Dr. Iris Vinh Hayes - Hệ thống điều hành đất nước của Việt Nam là một hệ thống tồi tệ, là ổ đẻ của mọi thứ tồi tệ, làm cho mọi lãnh vực đều trở nên tồi tệ. Bầy trùng đẻ ra từ bụng con sư tử đang ăn thịt con sư tử từ bên trong!
Những tranh luận về lỗi của hệ thống hay lỗi của con người là một vấn đề không phải chỉ mới được đặt ra. Nhưng đặc biệt là những ngày gần đây sau khi CTQH Nguyễn Văn An lên tiếng “là lỗi hệ thống” thì vấn đề lại được hâm nóng một chút nhưng dường như tầm quan trọng của nó không được dư luận tiếp nhận một cách đúng mức. Nhân cơ hội này tôi cũng muốn nói ra cái thấy biết của mình và có vài lời nhắn nhủ với những người thực sự nặng lòng vì đất nước, người bên trong quốc nội cũng như người ở hải ngoại, người nằm trong cơ chế điều hành đất nước Việt Nam hiện nay cũng như người thường dân đang mỗi ngày giật gấu vá vai. Tôi không có ý muốn tranh luận cho xôm tụ. Tôi có ý muốn “phát loa” và phát thật lớn, nếu có thể, vì vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến sự chọn lựa con đường đi tới của đất nước, theo đó là sự tồn vong của nó trong kỷ nguyên mới và tình trạng an sinh của toàn dân. Nhưng trước hết tôi xin phép được mời quý vị nghe qua về “câu chuyện làm vườn” của tôi đã. Và, tôi là Iris Vinh Hayes.
Nhà chúng tôi có một cái sân khá rộng. Nó nằm dọc phía hông phải của căn nhà. Vào một ngày đẹp trời vợ tôi bổng dưng muốn biến nó thành một vườn hồng. Thế là tôi hâm hở lái xe đi tìm mua và chở về nào cuốc, nào xẻng, nào phân, nào hoa . . . rồi hâm hở phơi lưng thi công cuốc đất suốt cả mấy ngày cuối tuần. Sau rốt thì vườn hoa cũng thành hình. “Một vườn hoa lý tưởng,” tôi nghĩ trong đầu mình và rất tâm đắc với thành quả đạt được. Khỏi nói thì cũng biết là vợ tôi rất là vui.
Mỗi ngày làm việc về là chúng tôi rũ nhau ra sân nhìn ngắm vườn hồng (dầu là chưa có cây nào trỗ nụ) và tôi lại có dịp kể công với vợ và ba hoa về tài năng của mình, cái tài năng kiến tạo cái vương quốc rộng 20 thước vuông. Được đâu khoảng hai tuần thì vườn đã thấy có cỏ mọc lát đát khắp nơi. “Cũng dễ thôi,” tôi tự nhũ, “quân vương ta chỉ cần thận trọng bước vào vương quốc và nhè nhẹ nhổ từng cọng một vứt đi là xong.” Và tôi đã làm thế. Vẫn dư thời giờ quan tâm tới hoàng hậu.
Vẫn dư thiện chí ngọt ngào với ái phi. Nhưng vài tuần sau nữa thì thì cỏ mọc càng lúc càng nhiều hơn. Thời gian tôi dành để nhổ cỏ cũng nhiều hơn. Điều tệ hại là dường như không bao giờ thấy sạch cỏ. Rồi vài tuần sau đó thì tôi thật sự không còn đủ thời gian để nhổ cỏ. Tất cả những thứ phân tốt tưới vào cây dường như chỉ để nuôi cỏ. Cây cũng không tệ lắm, nhưng cỏ thì rõ ràng càng lúc càng xung càng lấn át.
Thay vì ra sân để ngắm vườn với ái phi và thấy hài lòng với công trình của mình thì bây giờ tôi ra đó chỉ để thấy bực và mệt mõi với nghĩa vụ diệt trừ bọn cỏ dại xấu xa đang nội xâm cái vương quốc lý tưởng của tôi. Diệt đến mờ con mắt, ù lỗ tai, vã mồ hôi trán, mõi đứt cái thắt lưng mà bọn cỏ dại vẫn cứ mọc loạn xạ lên. Vương quốc 20 thước vuông của tôi trở thành là mảnh đất mầu mở cho bọn cỏ dại hoành hành. Tôi nổi cáu với cỏ đã đành mà đôi khi còn nổi cáu với cả ái phi của mình, ngay cả khi nàng vì tội nghiệp quân vương nên tham gia diệt cỏ. Rồi ái phi của tôi đâm ra chán ngấy cái cáu kỉnh của tôi, chán ngấy cái vương quốc lý tưởng do tôi kiến tạo, và chán ngấy cái tài trị nước của tôi nên không còn thiện chí tham gia diệt trừ cỏ dại nữa. Tôi vẫn ráng sức sửa chữa/cải cách cái vương quốc của mình ghê lắm nhưng mọi nỗ lực của tôi dường như vô hiệu trước bọn nội xâm tham lam và vô cảm này. Cuối cùng thì tôi cũng phải chào thua. Cái vườn hoa lý tưởng trong đầu tôi trước đây nhường chỗ cho thực tiễn sinh động bây giờ là một vườn cỏ dại. Rồi một ngày kia có một anh bạn tình cờ ghé thăm.
Lúc chuyện vãn tôi có kể cho anh ấy nghe về kinh nghiệm làm vườn của mình. Anh bạn cười ngất và nói: “Chú đã phạm phải những sai lầm nền tảng. Trước hết chú phải phun thuốc diệt cỏ, xong cuốc bỏ lớp đất xấu, rồi trải một lớp lưới chống cỏ, rồi cho vào một lớp đất sạch đã qua quá trình khử, rồi trồng cây xuống, rồi phủ một lớp dầy dăm cây để giữ độ ẩm và để làm cho cỏ chết ngộp. Toàn bộ công việc này là nền tảng để có một vườn hoa tốt. Khi đã không tạo cái nền tảng tốt cho vườn hoa thì nhất định nó sẽ bị cỏ xâm.” Trước khi kết thúc, anh còn phán thêm một câu sặc mùi minh triết: “Chuyện làm vườn cũng vậy, chuyện nước cũng vậy, không nằm ngoài cái đạo lý đơn giản này.” Tôi lắng nghe và thắm thía cái bài học làm vườn.
Trong nhiều năm về sau, mỗi lần nghĩ đến chuyện của đất nước thì tôi lại thấy cái đạo lý đơn giản đó càng có sức thuyết phục hơn. Cái mảnh đất cong cong hình chữ S nằm ở một góc ĐNAC đâu có khác gì cái vương quốc 20 thước vuông của tôi đâu, chỉ là lớn hơn thôi. Cái bọn “giặc trong nhà” làm cho bại hoại cái đất nước có tên Việt Nam đâu khác gì với cái đám cỏ dại đã phát sinh và nội xâm cái vườn hoa lý tưởng của tôi đâu. Cái nguyên nhân căn bản nhất đã làm cho đất nước Việt Nam bị nội xâm đâu có khác gì với cái nguyên nhân đã làm cho cỏ dại nội xâm cái vườn hoa của tôi đâu. Cái sai lầm của những công trình sư CSVN và những người đã từng/đang cầm nắm cái đất nước tội nghiệp này có khác gì với cái sai lầm của tôi trong kinh nghiệm làm vườn đâu. Đạo lý của câu nói “khi đã không tạo cái nền tảng tốt cho vườn hoa thì nhất định nó sẽ bị cỏ xâm” đâu có khác gì với cái đạo lý nằm trong phát biểu “lỗi hệ thống. . . lỗi từ gốc đến ngọn ” do CTQH Nguyễn Văn An đã nói đâu.
Nền tảng của đất nước là hiến pháp, cơ chế điều hành đất nước được kiến tạo “theo tinh thần và trong giới hạn” của của hiến pháp cho phép, còn con người chỉ làm cái công việc điều hành đất nước bên trong cái khuôn khổ của cái cơ chế đó. Từ hiến pháp tới con người, nó là một kết hợp thành tổng thể, một hệ thống từ gốc tới ngọn. CTQH Nguyễn Văn An định nghĩa “hệ thống” với ngôn ngữ đơn giản là “từ gốc đến ngọn” rất chính xác. Nhìn vào hiện trạng của Việt Nam, phải nói là hiện trạng tồi tệ thì chính xác hơn, CTQH Nguyễn Văn An đã đưa kết luận “là lỗi hệ thống... lỗi từ gốc tới ngọn.” Kết luận này của ông có cơ sở hay không?
Xin trả lời là kết luận của ông hoàn toàn đúng, theo đánh giá của Dr. Iris Vinh Hayes. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, Hiến Pháp 1946, tuy là dân chủ hơn hết so với những hiến pháp về sau nhưng nó vẫn chỉ là một văn bản thô sơ được viết ra (1) bởi một nhóm người tự xưng là đại diện cho toàn dân, (2) từ những cái đầu chỉ quan tâm tới mục tiêu chiến tranh và dành quyền lực cho riêng họ nhiều hơn là quan tâm tới mục tiêu kiến tạo phồn vinh cho quốc gia và an sinh cho xã hội, (3) theo những con mắt mà tầm nhìn của họ về một tương lai của đất nước không xa hơn cái quá khứ hận thù mà họ trải nghiệm, (4) vì những cái lỗ tai thích nghe lời xưng tụng giả dối hơn là muốn tiếp nhận tiếng khóc than của bá tanh và lời khuyên của sĩ phu có nhân nghĩa. Rồi văn bản đó được “dọng vô bản họng” của nhân dân (nói theo thành ngữ của Mỹ) với cái nhãn “hiến pháp của toàn dân,” dĩ nhiên là được bảo kê bởi sức mạnh vũ lực. Ngay trong câu đầu tiên mở đầu của bản hiến pháp này, “Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước... " đã hé cho thấy cái khuynh hướng “kể công” và “đăm đăm nhìn vào quá khứ” của họ rồi. Ngay trong câu đầu tiên ở Điều 1 của bản hiến pháp, “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam . . . ,” đã hé cho thấy cái khuynh hướng chiến tranh và bản chất hám quyền lực của họ rồi. Dĩ nhiên là tất cả được cẩn thận che dấu dưới danh nghĩa đất nước và nhân dân. Nếu không thì làm sao có thể gạt gẫm được thiên hạ. Đến cái hiến pháp kế tiếp thì những khuynh hướng tiêu cực của họ càng bộc lộ rõ hơn. Phần mở đầu dài nhằn của Hiến Pháp 1959 có thể nói là một điệp khúc kể công và dọn đường để đòi thù lao với đất nước. Rồi đến Hiến Pháp 1980 thì họ công khai đòi thù lao qua điều 4 của hiến pháp: “Đảng cộng sản Việt Nam . . . là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội.” Thế là cái mặt nạ của họ rớt xuống. Thế là âm mưu của họ tự phơi bày. Thế là từ dạo đó ĐCSVN CÔNG KHAI “HIJACKED” ĐẤT NƯỚC. Đó là lý do tại sao tôi gọi họ là TẶC ĐẢNG. Với lối tổ chức BẦU BÁN CHÍNH TRỊ SÂU MÀ KHÔNG RỘNG (sâu là vì được tiến hành từ địa phương lên tới trung ương, nhưng không rộng vì chỉ dành cho đảng viên chứ không có tham dự của toàn thể quần chúng) được che đậy dưới những mỹ từ “đại biểu, nhân dân, đoàn kết, nhất trí” để NGỤY TẠO DÂN CHỦ đã giúp cho TẶC ĐẢNG TIẾN HÀNH CƯỚP CHỦ QUYỀN TỪ TAY DÂN VÀ “HIẾN PHÁP HOÁ” QUYỀN LỰC CỦA HỌ một cách dễ dàng. Nhiều anh chị ngây thơ cho rằng “ĐCSVN có công thì để cho họ lãnh đạo đi.” Có công ư? Tôi không nghĩ vậy, nhưng chưa muốn tranh luận ở đây. Thôi thì cứ tạm coi như là họ có công đi. Và tôi muốn hỏi những anh chị này vài câu: “giả dụ như nhà anh chị bị một bọn cướp từ đâu đó kéo đến chiếm lấy. Rồi có một số người hàng xóm kéo đến giải nguy. Sau khi bọn cướp bỏ đi thì những người cứu nguy đó tuyên bố họ đã có công giải nguy cho anh chị cho nên từ đây về sau họ có quyền lãnh đạo anh chị, có quyền quản lý tài sản của anh chị, họ có quyền cấp giấy phép cho anh chị đi hay ở, và anh chị phải xin họ để được cho phép hoạt động trong nhà mình. Anh chị thấy sao? Có công bằng không? Có dễ chịu không? Có hợp đạo lý không? Hãy thật tâm trả lời đi.” Cái giả dụ này không xa rời thực tế đâu. Nó đã và đang tiếp tục diễn ra trước mặt anh chị đó, có biết không? ĐCSVN đang làm như vậy với toàn dân đó. ĐCSVN còn ngang nhiên nói, ngay trên hiến pháp, là họ có quyền làm như vậy với toàn dân đó. Và rồi, với danh nghĩa là đảng duy nhất có quyền lãnh đạo do hiến pháp ủy nhiệm với sự đồng ý của toàn dân, họ mặc tình thao túng và lũng đoạn đất nước qua những chính sách ban hành, họ mặc tình chà đạp nhân quyền và dân quyền với lý do chống thế lực thù địch phá âm mưu diễn biến hòa bình, họ mặc tình cài dựng những giáo hội quốc doanh để lừa thần bán thánh và che đậy sự đàn áp tôn giáo, họ mặc tình bày trò diệt chủng những anh em dân tộc thiểu số, họ mặc tình tước đoạt cơ hội tiến thân của nhân dân với chỉ tiêu “phải là đảng viên” mới được cứu xét, họ mặc tình nạo hút máu mỡ của dân và tài nguyên của nước qua cánh tay kinh tế đảng, họ mặc tình phân chia lợi lộc và chức danh cho nhau vì họ có độc quyền thay dân để quản lý, họ mặc tình phá nát cái nền tảng minh triết và đạo lý Việt cho cái định hướng xã hội chủ nghĩa ngoại nhập. Còn nhiều thứ nữa chứ không phải chỉ có bấy nhiêu. Nếu như nhân dân Việt Nam không cảm thấy mình bị xâm phạm một cách trắng trợn, nếu như nhân dân Việt Nam không cảm thấy mình bị khinh thường một cách trắng trợn, nếu như nhân dân Việt Nam không cảm thấy mình bị tước đoạt chủ quyền một cách trắng trợn thì có lẽ nhân dân Việt Nam đáng bị ĐCSVN kềm kẹp và chà đạp. Tôi nói “nếu như” vì tin rằng, và muốn tin rằng, nhân dân Việt Nam ý thức được những gì đang diễn ra trên đất nước là không thể chấp nhận được và cần phải thay đổi từ gốc tới ngọn.
Hiến pháp của Việt Nam trên thực tế không là một văn bản do toàn dân, của toàn dân và cho toàn dân. Nó là hiến pháp do ĐCSVN, của ĐSCVN và cho ĐCSVN mà thôi. Hiến pháp hiện nay của Việt Nam không chứa đựng trí tuệ Việt, lương tri Việt và tình người Việt. Nó là văn bản phản ảnh triết lý, lương tri và trái tim của Maxcơva, của giống dân du mục quen thói bạo hành, được đem áp đặt lên đất nước Việt. Cái thứ triết lý, lương tri và trái tim mà ngay người dân Liên Xô cũng đã ghê tởm và từ bỏ. Hiến pháp của Việt Nam đã không là nền tảng và chưa từng là nền tảng cho mục đích kiến tạo một cơ chế tốt đẹp để điều hành quốc gia theo hướng hoà bình và thịnh vượng. Hiến pháp Việt Nam chỉ là một công cụ của ĐCSVN nhằm giúp cho ĐCSVN thâu tóm toàn bộ quyền lực quân sự, kinh tế, chính trị và ngoại giao một cách “có trình tự” và giúp cho ĐCSVN đè bẹp tất cả mọi đối lực một cách hiệu quả. Trên thực tế, ý chí chính trị của ĐCSVN mới thực sự là nền tảng tạo dựng cơ chế điều hành đất nước của Việt Nam. Trước năm 1975, ý chí chính trị của ĐCSVN đã nặn ra một cơ chế để điều hành chiến tranh. Sau năm 1975, bộ máy chiến tranh này được vội vã dân sự hoá để đáp ứng nhu cầu điều hành đất nước. Nó là một cơ chế tồi tệ cho mục tiêu phát triển đất nước.
Rồi cái cơ chế đó được điều hành bởi những con người giỏi công tác chiến tranh, giỏi công tác phá hoại, thấm đẫm “văn hóa du kích” (theo ngôn ngữ của GS Nguyễn Hưng Quốc). Từ gốc tới ngọn, từ ý chí chính trị của ĐCSVN làm nền tảng đẻ ra một cơ chế chỉ thích hợp phục vụ chiến tranh điều hành bởi những cán bộ giỏi phá hoại làm thành một hệ thống tệ hại. Toàn bộ sự thật là như thế. Toàn bộ hệ thống điều hành đất nước của Việt Nam đã là như thế và vẫn đang là như thế. Toàn bộ từ gốc cho tới ngọn là như thế. CTQH Nguyễn Văn An đâu có quá lời khi phát biểu “lỗi hệ thống . . . lỗi từ gốc tới ngọn.” Ông không chỉ nói “lỗi” theo ý nghĩa thông thường, lỗi mà bất cứ hệ thống nào cũng có, lỗi mà có thể sữa được. Vì nếu là lỗi thông thường có thể sửa được thì ông đã không nói “đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị, thì chúng ta mới khắc phục được lỗi hệ thống.” Ông là một người có trí và có lương tâm đã nhìn ra và dám nói ra điều này.
Ông biết rõ tình trạng “sư tử trùng thực sư tử nhục” (kinh Đại bát Niết Bàn). Nếu không thay đổi từ gốc tới ngọn thì chắc chắn cơ chế cầm quyền hiện nay sẽ sụp đổ, không khéo còn kéo theo sự sụp đổ của đất nước Việt Nam. Bất hạnh hơn, nếu không thay đổi từ gốc đến ngọn, ĐCSVN có thể làm sụp đổ đất nước Việt Nam trước khi ĐCSVN bị sụp đổ. Nếu không sụp đổ đi nữa thì với một hệ thống tồi tệ như vậy chỉ e rằng vài mươi năm sau Việt Nam sẽ biến thành bộ lạc so với tiến độ phát triển của cộng đồng thế giới. Tôi tin rằng ông CTQH Nguyễn Văn An nhận thức được hiểm họa to lớn này của đất nước. Hệ thống điều hành đất nước của Việt nam là một hệ thống tồi tệ, là ổ đẻ của mọi thứ tồi tệ, làm cho mọi lãnh vực (kinh tế, giáo dục, xã hội, chính trị, quân sự . . .) đều trở nên tồi tệ. BẦY TRÙNG ĐẺ RA TỪ BỤNG CON SƯ TỬ ĐANG ĂN THỊT CON SƯ TỬ TỪ BÊN TRONG!
Hệ thống điều hành đất nước của Việt Nam không phải chỉ có vài lỗi nhỏ, theo khái niệm thông thường, có thể nhìn thấy ở bất cứ hệ thống nào và có thể sửa chữa qua loa được. Với sự quan sát và đánh giá của Dr. Iris Vinh Hayes thì hệ thống điều hành của Việt Nam hiện nay có thể ví với một chiếc xà lang gỉ sét, quá nặng nề và quá nhiều lỗ thủng. Để có thể sinh tồn trong kỹ nguyên mới này, kỹ nguyên mà tốc độ lên ngôi, Việt nam cần một chiếc máy bay phản lực để theo kịp các nước khác. Mọi cố gắng sửa chữa/ cải cách có giỏi tới đâu cũng không thể biến một chiếc xà lang thành một chiếc máy bay phản lực được, hà huống chi nó lại là một chiếc xà lang sắp chìm. Hãy can đảm hủy bỏ nó đi và mua một chiếc máy bay phản lực cho Việt Nam! Hãy can đảm làm một cuộc cách mạng để thay đổi từ gốc đến ngọn.
Hệ thống điều hành đất nước của Việt Nam có phải là “một chiếc xà lang gỉ sét, nặng nề và nhiều lỗ thủng” như tôi đã nói? Chắc chắn là như vậy. Nào là hệ thống đảng, hệ thống đoàn, hệ thống hành chánh, hệ thống công an, hệ thống quân sự, hệ thống mặt trận tổ quốc... trải dài từ cấp trung ương xuống tới địa phương, trải rộng khắp hết mọi tỉnh thành, bao trùm mọi ngõ ngách của đời sống. Một đất nước mà có tới ngần ấy hệ thống cầm quyền điều hành nằm chồng chéo lên nhau thì làm sao mà không nặng, làm sao không chậm, làm sao không thiếu minh bạch, làm sao không hao tốn, làm sao không phát sinh mâu thuẫn, làm sao không có bất cập, làm sao không tạo ra lỗ tối cho sâu trùng sinh sôi? Những chính sách cấp quốc gia được ban hành, dầu là những chính sách đúng và hay đi nữa, trong một hệ thống như vậy cũng khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Những con người đảm trách công việc điều hành đất nước, dầu là có tài và có thiện chí đi nữa, trong một hệ thống như vậy cũng khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Để tôi đề cử một thí dụ điển hình. Vừa rồi, khi đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2010, Việt Nam đã nỗ lực cứu vãn tình trạng phá sản của doanh nghiệp trong nước thông qua chính sách tiền tệ. Một số lượng tiền được bơm vào hệ thống ngân hàng nhằm tiếp máu cho doanh nghiệp tư nhân, với lãi suất rất thấp so với trước đó. Nó là một chính sách đúng và kịp lúc. Tôi dám đoán là có cả kinh tế gia của Harvard cố vấn bài bản. Nhưng tại vì cái cấu trúc kinh tế tồi tệ (trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm gần một nữa GDP, là khu vực doanh nghiệp thua lỗ kinh niên nhưng lại có nhiều quyền lực chính trị và bè đảng bao che, hơn một nữa kia thuộc về khu vực doanh nghiệp tư nhân, khu vực của những doanh nghiệp nhỏ rất năng động và là nguồn sống nuôi cả nước nhưng lại không có quyền lực chính trị và thiếu chỗ dựa) cho nên chính sách không đạt được điều mà ông Thủ Tướng mong muốn, chỉ vì máu không chảy tới nơi cần tới. Khu vực doanh nghiệp nhà nước, gồm những tổng công ty hay tập đoàn và những công ty lớn, đã dùng thế của họ đối với những ngân hàng để hút một số lớn lượng máu về nuôi cái khu vực ăn hại đó (không, phải nói là hút máu về để gỡ kẹt đầu tư vì chứng khoáng và địa ốc bị phá giá thì đúng hơn) nên không còn đủ máu chảy vào khu vực tư doanh. Không chỉ có thế. Nếu nhìn sâu hơn vào bức tranh kinh tế của Việt Nam lúc đó, người ta sẽ thấy ra là các “ngân hàng gia” cũng thừa cơ hội hút máu về cho mình, trong số lượng máu ít ỏi chảy vào khu vực tư doanh. Những doanh nghiệp đến ngân hàng để vay tiền với lãi suất thấp hơn nhiều thì trước tiên phải trả hết nợ cũ đã dầu là chưa đáo hạn. Ngân hàng không làm thủ tục cho vay nợ mới nếu chưa đóng hồ sơ nợ cũ. Doanh nghiệp đang trong tình trạng khốn đốn tài chánh đành phải “mượn nóng” một số tiền từ những ngân hàng gia (không phải vay từ ngân hàng mà vay từ ngân hàng gia làm việc trong ngân hàng, họ có quỹ làm ăn riêng để cho vay) với lãi phí rất cao chỉ cho vài ba ngày để làm thủ tục trả dứt nợ cũ vay nợ mới. Như vậy là những ngân hàng gia nằm trong hệ thống ngân hàng lặng lẽ cắn doanh nghiệp tư nhân một miếng và hút một số máu. Chưa hết, nhìn sâu thêm nữa, dưới điều kiện kinh doanh bấp bênh và cực kỳ khó khăn trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp tư nhân vay được tiền không dại gì đem tiền mới vay mà bơm vào doanh nghiệp của mình. Họ đem tiền đó cho thiên hạ vay nóng, có lợi hơn là cố cứu doanh nghiệp. Họ trở thành là những ngân hàng di động. Kết quả là doanh nghiệp tư nhân ngã nhào hàng loạt làm cho kinh tế Việt Nam vốn đang bị áp lực nặng vì những cú sốc chứng khoán và địa ốc càng thêm khốn đốn. Một chính sách đúng và kịp lúc nhưng không thể phát huy được hiệu năng của nó chỉ vì cái hệ thống tồi tệ. Tôi cố gắng đơn giản hóa thực trạng tới mức tối đa cho dễ hiểu chứ thực ra còn rất nhiều điều nhiễu nhương trong bức tranh kinh tế tôi vừa mô tả. Nhân lên gấp vạn lần và nhân vào tất cả các lãnh vực thì có lẽ không xa với thực trạng của hệ thống điều hành đất nước Việt Nam hiện tại. CTQH Nguyễn Văn An nói đúng. Hệ thống điều hành đất nước Việt Nam “lỗi từ gốc tới ngọn.” Trước thực tế hiển nhiên đến như vậy tại sao không can đảm làm một cuộc cách mạng thay đổi triệt để từ gốc đến ngọn đi? Đã đến lúc cần phải cứu lấy đất nước của chúng ta!
Nhấn mạnh lỗi của hệ thống không có nghĩa là phủ nhận trách nhiệm của hoặc không thấy cái sai trái của những cá nhân nắm quyền điều hành đất nước. Ngược lại, tôi hiểu, tôi thấy rõ, và rất phẫn nộ về hành vi của họ. Nhưng chỉ nhìn thấy lỗi của và qui trách nhiệm vào cá nhân điều hành cơ chế mà không thấy cái tồi tệ của cả một hệ thống thì không khác nào tôi chỉ biết qui trách nhiệm cho cỏ dại mọc trong vườn hoa của tôi mà không muốn thấy sự sai lầm căn bản ngay từ lúc tôi thiết lập cái vườn hoa đó. Nên nhớ nơi nào có đất thì nơi đó có cỏ. Nơi nào có con người nơi đó có kẻ xấu. Đó là sự thật bất biến. Nhưng nếu cái vườn được kiến tạo tốt ngay từ đầu thì cỏ dại khó cỏ thể mọc chứ đừng nói chi đến nội xâm. Nhưng nếu cái hệ thống điều hành đất nước được kiến tạo tốt ngay từ đầu, tốt ngay từ gốc tới ngọn, thì người xấu sẽ không có cơ hội làm xấu chứ nói chi đến chuyện nội xâm. Đó là một đạo lý đơn giản không có gì khó hiểu. Một Phạm Thanh Bình, một Trần Quang Vũ, một Trần Văn Liêm, một Nguyễn Văn Tuyên, một Bùi Tiến Dũng, một Huỳnh Ngọc Sỹ, một Sầm Đức Xương, một Nguyễn Văn Ninh, một Nguyễn Thế Nghiệp cũng chỉ là một cọng cỏ trong cái đám cỏ dại dầy đặc phát sinh từ cái vườn không tốt. Diệt từng cọng cỏ không phải là giải pháp. Phải phá bỏ cái vườn tồi và kiến tạo lại từ đầu cho thật tốt để cỏ dại không có cơ hội mà mọc trong vườn đó. Mỗi một con người bại hoại cũng chỉ là một con trùng trong cái đám trùng sinh sôi từ cái ổ sản sinh ra chúng. Diệt trừ từng cá nhân bại hoại không bồi hoàn được tổn thất tài sản và sinh mạng đã mất, không lấy lại được những tiêu hao sinh lực và thời gian của quốc gia, và chắc chắn không phải là giải pháp dài hạn. Cần phải phá bỏ cái ổ đó. Can đảm phá bỏ cái hệ thống tồi tệ đó để kiến tạo lại từ đầu, từ gốc tới ngọn, đó mới là sửa sai triệt để, đó mới là giải pháp tối ưu. Con người chỉ là phần ngọn trong cái hệ thống đảng trị.
Nếu có thể sữa chửa/cải cách thì Tổng Thống LBXV Mikhail Gorbachev đã không tự tay mình xoá bỏ ĐCSLX. Đúng như lời của Segey Kurgonian đã nói, “ông ấy không còn cần Đảng nữa, ông ấy muốn rời bỏ Đảng. Dù lúc ấy tôi cũng không thể ngờ được là Gorbachev sẽ hành xử kỳ quái đến như vậy, trong thực tế đã tự mình đạo diễn cuộc chính biến tháng 8-1991 khiến Liên bang tan rã và chính ông ta cũng bị gặp nạn.” (Nguồn: BBC News, 18/3/2011). Nhưng, khác với suy nghĩ của Segey Kurgonian, với tôi thì Tổng Thống LBXV Mikhail Gorbachev không hành xử kỳ quái chút nào cả. Ông ta thấy rõ cái hệ thống điều hành của LBXV là một hệ thống tồi tệ, thấy rõ nó là một bộ máy phục vụ chiến tranh chỉ có thể làm cho LBXV cường chứ không thịnh, thấy rõ nó lỗi từ gốc cho đến ngọn, thấy rõ ngày nào nó còn tồn tại thì ngày đó đại họa luôn luôn treo ở trên đầu. Và, ông muốn đổi mới. Ông biết rõ là, như ông đã nói, “[đ]ổi mới đất nước không thể thực hiện được bằng áp lực, bằng cách ban hành luật lệ và thông tư nghị quyết. Đổi mới đất nước chỉ có thể thực hiện được qua tinh thần dân chủ, bằng cách lập ra một môi trường tự do và dân chủ với sự tham gia của đông đảo quần chúng" (Nguồn: BBC News, 09/21/2009). Ông biết rõ là cần có một sự thay đổi triệt để từ gốc cho tới ngọn. Điều này có nghĩa là, ông biết rõ, phải xoá bỏ ĐCSLX cùng với việc chấp nhận những hệ lụy ngắn hạn kèm theo đó. Và ông ta đã chọn con đường phải đi. Ông chỉ làm những gì mà một “đại thiện nhân” cần phải làm để cứu bá tánh: phá bỏ cái bộ máy đã
uống quá nhiều máu lệ, đã ngốn quá nhiều xương thịt, đã gây quá nhiều thảm trạng, đã làm uổng phí quá nhiều tài nguyên. Và, mở ra một con đường mới tốt đẹp hơn cho nhân dân và cho nhân loại. Tổng Thống LBXV Mikhail Gorbachev đã nói rất đúng, “cuộc cách mạng năm 1989 đã đem lại những điều tốt đẹp hơn cho mọi người, không ai có thể hồ nghi về chuyện này.” (Nguồn: BBC News, 9/21/2009). Cái hệ thống điều hành đất nước của LBXV lúc đó đã cho Liên Xô ngần nào sức mạnh, ngần nào ảnh hưởng trên thế giới thế mà Gorbachev còn cần phải phá bỏ nó (và đảng viên của ĐCSLX cũng đã lìa bỏ nó) thì hà huống chi cái hệ thống tồi tệ của Việt Nam hiện nay đang giam hãm con người và tương lai Việt mà ngần ngại không phá đi. Trước thực tế hiển hiện tại sao không can đảm làm một cuộc cách mạng thay đổi triệt để từ gốc đến ngọn đi? Đã đến lúc cần phải cứu lấy đất nước của chúng ta!
