Sơn Trung - Theo đài BBC, trước Noel một ngày, Thụy Điển loan tin sẽ đóng cửa tòa đại sứ Thụy Điển ở năm quốc gia là Việt Nam, Malaysia, Bỉ, Argentina và Angola . Họ loan tin rằng họ sẽ đóng cửa tòa đại sứ tại Hà Nội trong năm 2011. Ông Đại sứ cho biết lý do là "Cắt giảm ngân sách do Quốc hội quyết định".
Việc đóng cửa tòa đại sứ ở các nước khác thì chẳng có gì để nói. Riêng việc này đối với Việt Nam là một cú sốc vì Thụy Điển và Việt Nam đã có mối liên hệ ngoại giao lâu dài trên 40 năm. Việt Nam và Trung Qu từng có lúc là “thầy”, là đồng chí, nhưng Thụy Điển với Việt Nam còn hơn thế nữa, có thể nói là anh em ruột thịt !
Trung Quốc thì có mưu tính kia nọ, riêng Thụy Điển thì rất chân tình, không biết phải dùng từ gì để nói cho đúng tình cảm giữa hai bên. Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam, Lào, Miên là đồng chí anh em là phải vì cùng treo cờ búa liềm, cùng treo ảnh Marx- Lenin nhưng Thụy Điển vừa là tư bản, vừa là phong kiến lại có tình nghĩa với Việt Nam ?
Trong khi các nước tư bản chống Việt Cộng thì Thụy Điển lập bang giao với Việt Cộng và giúp đỡ tận tình ! Tại Thụy Điển thời kỳ chiến tranh là nơi phát xuất nhiều cuộc biểu tình lớn do Thủ tướng Palme cầm đầu ủng hộ Việt Nam
Gần 9 triệu người dân Thụy Điển, có lẽ không ai không biết đến Olof Palme. Ông nổi tiếng không phải vì ông là vị nguyên thủ châu Âu đầu tiên bị ám sát vào năm 1986, mà vì Olof Palme là người đại diện tiêu biểu nhất cho một thế hệ người Thụy Điển đã xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam những năm cuối thập kỷ 60 đầu 70 của thế kỷ trước…
Bức ảnh Cuộc tuần hành phản đối chiến tranh Việt Nam vào ngày 21/2/1968 đã được đăng trên 150 tờ báo ở khắp thế giới và chính thức đặt Olof Palme cũng như Chính phủ Thuỵ Điển vào thế đối đầu với Nhà cầm quyền Mỹ. Kể từ sự kiện này cho đến những ngày cuối cùng trong đời, CIA đã không rời ông nửa bước. Ông Johans Peaberg - Chủ tịch Hội Thụy Điển vì Việt Nam, Lào, Campuchia, nói: "Tôi nghĩ là chúng tôi đã có một Chính phủ tốt. Càng ngày, Olof Palme càng chỉ trích Mỹ mạnh mẽ hơn, và lần Olof Palme sử dụng những từ ngữ nặng nề nhất, đó là khi Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1972. Olof Palme đã so sánh lần ném bom đấy của Mỹ như những gì mà phát xít Đức đã gây ra đối với nhân loại".Đã có một nhà văn Thụy Điển đêm mơ trở thành người Việt Nam ? Có một chuyện tiếu lâm: Đến khi ông này sang thăm Việt Nam xong quay về Thụy Điển không dám ngủ nữa ?
Sau khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, dân lao đông XHCN Việt Nam và dân vượt biên gốc miền Bắc chạy qua Thụy Điển thì được chiếu cố tận tình! Tình càng đậm đà sau ngày Việt Nam mở cửa.
Trung Quốc viện trợ hàng tỷ Mỹ kim, còn Thuỵ Điển chỉ viện trợ mỗi năm vài chục triệu Mỹ kim nhưng Thụy Điển là nước nhỏ, số tiền đó cũng là quý lắm.Trước 1975, Thụy Điển đã viện trợ nhà máy giấy Bãi Bằng Phú Thọ và huấn luyện kỹ sư, công nhân làm việc tại đây.. .
Trong quá trình 40 năm hợp tác trong lĩnh vực y tế (từ năm 1968 đến nay), Thụy Điển đã hỗ trợ hơn 200 triệu USD cho ngành y tế Việt Nam. Năm 1981, Thụy Điển xây xong Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển ở Uông Bí, Quảng Ninh.
Năm 2004, Thụy Điển hứa viện trợ cho Việt Nam mỗi năm 300 triệu cu-ron (tương đương khoảng 40 triệu USD/năm). Ngoài ra, Thụy Điển tài trợ 25 triệu cu-ron cho Chương trình phát triển bền vững về môi trường của Việt Nam (11/2004).
Năm 2009, Thuỵ Điển giúp Việt Nam 11 triêu Mỹ kim xóa đói giảm nghèo.
Năm 2010, Thụy Điển cam kết viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam ít nhất 250 triệu Cuaron Thụy Điện (30 triệu USD).
Từ năm 1994, đi đôi với viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam hàng năm,Thụy Điển bắt đầu cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam để hỗ trợ cho các dự án hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và viễn thông. Quan hệ hợp tác đầu tư, liên doanh và buôn bán giữa hai nước được đẩy mạnh hơn. Hiện nay, Thụy Điển đứng thứ 16 trong số các nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 9 dự án với tổng số vốn trên 454 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông và trang thiết bị điện. Kim ngạch buôn bán hai chiều có bước tiến triển đáng khích lệ, nhịp độ tăng trưởng trung bình từ 10 –15% (năm 1999 là 94 triệu USD, năm 2000 đạt 117 triệu USD, 2001 đạt 127,7 triệu USD, 2002 đạt 130 triệu, 2003 đạt 185 triệu USD). Các tập đoàn công nghiệp lớn của Thụy Điển đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm: Ericsson, Comviq, Alfa-Laval, IKEA, Electrolux…
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Thụy Điển: Dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, đồ gốm.
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Thụy Điển: Nguyên liệu thô, hoá chất, bột giấy, vải sợi, chất dẻo nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng.
Lượng khách du lịch từ Thụy Điển và Bắc Âu vào Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây, tăng trung bình khoảng 15%/năm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, buôn bán giữa hai nước còn ở mức thấp, chưa tương xứng với mối quan hệ tốt đẹp và tiềm năng cũng như nguyện vọng giữa hai nước.
Ôi tình nghĩa Thụy Điển, Việt Nam thắm thiết một thời là thế sao bây giờ Thụy Điển đành lòng đóng cửa Đại sứ tại Viêt Nam?
Trong nhân dân, nhiều câu hỏi đã được đặt ra và được trả lời. Xuyên qua một số báo chí tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể tìm thấy vài đáp số:
1. CÁ TRA
Năm thành viên nước thành viên WWF đã thực hiện việc rút cá tra khỏi danh sách đỏ là: Đức, Áo, Na Uy, Bỉ, Đan Mạch. Riêng Thụy Điển vẫn chưa.Tại sao chưa? Anh em tình nghĩa mặn nồng sao chậm chạp thế? Người ta nghĩ rằng đằng sau có lý do gì bí ẩn hoặc chậm chạp là do lễ Giáng sinh, Tết dương lịch!
2. LAO ĐỘNG & NHẬP CƯ
Việt Nam đã xuất khẩu lao động sang Thụy Điển, nhưng không thể tưởng tượng nổi trong khi mùa đông lạnh cóng ở trời Âu, công nhân Việt Nam nhốt các ông chủ lại để đòi mức lương cao hơn và điều kiện sống tốt hơn !
Những năm gần đây, nhất là năm nay khí hậu Âu Mỹ lạnh buốt, công nhân phải chịu lạnh lẽo và sinh ra các cuộc đình công và hành hung. Việc kinh doanh về trái dâu cũng khó khăn trong khi dân nhập cư ngày càng đông theo ngả du lịch. Một mặt khác, các tổ chức buôn người ở Việt Nam đã lợi dụng sự dễ dãi của Thủy Điển để nhập cư lậu, gây khó khăn cho chính quyền Thụy Điển, mà có lẽ nguồn gốc là ở hai tòa đại sứ Việt Nam và Thụy Điển với giấy tờ du lịch hoặc nhập cư giả mạo.
3. TIỀN ĐÂU?
Theo nguồn tin riêng mối quan hệ giữa Thuỵ Điển và Việt Nam thời gian cuối có vẻ như lạnh nhạt dần. Trong ngân sách năm 2011 của mình, Thuỵ Điển sẽ cắt viện trợ cho Việt Nam.
Ngược lại, phía Việt Nam quyết định đòi lại đất, nơi đại sứ quán Thuỵ Điển ở hiện nay.
Phải chăng Việt Nam đòi tiền Thụy Điển? Nếu không xùy tiền thì phải dọn nhà?
4. THỤY ĐIỂN KHÔNG MẶN MÀ VỚI VIỆT NAM
Trong khi các nước khác đầu tư vào Việt Nam khá nhiều, báo chí trong nước nhận định Thụy Điển hờ hững trước những dụ dỗ này. Họ không tích cực xin xỏ, chạy chọt để có một cái "affair" nhỏ.. . Tại sao thế nhỉ?
5. TỰ DO NHÂN QUYỀN & THAM NHŨNG
Trong các cuộc phỏng vấn, Thụy Điển tỏ ra chê trách Việt Nam về vấn đề tham nhũng.
Năm 2008, Việt Nam bỏ tù nhà báo Nguyễn Việt Chiến về vụ phanh phui tham nhũng, Mặc Lâm đài RFA phỏng vấn đại sứ Thụy Điển là ông Rolf Bergman:
Thưa ông Đại sứ, trước bản án hai năm đối với ký giả Nguyễn Việt Chiến thì chính phủ nói chung, sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội nói riêng có nhận định như thế nào, thưa ông?
“Vâng, Thụy Điển là nước hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng chống tham nhũng và hai phía trong những năm qua đã gặt hái khá nhiều kết quả. Chương trình phòng chống tham nhũng nếu thành công sẽ đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hơn nữa và đó là mục tiêu của chính phủ hai nước. Chúng tôi rất bất ngờ về bản án này mặc dù đã biết rằng sẽ có buổi xử hai nhà báo vào tuần qua nhưng kết quả cuối cùng khiến chúng tôi vô cùng thất vọng.”
Tại Hội nghị quốc tế năm 2009, các nước viện trợ hứa viện trợ 8 tỷ đô cho Việt Nam. Mặc Lâm của đài RFA đã phỏng vấn đại sứ Thụy Điển.
Mặc Lâm: “Trong thời gian qua nhà nước đã thử nghiệm việc đóng cửa các trang mạng xã hội như facebook và kiểm soát việc truy cập internet của người dân một cách gắt gao hơn.
Ông đại sứ có phát biểu gì về vấn đề này?”
Đại sứ Rolf Bergman: “Chúng tôi đã đưa ra những quan tâm về vấn đề tự do truyền thông nơi công cộng cũng như nhận được thông tin của người dân là một yếu tố quan trọng cần phải hiện thực hoá để đẩy mạnh phát triển. Chúng tôi nhấn mạnh rằng báo chí cũng như các trang mạng xã hội giữ vai trò hết sức trọng yếu trong việc nối kết thông tin, để dẫn đến thành quả, chứ không tác hại gì đến các kế hoạch của chính phủ.”
Tháng 11-2010, trả lời phỏng vấn của đài VOA, đại sứ Staffan Herrström Thụy Điển nói:
“Với tư cách là một cựu ký giả và một chính trị gia cũng như một công chức, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng quyền tự do thông tin cộng với một nền báo chí chuyên nghiệp, chất lượng cao là thành tố chính giúp phanh phui các vụ tham nhũng và quản lý yếu kém. Sự phối hợp này, theo tôi, là một công cụ hiệu quả nhất.”
Lý do cuối cùng có thể: do Việt Nam đã lặng lẽ tấy chay, không tham dự buổi lễ trao giải Nobel vì Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, một công dân Trung Quốc nên Thụy Điển chán Việt Nam ra mặt ?
S.T.*
http://phamvietdaonv.blogspot.com/2011/01/phai-chang-thuy-bat-au-chan-viet-nam.html