác căng cứng lên với lượng ngoại tệ dự trữ và sự lạm phát tương đối nằm trong sự kiểm soát, thì Việt Nam là một quần đảo của sự bất ổn kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang gia tăng ở mức 7 phần trăm mỗi năm, nhưng giá thực phẩm và nhu yếu phẩm tăng thành hai số đang làm khó khăn cho giới lao động.
Tiền tệ Việt Nam hiện đang giảm đều đặn dưới mức tỉ giá hối đoái chính thức, gây nên một thị trường chợ đen hoạt động mạnh mẽ cho vàng và đô-la Mỹ.
Và một trong bốn doanh nghiệp lớn nhất của nhà nước đang chạy nợ, mang theo món nợ lớn tương đương gần 4 phần trăm tổng sản lượng nội địa của toàn cả nước.
“Câu chuyện Việt Nam sẽ tùy thuộc nhiều vào chuyện nhà nước có hiểu cho thấu đáo cái gốc rễ của vấn đề và rồi có khả năng sửa nó hay không,” ông Lê Anh Tuấn, giám đốc công ty Capital Dragon, một công ty đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh nói.
Vấn đề, theo nhiều thương gia và kinh tế gia, bắt nguồn từ sự tiếp tục lệ thuộc nặng nề, trầm trọng của Việt Nam và các doanh nghiệp của nhà nước và do nhà nước quản lý mặc dù Việt Nam đang mở rộng về hướng doanh nghiệp tư nhân.
Tầm tay với của các doanh nghiệp nhà nước vẫn rất kinh hoàng, bao trùm mọi mặt trong đời sống. Một người tiêu thụ có thể trải nguyên cả một ngày giao dịch với nhà nước: thanh toán hoá đơn cho điện thoại cầm tay, đi sắm hàng ở một siêu thị địa phương, đổ xăng và ăn trưa ở một khách sạn lộng lẫy (2).
Nhưng vấn đề với Vinashin, một tập đoàn của nhà nước đang nợ ngập đầu, đã làm nổi bật cái khuyết điểm tùy thuộc quá nặng nề vào những doanh nghiệp nhà nước.
Công ty đóng tàu Vinashin đã đầu tư vào khoảng 450 khu vực làm ăn khác nhau và từ lỗ tới lỗ, không sinh được một xu tiền lời. Vinashin giờ đang ở bên bờ phá sản với món nợ 4 tỉ 5, mà nhà nước đang giang tay cứu cho khỏi chìm.
Kinh tế gia cũng như thương gia đang theo dõi cuộc họp của Đảng Cộng sản để xem liệu doanh nghiệp nhà nước sẽ được ưu tiên, nâng đỡ như trước đây hay bị bắt buộc tuân thủ theo nguyên tắc chết-chìm-hay-phải-bơi-mà-sống.
“Cho đến giờ này, chúng tôi ít thấy những trường hợp mà nhà nước để cho những doanh nghiệp này chết,” bà Nguyễn Thị Mai Thanh giám đốc điều hành công ty sản xuất Ree Corporation nói.
Nền kinh tế phát triển ở mức trung bình 7 phần trăm hằng năm trong năm năm qua. Cho dẫu sự lạm phát – giờ khoảng 12 phần trăm – tăng kèm trong cùng thời gian, sự phát triển kinh tế này cũng giúp cho sự tăng trưởng chưa từng thấy trước đây về mặt phúc lợi vật chất.
Giám đốc điều hành công ty Indochina Capital, một công ty đầu tư, ông Peter Ryder nói: “Đó là một trong những lý do nhà nước này dấu được sự bất tài, kém cỏi (trong lãnh vực quản trị) của họ, người dân chưa bao giờ nghĩ đến trước đây là đời sống sẽ có ngày tốt đẹp như thế này.”
© DCVOnline
http://buithixuan.dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=8155
(1) Vietnam congress begins under economic cloud. New York Times, 11 January 2011
(2) DCVOnline: những cơ sở này do nhà nước trực tiếp hay gián tiếp làm chủ và quản lý.