Khi dùng chữ ĐCSVN tôi chỉ nói tới cái tổ chức/cơ cấu làm nên cái gọi là ĐCSVN chứ không có ý nói tới từng cá nhân, tất cả cá nhân, nằm trong đó. Đảng viên của ĐCSVN có thể có thiện tâm thiện tánh nhưng ĐCSVN thì không thiện, vì nó là tổ chức/cơ cấu nên không có trái tim và linh hồn. Đảng viên của ĐCSVN có thể có đầy lòng yêu thương đồng bào ruột thịt nhưng ĐCSVN thì không yêu thương ai cả, vì nó là tổ chức/cơ cấu nên không có cái khái niệm đồng bào ruột thịt. Đảng viên của ĐCSVN có thể thực tình vì dân vì nước nhưng ĐCSVN thì không vì ai cả, nó là tổ chức/cơ cấu nên chỉ vì sự hiện hữu của chính nó mà thôi. Đảng viên của ĐCSVN có thể thực tình thấy lỗi và nhận lỗi với nhân dân, nhưng ĐCSVN thì không bao giờ thấy lỗi và nhận lỗi, vì nó là tổ chức/cơ cấu nên không có ý niệm đạo đức. Đảng viên của ĐCSVN có thể xót xa trước cảnh đồng loại tương tàn nhưng ĐCSVN thì không xúc động, vì nó là tổ chức/cơ cấu nên không có cảm tính. Những điều khác biệt này làm nên sự khác biệt giữa thái độ và hành vi của một tổ chức so với thái độ và hành vi của cá thể nằm trong tổ chức đó. Không may là cái tổ chức có tên ĐCSVN không giống như bao nhiêu tổ chức dân sự khác. Nó rất đáng sợ. Ý chí của ĐCSVN là cối xay còn mỗi cá nhân đảng viên, tất cả cá nhân đảng viên, nằm trong cái cối xay đó chỉ là những hạt thóc tội nghiệp bị cuốn nghiền trong những vòng xoay của nó. Tôi hy vọng là các anh chị đảng viên của ĐCSVN nhận ra điều tôi đang nói.
Tại sao tôi lại vạch ra lằn ranh khác biệt cho anh chị đảng viên thấy để làm gì? Lý do rất đơn giản: vì đất nước này cần đến anh chị. Cần anh chị dũng cảm đứng lên lìa bỏ ĐCSVN để giải thể nó. Đất nước đã đến lúc cần phải làm một cuộc cách mạng thay đổi từ gốc tới ngọn, một cuộc đổi mới triệt để. Mỗi đảng viên, nếu không là một đại thiện nhân Gorbachev vì nhân dân và nhân loại thì cũng nên vì tương lai của con cháu mình và sự đau khổ của bá tánh mà khởi lòng từ bi đứng lên lìa bỏ ĐCSVN. Đừng để cho đến lúc máu phải chảy ngập đường vì lòng dân đã không còn kềm chế nổi thì quá muộn. Đừng đợi cho đến khi quốc phá gia vong thì quá muộn. Hãy cho chính mình một cơ hội làm một người lương thiện thực sự trung với nước hiếu với dân. Hãy cho thế hệ tương lai một cơ hội tự hào mình là công dân của nước Việt. Hãy lìa bỏ ĐCSVN! Đất nước này cần đến anh chị. Xin hãy lìa bỏ ĐCSVN! Giờ đã điểm!