Phạm Trần - Đảng Cộng sản Việt Nam tưng bừng tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2011) để khoe: “Từ 5 đội viên đầu tiên, đến nay cả nước có gần 15 triệu đội viên, nhi đồng đang sinh hoạt trong 24.000 Liên đội trải từ Mục Nam Quan tới Mũi Cà mau.”
Nhưng những mầm non tương lai của dân tộc này có biết rằng các em đang bị đảng và nhà nước CSVN đầu độc vào con đường đi ngược lại lòng trông đợi của các em và của đất nước ?
Chắc chắn các em chưa đủ trí khôn để biết , dù các em được may mắn có điều kiện vật chất và tinh thần hơn hàng triệu các em đồng lứa tuổi trong xã hội.
Nhưng người lớn, nhất là những bậc cha mẹ của 15 triệu em này phải biết con đường trước mặt các em sẽ bước lên đó vào đời, không phải để trở thành những công dân hữu ích cho đất nước mà là những đảng viên Cộng sản tương lai, theo chủ trương của đảng.
Vậy tại sao cha me vẫn cho con em của họ gia nhập đội ngũ này ?
Lý do đơn giản vì hầu hết các trẻ em trong đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là con cái thuộc giòng có cha mẹ là cán bộ, đảng viên hay các gia đình “có cảm tình đi theo đảng”, hoặc con cái nhà “liệt sỹ” !
Những bổng lộc trong học hành, thi cử, bằng cấp sau này cũng được cha mẹ các em tính từ buổi thiếu thời này, vì con đường hoạn lộ sẽ được tính từ khi các em đến tuổi gia nhập Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh (từ 16 đến 30), theo Điều lệ của Tổ chức này.
Vì vậy, chẳng ai ngạc nhiên khi đọc tiếp bản tin của Đài Phát thanh Quốc gia Việt Nam (VOV,Voice Of Viet Nam) ngày 15/5 (2011) : “ Hiện, cả nước có gần 30.000 tổng phụ trách đội trong các trường học, cán bộ phụ trách ở địa bàn dân cư; hàng ngàn cán bộ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên với đầy đủ năng lực hoạt động trong các cơ sở Đội, tại các cung, nhà thiếu nhi đang ngày đêm miệt mài chăm lo cho sự phát triển của thế hệ măng non.”
Theo Bà Nguyễn Thị Hà, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương thì “ Hằng năm có trên 1,6 triệu đội viên mới được kết nạp, gần 1 triệu đội viên lớn được phát triển Đoàn; 12 triệu đội viên, thiếu niên và nhi đồng đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ…. Với niềm tin sâu sắc được hun đúc bởi truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển, thời gian tới Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh sẽ nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục truyền thống đạo đức, nhân cách, giáo dục lý tưởng cách mạng tình yêu quê hương đất nước cho thiếu nhi” (VOV, 15/5/2011).
Nhưng danh hiệu gọi là “Cháu ngoan Bác Hồ” và “giáo dục lý tưởng cách mạng” có ý nghĩa gì đối với những mái đầu xanh vô tội này ?
Chính sách được gọi là “trồng người” của đảng đã bị “nhuộm đỏ” bởi hình ảnh một Hồ Chí Minh mang Chủ nghĩa Cộng sản ngọai lai vào Việt Nam làm kim chỉ nam cho đảng làm tròn nghĩa vụ với Quốc tế Cộng sản.
Đã có hang răm ngàn, nếu không là triệu thanh thiếu niên Việt Nam đã chết cho Hồ Chí Minh thỏa mãn tham vọng chiến tranh từ danh nghĩa chống Pháp giàng độc lập, sau biến thành “nội chiến” trong chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”.
Vậy để đạt danh hiệu bánh vẽ “Cháu ngoan Bác Hồ” các thiếu niên “chưa nhuốm bụi trần” này phải học thuộc lòng về con người Cộng sản Hồ Chí Minh không ?
Còn việc “giáo dục lý tưởng cách mạng” cho các em thì không biết họ có phải thề kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và trung thành với đảng Cộng sản như các bậc cha anh các em không ?
Như vậy chúng ta cứ tưởng tượng một em lên 10 tuổi mà phải ngồi nghe cán bộ đòan Thiếu niên nhồi sọ về những “thành tích cách mạng” thổi phồng, về “thần tượng” gỉa tạo, về “lãnh tụ vĩ đại” tự chế, “danh nhân thế giới” tự phong hay “nhà văn hóa kiệt xuất” gỉa dạng của đảng thì không biết em bé này có phải giương to mắt kinh ngạc hay há hốc miệng ra ngơ ngác trước các lời “đường mật” của cán bộ đòan ?
Chưa hết, các em còn phải đeo khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo là biểu tượng của Chủ Nghĩa Cộng Sản mà Hồ Chí Minh bắt chước làm theo các nước Cộng sản trong khối Liên Sô trước đây.
Màu đỏ này còn tượng trưng cho màu cờ của đảng CSVN, nay được dùng luôn là Quốc kỳ.
Cũng trong buổi lễ kỷ niệm, Đinh Thế Huynh Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương còn nói: “Những năm qua, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã có nhiều phong trào mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, thể hiện sinh động đức tính cần cù, tinh thần vượt khó, truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: Cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, “Vòng tay bạn bè”, “Giúp bạn đến trường”
Nhưng 5 điều dạy Thiếu nhi của Hồ Chí Minh là gì ?
Đó là : 1)Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. 2)Học tập tốt, lao động tốt. 3)Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. 4)Giữ gìn vệ sinh thật tốt. 5)Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Nếu chỉ học 5 điều này thôi thì thế hệ thanh, thiếu niên Cộng sản Hồ Chí Minh khá gấp ngàn lần hơn thời buổi bây giờ. Các em cũng hiếu thảo với bố mẹ gấp trăm lần hơn, và biết tiến thân theo con đường chân thiện mỹ cao đẹp hơn chứ đâu có biết mánh mung, chạy điểm,chạy bằng, láu cá láu tôm, chửi tục, chửu thầy như ăn kẹo đang diễn ra khắp xóm làng Việt Nam ?
ĐÒAN THANH NIÊN CỘNG SẢN
Từ thiếu niên, các em sẽ ưu tiên được kết nạp vào Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để chuẩn bị vào đảng để nối nghiệp bố mẹ phục vụ đảng.
Bởi vì Điều lệ của tổ chức này đã viết rất rõ : “ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
“Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam….”
“ Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn.”
Để được thu nhập, Điều lệ viết : “Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.”
Như vậy rõ ràng, con người Cộng sản của đảng đã được chuẩn bị từ lớp Thiếu niên đến Thanh niên, nhưng những người này có trách nhiệm gì với những thất bại của đảng trong việc xây dựng đất nước từ chiến tranh sang hòa bình trong hơn 30 năm qua ?
Tình trạng đảng tiếp tục để cho nhân dân mất đòan kết; kinh tế suy thóai; lối sống mất phẩm chất, ăn gian nói dối, bằng gỉa người thật, bằng thật người gỉa của cán bộ, đảng viên lan rộng đang làm gương xấu cho thanh niên; luân thường đạo lý bị đảo lộn; truyền thống dân tộc bị trốc rễ; tham nhũng; lừa thầy phản bạn; bất công xã hội; giàu nghèo cách biệt giữa thành phố và nông thôn, giữa người Kinh và đồng bào Dân tộc, giữa vùng, miền, địa phương, giữa người thắng trận và kẻ bại trận trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn là lỗi tại thế hệ cha anh, hay đòan viên của hai Tổ chức Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ?
THẤT HỌC-ĐÓI NGHÈO
Trước hình ảnh một xã hội như thế, đảng và nhà nước CSVN có trách nhiệm gì trong báo cáo của Tổ chức Nhi đồng Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng 11 năm 2010 tại Hà Nội ?
Cuộc điều tra có sự hợp tác giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và UNICEF đã được 2 chuyên viên của UNICEF, Benedict Mann và Đặng Thị Hải Thơ xác nhận tình trạng bỏ học của thanh niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi đã đến mức báo động.
Cuộc nghiên cứu kéo dài từ năm 2000 đến 2010 cho thấy ở Việt Nam đưa đến kết qủa :
“Nhìn ở góc độ chung toàn quốc, điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY 2008) cho thấy 24% thanh niên được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi, và 16% bỏ học trong độ tuổi từ 20-25.
Tỷ lệ bỏ học sau khi học xong từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 12%, từ lớp 6 đến lớp 8 là 21% và riêng hết lớp 9 tỷ lệ này là 27% trong số những người đã bỏ học. Theo SAVY, chỉ có 46.3% thanh niên Việt Nam được đi học trung học.
Trong số các lý do chính khiến thanh thiếu niên bỏ học, ‘phải làm việc cho gia đình’ chiếm 19%, ‘không có tiền đóng học phí’ 18%, ‘không muốn đi học thêm nữa’ 17%, ‘không thi đỗ’ 15% và ‘sức học yếu’ 9%. Nhìn ở góc độ tác động, nguyên nhân bỏ học ở trẻ em có thể phân thành 4 nhóm: gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân trẻ.”
Nguyên nhân quan trọng nhất được kết luận do : Hòan cảnh kinh tế gia đình; Học phí quá cao; Sách Giáo Khoa quá đắt; Trường ở xa.
Vậy tại sao lại có rất nhiều con em của cán bộ, đảng viên không có địa vị cao, tiến lương trunh bình mà vẫn có khả năng cho con theo học các trường đắt tiền trong nước hay gửi con ra nước ngòai học mỗi năm tốt vài chục ngàn Mỹ kim ? Đã ció một số Đại biểu Quốc hội đòi điều tra, công khai hóa tài sản của số người này nhưng đảng bỏ qua.
