Bầu những người đã được "cử" nên chọn thái độ nào cho đúng? - Dân Làm Báo

Bầu những người đã được "cử" nên chọn thái độ nào cho đúng?

Mẹ Nấm - Bạn đã bao giờ tin vào những cuộc bầu cử hay chưa? Trừ những lần ở cơ quan bạn, ý tôi là cuộc bầu cử mang tầm quốc gia chẳng hạn như Hội đồng nhân dân các cấp và quốc hội chẳng hạn.

Bạn tin? Nghĩa là bạn đã tin vào quyền công dân của chính bạn được xác lập bởi luật pháp.

Nếu bạn không tin vào sự minh bạch của bầu cử, nhưng trước hết bạn vẫn phải tin vào quyền công dân (tạm có) của mình.

Bạn đã bao giờ thắc mắc về kết quả bầu cử...(Nếu một lần thì có gì để so sánh đâu mà thắc mắc?)

Khi bạn không tin, và phải lựa chọn những người đã được "chọn sẵn". Bạn sẽ phản ứng như thế nào?

Tôi không tin vào kết quả bầu cử nữa, nhưng để muốn chứng tỏ điều mình không tin đó thì tôi phải tham gia bầu cử. Tôi muốn mọi người không tin như tôi cũng hãy đi bầu để chứng tỏ điều gian dối trong bầu cử là có thật.

Trước hết, ta vẫn nên tạm tin vào "quyền công dân" của mình đã (cho dù sự tồn tại của nó còn tùy thuộc vào nhiều quy định và lĩnh vực khác nhau). Bạn đừng bỏ trắng, hay gạch hết hoặc làm điều gì đó khiến lá phiếu của bạn trở nên "không hợp lệ", bởi nếu thế, bạn đã tự tước bỏ quyền được chứng minh của mình rồi.

Điều 56 – Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân quy định :
Những phiếu sau đây là không hợp lệ:
1. Phiếu không phải là phiếu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
2. Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
3. Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
4. Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử;
5. Phiếu ghi tên người ngoài danh sách ứng cử, phiếu có viết thêm.(*)

Mục đích của tôi, cũng như rất nhiều người, muốn có một "thí nghiệm" ngay trên cuộc bầu cử sắp tới đây, để chứng tỏ rắng cử tri đi diễn để chờ đợi những người đã được "chọn sẵn" xuất hiện sau cuộc bầu tốn kém và "hợp pháp".

Vấn đề thực hiện như thế nào?

Hãy bắt đầu từ điểm bầu cử của bạn, và cùng thống nhất một số đông. Bạn không cần phải hô hào tẩy chay hay làm gì cho rầm rộ. Bởi làm thế, bạn vi hiến, vi luật. Mà đã "vi" thì sự chứng tỏ của bạn cho dù có đúng thì cũng không có sức nặng nào cả.

Một đơn vị bầu cử không đông lắm, có một số người cùng đồng tình với bạn. Cùng làm một động tác với một ứng cử viên nào đó. Kết quả bầu cử được công bố "hợp pháp", bạn chịu khó theo dõi sẽ thấy khác với điều bạn thực hiện đối với đại biểu đó.

Điều bạn mong đã đến.

Tôi có một người quen kể lại rằng. Ông Phạm Gia Khiêm là ứng viên thuộc tổ bầu cử của bạn tôi. Cơ quan bạn tôi gần nhất loạt gạch tên ổng, vậy mà kết quả ông Khiêm vẫn trúng cử với tỉ lệ gần "trăm phần trăm". Đáng kể, cơ quan bạn tôi có số cử tri lên tới ngàn. Chưa tính đến số cử tri đóng trên địa bàn ghét ông Khiêm, vậy mà cho ra kết quả như thế đấy!

Hãy chứng tỏ thái độ của mình ở lần bầu cử sắp tới đây thì bạn thấy hết thôi. Khi bạn thấy một người bạn và nhiều người không bầu vẫn đắc cử, nghĩa là quyền công dân của bạn và tôi và chúng ta đã bị chà đạp.

Điều này có nghĩa là chúng ta đang tồn tại trong một xã hội như thế nào, tôi nghĩ, bạn đã có câu trả lời!

Mẹ Nấm 

http://menam0.multiply.com/journal/item/479/479


(*) http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578%2C33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=80057



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo