Phạm Thị Oanh Yến (danlambao) - TQ và VN không cải cách về chính trị, áp dụng nền kinh tế thị trường nhưng vẫn kiên định với chủ nghĩa MARX-LE, vẫn kiên định “sẽ” thiết lập “chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu” để đi lên CNXH, thì chẳng khác nào đem “BÔNG HOA LÀI CẮM VÀO BÃI CỨT TRÂU”, thì làm sao mà ngửi thấy mùi thơm của hoa Lài được...
*
Lịch sử loài người thời Cận đại chuyển sang thời Hiện đại từ bệ phóng của hai cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra tại Anh và sau đó lan ra sang các nước khác.
Hai cuộc cách mạng công nghiệp xẩy ra vào giữa thế kỷ 18 và giữa thế kỷ 19 đã làm cho thế giới hoàn toàn lột xác. Từ nền kinh tế Nông nghiệp và thủ công lạc hậu chuyển thành một nền kinh tế Công nghiệp đã kéo theo sự thay đổi toàn diện mọi mặt của xã hội: Văn học, Hội họa, Kiến trúc, Triết học và cuối cùng nền chính trị cũng đã phải thay đổi để tương thích với sự phát triển của nền kinh tế.
Cuộc cách mạng Dân chủ Tư sản Pháp 1789-1799 là cuộc cách mạng xẩy ra bằng bạo lực cuối cùng do giai cấp Tư sản tiến hành để chuyển từ chế độ Quân chủ sang chế độ Dân chủ Tư sản vào thế kỷ 18. Từ đó theo xu hướng tất yếu của lịch sử, của thời đại, của lòng dân, hầu hết các nền quân chủ ở châu Âu, thông qua thương thuyết với các đảng phái và bằng phổ thông đầu phiếu đã chuyển qua Dân chủ lập hiến dưới hai hình thức Cộng hòa đại nghị (Thủ tướng điều hành chính phủ và chịu trách nhiệm trước quốc hội và dân chúng) hoặc Tổng thống chế (Tổng thống điều hành và chịu trách nhiệm), trên tinh thần tôn trọng Dân chủ và tôn trọng quan điểm “khế ước xã hội”*. Các Vương triều chỉ còn tồn tại có tính hình thức, biểu tượng, tại một số nước. Nền Dân chủ tại các quốc gia này ngày càng được hoàn thiện do cả hai phía: sự đấu tranh không khoan nhượng, nhưng ôn hòa, bất bạo đông của dân chúng, người lao động; sự kiềm chế, kiên nhẫn lắng nghe, trên tinh thần cầu thị và tôn trọng dân chủ, tôn trọng nhân quyền của chính quyền. Từ đó hình thành một chế độ Dân chủ Xã hội dân sự. Và cho đến nay chế độ này vẫn không ngừng được hoàn thiện trong sự hợp tác giữa chính quyền dân sự và dân chúng một cách ôn hòa.
Đến những năm cuối của thập kỷ thứ hai của thế kỷ 20, tại Nga đã nổ ra một cuộc cách mạng bạo lực của “nông dân nghèo”* do Vladimir Iliych Lenin lãnh đạo, lật đổ chế độ Sa hoàng 1917, thành lập chế độ toàn trị CS đầu tiên trên thế giới. Josep Staline người kế vị Lenin, bằng nhiều thủ đoạn đã xây dựng thành một khối các nước CS từ Đông Âu sang một vài nước châu Á, làm đối trọng với các nước Tự do Dân chủ. Tại các nước CS, nền công hữu về tư liệu sản xuất và nền kinh tế kế hoạch được thiết lập ,theo một mô hình rập khuôn của Liên Xô. Tất cả nhu cầu sống tối thiểu của dân chúng: từ cái ăn, cái mặc cho đến tư tưởng, suy nghĩ đều bị nhà nước toàn trị CS các nước chi phối, kiểm soát. Nền Dân chủ, Nhân quyền, sự Tự do bị bóp nghẹt. Sự toàn trị CS đã kìm hãm sự phát triển của các nước dưới định chế CS về mọi mặt.
Thật vậy nhìn lại lịch sử 74 năm tồn tại chế độ CS tại Nga và gần 45 năm tại các nước Đông Âu cũng như các nước cho đến giờ vẫn còn chế độ CS ta thấy không có tên trong danh sách các nước đoạt các giải Nobel trong các lãnh vực Khoa học, chỉ trừ VN được một giải Nobel Hòa bình chia chung với Mỹ. Nga được bốn giải Nobel văn chương, được trao cho ba nhà bất đồng chính kiến:Boris Pastenak, Alexandre Solzhenitsyn, Mikhail Solokhov, Josep Brodsky... cho những tác phẩm lên án sự tàn bạo, vô nhân tính của chủ nghĩa CS tại Liên Xô. Và gần đây Trung quốc đoạt hai giải Nobel hòa bình: một cho Đạt Lai Lạt Ma, một nhà ly khai, một cho Lưu Hiểu Ba, một nhà bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền toàn trị CS.
Trong khi đó, dưới định chế Tự do Dân chủ qua từng giai đoạn đã dần tạo được sự bình đẳng về cơ hội cho mọi người dân, nhiều nhân tài đã nổ lực và đã tỏa sáng đóng góp cho nhân loại những phát minh hữu ích, những tư duy giá trị và họ đã đoạt được nhiều giải Nobel trong tất cả các lĩnh vực Văn chương, Hóa học, Vật lý, Kinh tế, Y học… đã làm hành trang vô giá giúp cho nhân loại vững tiến vào thế kỷ 21.
1989-1991 nhân dân các nước Đông Âu và Nga đã dũng cảm vùng lên, tay không tấc sắt, xóa sổ chế độ toàn trị CS. Nhân dân các nước Đông Âu, Nga đã cùng bắt nhịp với các nước bước vào thế kỷ 21, bỏ lại sau lưng quá khứ sai lầm một thời theo chủ nghĩa CS và những bãi cứt của chủ nghĩa MARX-LE mà chắc chắn là nhân loại sẽ không một ai lại dẫm phải lần nữa.
Trong năm nước CS còn sót lại, TQ, VN mở cửa, bán rẻ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động của nhân dân để cải cách về kinh tế nhưng vẫn kiên định với chủ nghĩa CS nhằm mục đích ăn mày vốn tư bản và ăn cắp những thành tựu tiến bộ khoa học kỷ thuật của nhân loại làm hành trang bước vào thế kỷ 21. Mặc dù có những thành tựu về kinh tế nhưng không có những cải cách về chính trị mà chỉ có những cải cách nửa vời có tính cách đối phó với những mặt phiến diện của xã hội như:
Cải cách về hành chính: càng cải cách , càng rối như canh hẹ, một cửa trước, nhưng mở cả trăm cửa sau.
Cải cách về y tế: càng cải cách, Lương y càng như ác mẫu, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu sau nhiệm kỳ 5 năm đành nuốt lại những lời có cánh đã từng tuyên bố: “sẽ giảm số bệnh nhân nằm ghép giường” và cho là một thằng mất dạy nào đó đã nói chứ em chả!
Cải cách về Giáo dục: càng cải cách, chiếc cặp của các em càng nặng, tiền cơ sở vật chất, tiền trường, tiền học phí càng tăng. Bệnh chạy theo thành tích ngày càng biến tướng tinh vi và có xu hướng gia tăng. Bạo lực học đường ngày càng trở thành hiện tượng phổ biến. Tinh thần “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” đã trả lại vua Hùng, khi mà trò đánh thầy, chẳng những thầy giáo, cả Hiệu trưởng “gạ” học sinh đổi tình lấy điểm mà còn hiếp dâm cả những em gái tuổi vị thành niên. Nguyễn Thiện Nhân cũng bỏ của chạy mất dép!.
Cải cách về giao thông công chính: càng sửa càng ngập, năm sau ngập sâu, rộng hơn năm trước. Tai nạn giao thông chỉ có tăng không giảm, sơ sơ một năm chỉ có khoảng một sư đoàn người chết vì tai nạn giao thông.
Cải cách về Tư pháp: Đến nỗi chánh án tối cao Nguyễn văn Hiện thú nhận trước QH: “Phải vơ vét từ tài xế, bảo vệ, tạp vụ, cho đi học bổ túc cấp tốc để phong thẩm phán!!!”, do đó có không biết bao vụ án oan sai mỗi năm. Vụ án Cồn Dầu và sắp tới ba nhà hoạt động công đoàn tự do sẽ bị tòa án Trà Vinh xét xử mà không có Luật sư biện hộ?. Cải cách Tư pháp ở VN đang tiến gần đến nền Tư pháp thời Trung cổ!.
Cải cách tiền lương: mức lương tối thiểu: từ 750.000đ/tháng, tăng lên 850.000/ tháng( từ 05/2011 có hiệu lực) sẽ! tăng khoảng 10,3%. Trong khi đó vật giá đã tăng trên dưới 20%?. Dân lao động mệt bở hơi tai chạy đua với lạm phát!.
