Tunisie: “Trả lại tự do cho chúng tôi và đi đi!” - Dân Làm Báo

Tunisie: “Trả lại tự do cho chúng tôi và đi đi!”

Helen Salon, Báo Le Monde.fr. Bùi Quang Vơm chuyển ngữ.

Trong khi các cuộc đụng độ lan tới thủ đô Tunis ngày Thứ tư(12/01/2011), giới cầm quyền Tunisia đã tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng bất ổn xã hội trong cả nước từ bốn tuần nay.

Thủ tướng Mohamed Ghannouchi, đã tuyên bố cách chức Bộ trưởng Nội vụ Rafik Haj Kacem, và trả lại tự do cho những người bị bắt giam giữ kể từ đầu phong trào.Ông cũng tuyên bố trong một cuộc họp báo, thành lập một ủy ban điều tra cáo buộc tham nhũng liên quan đến cán bộ, công chức chính phủ của phe đối lập và các tổ chức phi chính phủ.

Vincent Geisser, một nhà xã hội học tại Viện nghiên cứu về thế giới Ả Rập và Hồi giáo, và là tác giả của một số công trình về Tunisia, đã phân tích những nguyên nhân và phạm vi của các cam kết do Tổng thống Ben Ali đưa ra trong một nỗ lực để ngăn chặn sự chống đối. Dưới đây là trả lời phỏng vấn, do Helen Salon thực hiện:

Giải thích thế nào về các biện pháp vừa được công bố ngày hôm nay của chính quyền Tunisia?

Đó là một bước lùi của Tổng thống Ben Ali và cho thấy rằng chế độ đang bị săn đuổi và  đang cố gắng tìm một lối thoát chính trị. Điều này còn cho thấy sự lúng túng giữa lựa chọn đàn áp thô bạo và xoa dịu bằng các biện pháp như kêu gọi đối thoại quốc gia, triệu chứng của sự yếu kém của chính quyền. Một chế độ phải cách chức Bộ trưởng Nội vụ không phải là một chế độ kiểm được soát tình hình. Sự bùng nổ này là một dấu hiệu của sự bất lực và cố gắng giành lại quyền kiểm soát.

Các tuyên bố này chịu áp lực của thực tế mới, một biểu tượng cực mạnh: đó là sự lan rộng của phong trào tới khắp vùng của thủ đô ngay sát cung điện riêng của Carthage, dinh cơ của tổng thống. Khi lan tới thủ đô, một thông điệp được gửi tới trước cho chính phủ là: “Hãy trả lại tự do cho chúng tôi, và đi đi.”

Một biểu tượng thứ hai là phong trào đã đụng đến dân cư khu phố Ettadhamen (Đoàn kết) ở Tunis, nơi vẫn được coi là biểu tượng của hành vi xã hội của Tổng thống và là nơi mà chính Hillary Clinton đã tới thăm khi bà còn là Nhất phẩm phu nhân Hoa Kỳ .Điều này cho thấy cuộc bạo động đang trở thành một phong trào chính trị mà đi vượt ra ngoài yêu cầu xã hội của sinh viên thất nghiệp. Nó đã bước vào một giai đoạn cao hơn, với sự lôi cuốn các tầng lớp xã hội: đội ngũ luật sư có vai trò to lớn, các đảng phái và các phong trào đối lập, và nổi bật là các công đoàn độc lập, luôn đóng vai trò của đại diện bảo vệ người lao động trước các quyền lực. Hôm nay chúng ta còn thấy trong phong trào cò có mặt của cả cán bộ trung , cao cấp, các học sinh trung học, sinh viên

Các biện pháp công bố của chính phủ có thể sẽ làm dịu được tình hình?

Những oán hận đối với Ben Ali lên cáo tới mức khó chắc được rằng các biện pháp đã công bố này có tác dụng làm dịu tình hình: Điều mà những người biểu tình muốn là sự ra đi của chính Ben Ali. Chúng ta đã thấy: sau khi hứa hẹn hôm thứ hai rằng sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục tăng cường. Để dẹp biểu tình, đàn áp và tiếp tục bắt giữ hàng loạt có hiệu quả nhiều hơn.

Mọi người đều nhận ra rằng tất cả chỉ là lời nói suông, thậm chí ngay cả việc sa thải thật một bộ trưởng, thì thực chất, người cần được sa thải phải là chính tên bộ trưởng của các bộ trưởng: trung tâm mệnh lệnh của tất cả là ở đây. Mọi người dân đều biết rằng: nếu cảnh sát bắn đạn thật vào những người biểu tình, quyết định cũng đến trực tiếp từ cung điện. Ben Ali tuyên bố rằng ông sẽ chiến đấu chống tham nhũng cũng là lố bịch, bởi vì tham nhũng phát xuất trực tiếp từ cung điện. Nó không phải là việc chỉ của riêng các công viên chức cấp cao của Tunisia, đa số họ đêu trong sạch, mà chính những kẻ vây quanh tổng thống, và chính từ gia đình của tổng thống. Lựa chọn thực tế nhất cho giải pháp chống tham nhũng là câu trả lời của chính tổng thống: “Tôi sẽ đi”.

Các cam kết được Ben Ali đưa ra nhằm nhiều hơn tới việc xoa dịu những người ủng hộcho phong trào từ nước ngoài và để trả lời áp lực của Mỹ. Điều này sẽ cho phép Tổng thống Ben Ali làm dịu căng thẳng quốc tế trong thời gian ngắn trước mắt, nhưng các cơ chế gây áp lực truyền thồng và giám sát quốc tế sẽ vẫn giữ nguyên.

Chính quyền của Tổng thống Ben Ali thực sự bị đe dọa bởi các phong trào phản đối?

Chúng ta đang ở trong một giai đoạn con nhiều biến động không chắc chắn. Điều tác động đến lớp trẻ Tunisie nhiều nhất là việc cảnh sát đã dùng đạn thật băng vào người biểu tình. Trong đầu và trái tim của nhân dân Tunisie,  Ben Ali đã không còn nữa.Chế độ Ben Ali có thể còn là một hệ thống, nhưng không còn ai ủng hộ. Tính hợp pháp của nó đối với tầng lớp tinh hoa Tunisia hiện bằng con số không. Không rõ làm thế nào hệ thống đã mòn vẹt này sẽ có thể làm mới lại.

Nhưng chế độ Ben Ali – một hệ thống đàn áp, đặc trưng bàng quyền năng tuyệt đối của Tổng thống, một chến độ gần độc đảng, một nền báo chí dưới lệnh của chính quyền,một không gian công cộng bị khóa kín – Người ta có thể thực sự tự hỏi làm thế nào để có thể có một thay đổi cơ bản ở Tunisia mà lại không phá bỏ nền tảng của chính chến độ?

Ông Ben Ali đã một lần nữa là một hình thức cai trị dựa vào con dao hai lưỡi : an ninh và đối thoại. Quang cảnh dân chúng Tunisie yêu cầu Ben Ali phải tuyên bố thực: Ông ta sẽ tù bỏ quyền lực trong một hoạc hai năm, rằng ông ta sẽ trình diện trong cuộc bầu cử và khởi đầu một tiến trình dân chủ hóa thực sự bàng cách đưa ra những đảm bảo cho một giải pháp dân chủ thực.

Nhưng kịch bản này không thể thực hiện vì tất cả đang sống trong một chế độ được nuôi sống bằng tham nhũng và tồn tại bằng công cụ an ninh. ?Nếu người ta rút đi một bộ phận của nó, dù nhỏ, chế độ đo sẽ tan rữa.

Các yếu tố kết thúc của sự thống trị của Ben Ali đã hiện diện từ mười năm. Bề ngoài che đậy bằng một chính quyền hiện đại chiến đấu chống lại Hồi giáo đã bị xói mòn. Chắc chắn rằng chúng ta đang hướng tới một chu kỳ chính trị mới, một thời kỳ sau Ben Ali và chừng nào nó còn chưa bị kết liễu, người ta còn tiếp tục nổi dậy phong trào xã hội cho một Tunisie tương lai. miễn là nó không phải là sơn lót, nó sẽ là một sự nổi lên của phong trào xã hội ở Tunisia đến trong tương lai. Nhưng câu hỏi là biết bao lâu nữa chế độ Ben Ali se sụp đổ?

Người ta nghe thấy những giọng nói bất đồng ngay trong lòng chế độ, liệu có thấy một giải pháp thay Ben Ali?

Không có bất đồng chính kiến trong bộ máy chính phủ gồm các nhà kỹ thuật ít nổi tiếng với tư cách nhà chính trị, trừ một số trung thành với Ben Ali. Nhưng một số nhân vật nổi tiếng, các Bộ trưởng và cựu Bộ trưởng, đã bộc lộ những lời chỉ trích trong những ngày gần đây và điều này tạo thêm một lý do để  Ben Ali cố gắng thực hiện ý định vì lo ngại sự xuất hiện của một nhân vật của hoàng cung có thể vừa lợi dụng cuộc bạo động, vừa có  tay trong hệ thống.

Một số tin đồn cũng nói rằng nó bắt đầu gây xáo động trong quân đội và trong đảng và rằng sẽ có sự va chạm giữa cảnh sát và quân đội.

12/01/2010

© Bùi Quang Vơm (Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

http://www.danchimviet.info/archives/25553



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo