(Tamnhin.net) – Đó là sự bày tỏ của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết khi trả lời báo chí trong cuộc phỏng vấn gần đây. Hơn bốn mươi năm lao động miệt mài cống hiến cho đất nước. Phần thưởng vô giá mà ông nhận đuợc đó là sự tin yêu và kính trọng của nguời dân lao động dành cho ông.
Từ nhà giáo đến ông nghị của dân
Trước khi biết đến vai trò Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nguời ta biết đến ông là một nhà giáo với hơn 30 các bài báo khoa học về ngôn ngữ. Cũng như hơn chừng ấy các công trình khoa học về ngôn ngữ tiếng việt phục vụ quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên học sinh trong hệ thống giáo dục đào tạo.GS. TS Nguyễn Minh Thuyết công tác tại Trường ĐH KHXH&NV (ĐH khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) từ năm 1990 đến năm 2003, với chừng ấy thời gian nhưng cũng đủ để ông trao tặng cho sinh viên của mình những hành trang tri thức bước vào đời để cống hiến phục vụ tổ quốc. Và cũng chừng ấy thời gian ông để lại sự tri ân trong lòng đồng nghiệp, học trò những ấn tượng về một nguời thầy hết lòng vì sự nghiệp trồng nguời.
Có thể nói cột mốc rẽ sang chính truờng – là Đại biểu Quốc hội, rồi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội là năm 2002. Khi QH bắt đầu chuẩn bị bầu cử khóa XI, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH có ý định tìm một ĐB thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, vì theo ông Vũ Đình Cự - Chủ nhiệm Ủy ban lúc đó thì Ủy ban chỉ toàn các nhà khoa học tự nhiên, mất cân đối quá. Cần một nhà khoa học xã hội có chức vụ từ cấp viện phó, hiệu phó trở lên. Cho nên Uỷ ban đã tìm đến ĐH KHXH&NV tìm nhân sự cấp cao. Khi ấy GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đang là Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Đại học KHXH&NV, ông và nhà trường nhận được giấy do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu tham gia Quốc hội khóa XI. Đó là một công văn do ông Mai Thúc Lân ký. Trường liền tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để đánh giá và giới thiệu cán bộ, tỷ lệ nhất trí dành cho ông cao tới 100%. Sau đó đến khâu xem xét và giới thiệu của Mặt trận Tổ quốc. Cuối cùng là vòng bầu cử của cử tri. Và cũng bắt đầu từ ấy ông bước vào chính truờng với nhiều điểm mới trong cách làm việc, cũng như những vấn đề bức xúc của dân cần giải quyết mà một Đại biểu Quốc hội như ông phải xem xét và có ý kiến lên Quốc hội. Mà cũng như có lần ông chia sẻ “Lúc đó thật ra tôi chưa hiểu làm Đại biểu Quốc hội phải như thế nào đâu, nên lo lắng lắm. Lo, không biết có đáp ứng được yêu cầu công việc không. Mà tôi đang làm việc trong môi trường giáo dục, ở trường thì vui. Tôi nghĩ làm Đại biểu Quốc hội chắc khô khan hơn nhiều. Nhưng rồi cứ phải vào cuộc, vừa làm việc vừa học thôi. Cũng được sự giúp đỡ của anh em nữa, cho nên sau một khóa Quốc hội, tôi đã học được rất nhiều, thấy mình trưởng thành rất nhiều. Mình được tiếp xúc với thông tin về kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng, được nghe người khác thảo luận phát biểu, nên tầm nhận thức của mình nâng lên, mình có cái nhìn bao quát hơn. Người ta bảo, làm Đại biểu Quốc hội một khóa giống như qua một trường đại học nữa, là như vậy”. Ông nghị phản biện nhiều nhất Là Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, hình ảnh của ông gắn liền với không khí nghị trường nóng bỏng. “Ông nghị phản biện nhiều nhất” là cái tên mà nhiều người đã yêu quý gọi ông.Đã có nhiều người hỏi ông những câu hỏi đại loại như: Nổi tiếng là “ông nghị phản biện”, luôn đưa ra những ý kiến thẳng thắn về những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống trước Quốc hội, con người phản biện của ông được hình thành do đâu? Ông đã trả lời “Tôi không chịu được khi không phản ánh đúng ý nghĩ của mình. Có thể đó là ảnh hưởng của nghề nghiệp và môi trường sống. Từ bé, tôi đã hay đọc sách văn học cổ và lịch sử. Lớn lên, do nghề nghiệp, càng đọc nhiều hơn, càng nghĩ sâu hơn, tôi càng chịu ảnh hưởng của những câu chuyện, những nhân vật, những bài học trong sách của người xưa. Về môi trường sống, tôi may mắn được gặp nhiều người có cá tính, nên cá nhân luôn có sự tỉnh thức.
Vả lại, tư thế của một trí thức khiến tôi luôn cảm thấy xấu hổ nếu nói sai sự thật, nói hùa theo người khác. Nhưng để có thể bày tỏ chủ kiến trước Quốc hội, để ý kiến mình có tính thuyết phục, tôi luôn tìm hiểu kỹ vấn đề, nhất là tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhìn vấn đề ở nhiều góc độ, để ý kiến của mình khách quan, công bằng, càng tiệm cận với lẽ phải càng tốt. Đặc biệt là phải có động cơ đúng, mang tính xây dựng. Khi người đại biểu lấy quyền lợi chung để định hướng cho mình thì sẽ có cách nghĩ đúng đắn và thái độ đúng mực”. Hay có lần ông đã bày tỏ “Động lực thôi thúc tôi là trách nhiệm của một trí thức, một đảng viên, một đại biểu dân cử. Tôi tin khi nói lên sự thật, những người có tâm sẽ đánh giá đúng, chẳng ghét bỏ gì mình. Còn nếu có ai không bằng lòng, tôi cũng phải chấp nhận thôi. Muốn vừa lòng tất cả mọi người thì không làm được việc gì nên hồn cả. Vả lại, tôi luôn luôn ý thức rằng phát biểu ý kiến phải có tổ chức, phải phù hợp với quyền hạn, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội. Khi Quốc hội đã ra nghị quyết thì đại biểu phải chấp hành. Như chuyện mở rộng Hà Nội chẳng hạn, mặc dù đại biểu có thể không tán thành nhưng khi đã có nghị quyết thì về tiếp xúc cử tri cũng không thể nói trái nghị quyết được”. Bên cạnh đó, Cũng nhờ những người như đại biểu Nguyễn Minh Thuyết mà năm 2010 có thể được coi là năm nghị trường "bùng nổ" với các phát biểu, chất vấn, thậm chí tranh luận trực diện, mạnh mẽ của nhiều đại biểu Quốc hội đối với các vấn đề, các quyết sách quan trọng của đất nước. Từ đó, người ta thấy sự lộ diện của một Quốc hội ngày càng dân chủ hơn, đảm bảo cho sự hoạt động ngày càng hiệu quả hơn của Chính phủ. Thêm vào đó, do có những người đại biểu nhân dân như ông mới dám nói những tiếng nói của cử chi. Bức xúc những vấn đề “u nhọt” của xã hội cần cắt bỏ, để trình lên quốc hội xem xét.Nguyễn Thắng
http://www.tamnhin.net/Diemnhin/7853/Niem-tin----mon-qua-vo-gia-cua-nguoi--Dai--bieu.html