Với những cải cách nửa vời như thế chỉ tổ tạo nên một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng sinh sôi, phát triển. Trung quốc đứng đầu thế giới về án tử hình, gần 90% án tử hình của thế giới để xử tử các quan tham, năm sau cao hơn năm trước.
Ở VN nếu kỷ luật, thì sẽ không có cán bộ làm việc!, Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng đã từng phát biểu trước Quốc Hội như thế .
Cũng với những cải cách nửa vời như thế TQ sau 10 năm mở cửa, chính quyền toàn trị CS TQ đã tắm máu hàng ngàn Sinh viên, Học sinh và người dân trong tay không tấc sắt biểu tình ôn hòa ở Thiên An Môn để đòi hỏi Dân chủ. Từ đó đến nay TQ vẫn không ngừng áp bức, bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến, gần đây nhất nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đã không được tới Oslo nhận giải Nobel hòa bình.
Ở VN sau 4 năm mở cửa đã có Hà Sĩ Phu, một trí thức được đào tạo dưới môi trường XHCN, đã có những luận văn minh triết, đanh thép lên án chủ nghĩa MARX-LE, ông và những nhà bất đồng chính kiến khác đã bị tù đày, hiện ông vẫn đang bị quản thúc tại gia và không được dùng Internet, mobile phone. Mặc dù các nhà Dân chủ bất đồng chính kiến đang bị nhà cầm quyền TQ,VN giam cầm nhưng cũng không ngăn được phong trào đòi hỏi dân chủ trong dân chúng lớn mạnh hằng giờ, hằng ngày. Nhu cầu chính đáng và bức thiết nhất hiện nay của dân chúng không phải là cái ăn cái mặc, mà chính là TỰ DO và DÂN CHỦ. Có TỰ DO DÂN CHỦ sẽ có tất cả. Không có TỰ DO DÂN CHỦ thì người dân sẽ mãi là công cụ, nô lệ hiện đại cho một nhóm TẬP ĐOÀN TOÀN TRỊ CS từ đời cha đến đời con, cháu của chúng.
Tại các nước Tự do Dân chủ có nền kinh tế thị trường, không chỉ phúc lợi xã hội ngày càng được nâng cao mà người dân còn được bảo vệ và tạo điều kiện tham gia vào mọi mặt của xã hôi: Văn hóa, Nghệ thuật, Chính trị, Nhân quyền, Tự do , Bảo vệ môi trường… để cuộc sống ngày càng nhân văn nhân bản hơn trong một xã hội dân sự.
Thế nhưng tính ưu việt của nền kinh tế thị trường khi được chính quyền TQ, VN áp dụng lại bị méo mó, biến dạng, chắp vá đến độ không nhìn ra, trông giống như hai Frankenstein. Do TQ và VN không cải cách về chính trị, áp dụng nền kinh tế thị trường nhưng vẫn kiên định với chủ nghĩa MARX-LE, vẫn kiên định “sẽ” thiết lập “chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu” để đi lên CNXH, thì chẳng khác nào đem “BÔNG HOA LÀI CẮM VÀO BÃI CỨT TRÂU”, thì làm sao mà ngửi thấy mùi thơm của hoa Lài được. Các bạn và đồng bào cẩn thận chớ đứng gần những vị Đảng viên còn giử thẻ đảng, vì khi các vị này mở miêng nói, sẽ bốc mùi khó ngửi giống như các vị này vừa tọng vào mồm một bãi cứt trâu tươi to tướng và không chiụ súc miệng.
Nhân loại đang bị ba con quái vật: Bắc Hàn, Lào, Cuba; hai Frankenstein: Trung quốc, Việt Nam và vài quái vật khác như Miến điện, Tunisie, Ai cập, Yeme… bám theo vào thế kỷ 21. Nhân dân tại các nước này đang từng ngày, từng giờ đấu tranh để tiêu diệt những con quái vật này. Không thể chấp nhận những con quái vật này tồn tại giữa xã hội loài người, dù chỉ một giây.
Phải không các bạn?
Đà Lạt 06/02/2011
Oanh Yến Thị Phạm
*“Nông dân nghèo” theo tôi trong giai đoạn này ở Nga chưa có giai cấp vô sản.
Chẳng qua Lenin đánh tráo khái niệm để kích động dân chúng, binh lính để lật đổ Sa hoàng. Giai cấp vô sản chỉ thực sự xuất hiện sau cuộc nội chiến của Nga.
*“Khế ước xã hội” tham khảo Thomas Hobbes, John Lock.