Tuy nhiên người dân trong nước cho rằng sự chênh lệch giàu-nghèo trong xã hội chỉ một phần của nguyên nhân đưa đến tình trạng có trên 1 triệu trẻ em Việt Nam phải bỏ học. Nguyên do chính là do tình trạng kinh tế không bền vững, chỉ biết làm thuê cho nước ngòai, mất tự chủ của nhà nước và chính sách giáo dục không thực dụng kéo dài đã gây ra.
Càc nhà giáo dục trong nước đã nhiều lẩn than phiền lối học từ chương, trọng bằng cấp, thiếu các trường dạy nghề là nguyên nhân chính đưa đến tình trạng mất cân đối giữa giáo dục và phát triển kinh tế.
BẰNG CHỨNG
Tác gỉa Vũ Trùng Dương, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội của Việt Nam đã xác nhận : “ Ở nước ta hiện nay, nhìn từ góc độ chất lượng dân số và sự chênh lệch về thu nhập trong cuộc sống: thực chất vấn đề không chỉ là do nghèo đói sẽ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn làm tăng tỷ lệ trẻ em phải sinh ra trong tình trạng nghèo đói. Xóa đói và giảm nghèo bền vững rất cần trợ giúp trẻ em nghèo, vì trẻ em nghèo không có cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ giáo dục cơ bản, trình độ học vấn thấp, hiểu biết hạn chế, cơ hội học lên cao rất ít… Hậu quả là trẻ em các thế hệ nối tiếp lại bị rơi vào vòng luẩn quẩn với những nghề có thu nhập thấp, không ổn định và lại nghèo, thậm chí là nghèo hơn thế hệ cha mẹ của các em. Nghèo ở trẻ em không chỉ là thiếu vật chất, không có thu nhập, mà nghèo còn bao hàm cả các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển nói chung của trẻ em cả về y tế, giáo dục, văn hoá, tinh thần, vui chơi giải trí…
Trẻ em lớn lên trong nghèo đói sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, bỏ học, nghiện hút, phạm tội, thất nghiệp, có thai trước tuổi thành niên và nghèo đói kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ con cái kế tiếp. Trẻ em khuyết tật/tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều có thể có nguy cơ dẫn tới đói nghèo, thiếu học và thất học. Những trẻ em nghèo ở nông thôn đổ ra thành thị trở thành trẻ em lang thang, kiếm sống bằng các nghề đánh giầy, bán báo, bán vé số, mì gõ. Một số khác phải làm ô sin, chạy bàn, bán hàng thuê… những nhóm trẻ này dễ bị bóc lột, lạm dụng sức lao động; bị xâm hại về thể chất cũng như tinh thần và dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị lợi dụng nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. So với trẻ em ở nghèo ở thành phố thì trẻ em nghèo ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều bất lợi hơn nhất là cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế và giáo dục tốt hơn so với trẻ em nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Trẻ em ở những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc… ít có cơ hội tiếp cận thông tin dẫn đến nghèo đói về văn hoá, thông tin và những vấn đề dịch vụ xã hội khác. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, đường đi học quá xa, nguy hiểm, dẫn tới việc trẻ sẽ không đi học hoặc bỏ học giữa chừng. Trẻ em sống ở những vùng này cũng ít có cơ hội tiếp cận với các thông tin sách báo, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác… Do những hoàn cảnh bất lợi về địa lý, trẻ em tiếp cận với các dịch vụ xã hội bị hạn chế, người lớn ít có cơ hội được học hỏi và tiếp cận với khoa học kỹ thuật để tự thay đổi, nâng cao cuộc sống của mình. (Vietnam Social Network) ngày er 16/11/2010)
Vũ Trùng Dương không có các con số trẻ em đói nghèo và thất học để hậu thuẫn cho bài viết, nhưng ai ở Việt Nam cũng nhìn thấy hàng trăm ngàn trẻ em đang phải lao động, bới rác kiếm sống khắp đó đây.
Tất nhiên số em bất hạnh này không thể nào là sản phẩm của hai Đòan Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của đảng CSVN.
Sự khác biệt này đã nói lên một điều thật rõ ràng : Mức chênh lệch giàu-nghèo trong xã hội và số trẻ em phải bỏ học hay không được cắp sách đến trường không thuộc các gia đình cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền mà thuộc về tầng lớp dân nghèo bị trị.
Chắc những đảng viên CSVN còn nhớ đảng vẫn thường xuyên nhắc lại bản tin này để tuyên truyền về con người Hồ Chí Minh: “Trong cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “… Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước tôi được hoàn toàn độc lập, dân tôi được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Như vậy, khi đảng chỉ chú trọng đến việc đào tạo đảng viên từ lớp thanh niên để bảo vệ quyền lợi cho một thiểu số thì chính đảng đã đầu độc thế hệ tương lai của đất nước để phản bội Tổ quốc và cũng phản bội luôn cả Hồ Chí Minh nữa. -/-
Phạm Trần
(05/011)