Bắc Kinh thế thiên hành xử Biển Đông - Dân Làm Báo

Bắc Kinh thế thiên hành xử Biển Đông

Kim Lai Theo lịch sử Trung quốc, bất cứ triều đại nào của các vua Trung quốc cũng đều có chung quan niệm nhà vua là thiên tử (con trời), Thiên tử thế Thiên hành đạo.

Bắc kinh cũng như dân Trung quốc đã mang nặng trong tâm khảm, nó đã thể hiện trong nghị đàm trực tuyến (forum) “When the land power overlooks the oceans” (Lục lực đang trông chừng các đại dương), nghị đàm này xuất hiện trên nhật báo Nhân Dân trực tuyến tại Hoa lục

Nghị đàm “LỤC LỰC ĐANG TRÔNG CHỪNG ĐẠI DƯƠNG” xuất hiện không lâu trên trực tuyến đã được gỡ bỏ.

Theo nghị trình này dẫn, Hải lực của Tây Âu đang giảm xuống cấp kỳ, Nga đã mua được chiến hạm của Pháp, còn Hải quân Hoa Kỳ đang bị cắt giảm, Trung quốc cần phải thay trời để xử lý đại dương và các vùng biển xanh.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung quốc, Bắc Kinh đã đưa ra cuộc bàn cãi nóng bỏng: “Lục lực Trung quốc hay Hải lực Trung quốc phải hiện hữu ? “

Lập được hải quân Trung quốc cần có thời gian lúc đầu. Thiết kế, lập ngân sách và đóng chiến hạm cần phải suy tính ít nhất trong hai chục năm ròng. Đào luyện người chỉ huy có kinh nghiệm hải chiến và thủy thủ cần có khoảng thời gian lâu hơn.

Hải quân của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc (PLAN) đã thay đổi cách nhìn vào thế nôi lực và phát triển mạnh song song với tình thế cấp bách sao cho Trung quốc trở thành một siêu cường trên thế giới tức thời. Công cuộc phát triển này không hẳn trở thành một nước gây chiến, nhưng nó là một dự đoán phù hợp với việc bảo vệ các lộ hải mậu dịch đang tiến triển, các đường dẫn nhập và xuất cảng nguyên liệu chiến lược. Hiện nay chính là lúc
Trung quốc phải tích cực thành lập Hải quân theo thế liên hoàn kết hợp Combined Naval Task Force)

Kế hoạch bành trướng Hải quân Trung quốc đã khởi sự từ năm 1990, hạm đôi Trung quốc đã bắt đầu phiêu lưu xa vùng duyên hải và mở rộng khả năng bình lưu vào vùng biển xanh. Hiện nay các tầu ngầm Trung quốc cũng đã từng đụng độ với các chiến đoàn của Hải quân Hoa Kỳ. Các chiến hạm Trung quốc cũng đang nằm trong Ấn Độ dương.

Năm 2011, Trung quốc có thể tung ra hàng không mẫu hạm đầu tiên. Mẫu hạm này sẽ đào luyện các hoa tiêu và thủy thủ có thể sánh ngang với Hải quân của nước khác, nhưng về mặt kỹ thuật hãy còn kém xa.

Trung quốc có dự tính gì để sử dụng hang không mẫu hạm? Những nước tại Á châu, từ Ấn Độ cho tới Nhật Bản, tất cả đều muốn biết rõ dự tính này của Trung quốc. Điển hình như Hàng hải Trung quốc lên tiếng chủ quyền lưỡi bò củaTrung quốc trong biển Nam hải với ranh giới chin vạch đang làm Việt Nam và Phi Luật Tân nhẩy nhổm lên. Với chiếc hàng không mẫu hạm, Trung quốc thừa sức tấn công các nước gây tranh chấp trong vùng biển này mà không có nước ngoài nào có thể can thiệp được.

Hàng không mẫu hạm này là một thách thức phức tạp, chiến hạm mặt biển cũng có, phản lực tiềm kích cũng có; đó chưa nói tới hỏa tiễn tấn công có sẵn trên các chiến hạm.

Hỏa tiển Đông phong DF-21D giúp cho lục quân Trung quốc đánh chìm hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đậu xa ngoài khơi. Mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ hiện đang yểm trợ Nam Hàn và Nhật Bản sẽ trúng số nếu như cố ý tiến vào sát Hoa lục. Vế điểm này các phân tích gia Hoa Kỳ đều biết rõ mưu tính của Trung quốc như thế nào.

Nền kinh tế thần kỳ của Trung quốc đang cần năng lượng của Trung Đông và khoáng sản của Phi Châu. Hải quân Ấn Độ có thể cắt cấp kỳ chuỗi cung cấp này; nếu như Trung quốc không nhờ vào khả năng của Hải quân Trung quốc để bảo vệ các hải lộ cung cấp này.

Ngân sách cho Hải quân Trung quốc rất là thiết yếu, Trung quốc buộc phải tăng ngân sách hải quân cấp tốc. Ngân sách không là cái già cả, khi một nước cần phải tăng trưởng công nghiệp và hải quân, ngân sách này được cung ứng ngay.

Nói về hàng không mẫu hạm – Trước Mẫu hạm Thi Lang (Shi Lang) hoàn thiện từ Varyang mà Trung quốc mua lại của Ukaine, Trung quốc đã từng mua ba mẫu hạm thanh lý (liquidation) của nước ngoài. Trong số ba mẫu hạm này, có chiếc HMAS Melbourne mua lại của công ty chuyên tháo gỡ chiến hạm tại Úc năm 1985 để làm bảo tang viện. Chiếc thứ hai là Minsk, chiếc này mua của Nga từ một công ty làm thịt tầu Nam Hàn năm 1998 để lập cơ sở giải trí tại Thẩm Quyến. Chiếc thứ ba mua thẳng của Nga năm 2000 để du khách tham quan.

Nhờ nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật của ba chiếc mẫu hạm thanh lý nói trên, Hải quân Trung quốc đã rút tỉa kỹ thuật để hoàn thiện mẫu hạm Thi Lang và lấy kinh nghiệm để tự đóng mẫu hạm riêng. Hiện nay chiếc mẫu hạm đầu tiên do chính Trung quốc tự đóng đang nằm tại ụ Thượng Hải và sẽ được hạ thủy vào năm 2015.

Riêng mẫu hạm Thi Lang thử nghiệm, Bắc Kinh sẽ cho trình làng vào ngày 23/4, nhân kỷ niệm 62 năm ngày thành lập Giải phóng quân Trung quốc, hoặc ngày 1/7, đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm thành lập đảng CSTQ.

Sau khi gỡ bỏ nghị đàm trên báo Nhân Dân, thứ tư 06.4.2011 Tân Hoa Xã (Xinhua) đã công bố 20 bức hình về mẫu hạm đầu tiên lấy tân Thi Lang, mẫu hạm sắp hạ hủy. Hành động này của Bắc Kinh đã thu hút sự chú ý, nó trái ngược với chủ trương giữ kín bí mật quân sự Bắc Kinh xưa nay thường áp dụng. Theo sự quan sát của dân Việt, Bắc Kinh cố ý dẹp bỏ tin “Cách mạng hoa lài” bằng cách khơi ra cái quan niệm “Thế thiên hành đạo” vốn có sẵn trong tiềm thức của các trí thức Trung quốc cũng như những người xưa nay thường tôn kính văn hóa Khổng Tử.

Người Việt ngạc nhiên và không hiểu lý do nào, trong cuộc điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ ngày 12.4.2011, Hải quân Đô đốc Robert Willard, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đã có nhận xét như sau: “Hiện hải quân TQ đã có bước lùi. Tuy vậy, mặc dù một số tầu của chúngta (U.S Navy) tiếp tục bị họ bám theo trong khi hoạt động tại một số vùng biển, nhưng chúng ta không còn chứng kiến mức độ hành động quyết liệt như năm 2010.”
Qua nghị đàm nói trên, người Việt không hiểu ai đã lùi bước trước cái quan niệm “Thay trời hành đạo” của Bắc Kinh. Cán quân quyền lực tại biển Đông sẽ thay đổi như thế nào đây ?

Theo tin của Tân Hoa Xã, Bộ trưởng Công an VN Lê Hồng Anh và Bộ trưởng Công an TQ Mạnh Kiến Trụ, cả hai đồng cam kết thúc đẩy hợp tác hữu nghị về lãnh vực thi hành công lực giữa hai nước, chống tội phạm (có thể là dán nhãn, đặt tên) và duy trì trật tự xã hội.

Bản tin của báo Quân đội Nhân dân, sáng ngày 13.4.2011, Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung quốc, Thượng tướng Quách Bá Hùng đã có hội đàm song phương với Bộ trưởng Quốc phòng VN, tướng Phùng Quang Thanh. Dẫn lời tướng Quách Bá Hùng: “Kinh nghiệm thành công trong hoạch định biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ cho thấy nếu hai bên kiên trì đàm phán và hiệp thương hữu nghị thì hai bên đều có thể giải quyết được dù vần đề có phức tạp.”

Khốn thay, Việt kiều ta có cảm tưởng các tướng lãnh Việt Nam như là thằng ngố, sau khi họ nghe Bắc Kinh tuyên bố đem 176 hòn đảo tại biển Đông để cho người nước ngoài đầu tư và khai thác. Lẽ cố nhiên ngưởi đầu tư và khai thác phải giữ đảo; còn an ninh đã có quân đội Trung quốc với sự cộng tác của quân đội chẳng hạn như bộ đội VN.

Việt kiều hiểu Trung quốc rất rõ, họ biết rằng hiện nay các tài phiệt Trung quốc thuê hay mướn người Mỹ, Anh hay Pháp đứng tên các công ty tại Hoa lục để thu tiền đầu tư của dân Trung quốc. Tài phiệt Trung quốc cũng có thể đứng sau lưng những người đầu tư và khai thác các hòn đảo này. Bắc Kinh vỗ tay đứng ngoài để những tướng ngố ngơ ngẩn đứng nhìn đảo thuộc chủ quyền Trung quốc không có tranh chấp trước cũng như sau này.

http://baotoquoc.com/2011/04/17/b%E1%BA%AFc-kinh-th%E1%BA%BF-thien-hanh-x%E1%BB%AD-bi%E1%BB%83n-dong/



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo