Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ - Trong khi tuần rồi Trung Quốc cho phép các blogger rò rỉ trên mạng những hình ảnh đầu tiên của mẫu thử nghiệm chiếc chiến đấu cơ tàng hình của mình, Việt Nam lại tiết lộ những cú đá giò lái riêng của mình trong vấn đề minh bạch - chèn hình ảnh những khẩu đội tên lửa chống máy bay tối tân vào các trang lịch năm nay của mình.
Hình ảnh này, in trên trang tháng tám trong Bộ lịch 2011 của bộ Quốc phòng, hiện đang được lưu hành giữa các nhà ngoại giao và các nhà phân tích quân sự Việt Nam tại Hà Nội hiện đang háo hức quan sát khả năng xây dựng lực lượng để chống lại sức tăng trưởng về quân sự của Trung Quốc.
Bức ảnh cho thấy các bệ phóng tên lửa đặt trên một chiếc xe tải cùng với các chiến sĩ Việt Nam, dường như để ngầm để xác nhận rằng Việt Nam đã có được hệ thống phòng không S300 PMU1 của Nga.
"Chúng tôi biết rằng Việt Nam đã có hệ thống phòng không này, nhưng đây là lần đầu tiên được nhìn thấy ... rõ ràng là ở Việt Nam và đang hoạt động", một đặc sứ tại Hà Nội cho biết. "Đó là một cách tinh tế để chuyển thông điệp ra bên ngoài rằng: Việt Nam đang cải thiện khả năng phòng thủ của mình".
Loại đơn vị tên lửa (PMU) này từng được so sánh là rất tương đương với các tên lửa Patriot của Mỹ vốn có thể bắn phá cả máy bay địch lẫn một loạt các loại tên lửa khác - và có khả năng tấn công nhiều mục tiêu tại nhiều cao độ khác nhau.
Được biết, hai năm trước đây, Việt Nam đã chi hơn 200 triệu USD để đạt đượ hợp đồng với Moscow, từng là người bảo trợ trước đây của họ trong chiến tranh lạnh. Nó có hai khẩu đội - tổng cộng 12 bệ phóng và hơn 60 tên lửa có radar dẫn đường. Trung Quốc cũng có các đơn vị tên lửa phòng không.
Hệ thống phòng không được cập nhật này dường như được dùng để lấp một trong nhiều lỗ hổng lớn trong công cuộc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam. Trong khi có được các loại phi cơ, chiến hạm tối tân của Nga - và sẽ sớm có cả tàu ngầm - hệ thống phòng không của đất nước này từng một thời bị cho là đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Được hỗ trợ bởi nền công nghệ lúc ấy của Liên Xô, Hà Nội từng bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, bao gồm máy bay ném bom B-52 và F-4 Phantom bằng cách triển khai các loại tên lửa nhỏ như các trụ điện thoại cũng như bắn đi từ những vũ khí nhỏ hơn.
Các nhà phân tích tin rằng cả hai rò rỉ của bức ảnh máy bay tàng hình và cuốn lịch được in ấn xuất bản, chứa đầy hình ảnh nhiều hơn lệ thường của các nhân viên quân sự trong các cuộc diễu hành và các bộ trưởng quốc phòng khu vực, đã được dùng như là một lời nhắc nhở kịp thời về tính bất thường trong việc bạch hoá quân sự trong một khu vực thường xuyên bí mật. Trong khi cả Việt Nam và Trung Quốc đã đưa ra các loại bạnh thư quốc phòng chính thức trong những năm gần đây, nhiều chi tiết quan trọng đã không được tiết lộ. Rò rỉ các chi tiết thông tin một cách thầm lặng thì tốt hơn trong việc gửi thông điệp đến các đối thủ tiềm năng và kẻ thù mà không chọc giận quá đáng các nước láng giềng chung quanh.
"Một đất nước như Việt Nam muốn mọi người biết những gì mình đã có có và những gì mình có thể, nhưng họ cũng không muốn quá khiêu khích về điều đó", một đặc sứ khác cho biết. "Vẫn bí mật như họ đang bí mật, nhưng vào một số thời điểm Hà Nội đã để cho một số điều được lộ ra để đảm bảo vũ khí của mình có thể phục vụ được như một yếu tố đối chọi".
Như mọi nước ở Đông Á không hề có bất kỳ kiến trúc bảo mật chính thức nào để thúc đẩy sự cởi mở và minh bạch hơn bên ngoài tổ chức ASEAN, không hề tồn tại một đăng ký nào về các loại vũ khí nhạy cảm ấy.
Nguồn: Greg Torode, South China Morning Post