Ted Laguatan (Dịch thuật: Thu Huyền) - "Thật là một sự khác biệt khi có một tổng thống đáng tin cậy với cách lãnh đạo đạo đức và lo lắng cho quyền lợi quốc dân thay vì sẵn sàng bán đi di sản đất nước vì lợi ích cá nhân."
Trung Quốc biết rằng theo căn cứ vào việc áp dụng luật hàng hải quốc tế và liên quan, nếu họ kiến nghị tới Tòa án Công Lý Quốc tế Liên Hiệp Quốc hoặc Tòa án Quốc tế về Luật biển để khẳng định những luận điểm mơ hồ về việc họ làm chủ mọi thứ ở Biển Nam Trung Hoa hay còn gọi là Biển Tây Philippine – thì cơ hội thắng kiện cũng gần giống như là tuyết rơi trên sa mạc Sahara.
Cả hai Tòa án này đều có quyền pháp lý đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề chủ quyền giữa các quốc gia liên quan tới lãnh thổ lãnh hải – như vấn đề liên quan tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hãy thử tưởng tượng chuyện gì xảy ra nếu Trung Quốc mang trường hợp này ra tòa án công lý quốc tế và đại diện của họ - hãy gọi ông ta là Ông Lee – trong phiên tòa mà đứng đầu là thẩm phán Presiding. Hãy xem xét kịch bản sau:
Thẩm phán: “Xin ngài vui lòng cho biết những cơ sở của việc khẳng định rằng toàn bộ khu vực biển Nam Trung Hoa còn được biết đến là biển Tây Philippine hoàn toàn thuộc chủ quyền của Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa.”
Ông Lee: “Xin cảm ơn quý tòa! Khẳng định của chúng tôi dựa trên những số liệu lịch sử mà toàn bộ khu vực này đã thuộc về chúng tôi kể từ triều đại nhà Hán.”
Thẩm phán: “Làm thế nào mà ngài có thể chứng minh cho điều này?”
Ông Lee: “Tôi sẽ trình bày trước tòa một bản đồ có niên đại gần 2000 năm tuổi từ thời nhà Hán để chỉ ra giới hạn của vương triều nhà Hán.”
Thẩm phán: “Giả sử vì mục đích của cuộc thảo luận này là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và các quốc gia láng giềng khác là những tỉnh lỵ hoặc một phần của nhà Hán trong suốt thời gian trị vì của họ, ngay cả nếu như tấm bản đồ mà ngài đưa ra có thể chỉ là bản đồ định vị mà không thực sự định nghĩa những giới hạn lãnh thổ của nhà Hán. Theo những nghiên cứu của tôi về lịch sử Trung Quốc đã chỉ ra rằng nhà Hán kéo dài từ 206 trước công nguyên tới 220 sau công nghuyên. Điều này đúng không?”
Ông Lee: “Vâng, thưa quý tòa.”
Thẩm phán: “Tôi cho rằng ngài Lee đây hẳn đã quen thuộc với Alexander đệ nhất, vị vua trẻ tuổi của Macedonia người đã chinh phục thế giới cổ đại.”
Ông Lee: “Vâng, thưa quý tòa.”
Thẩm phán: “Tại thời điểm ông ta qua đời, năm 323 trước công nguyên, vương quốc của Alexander bao gồm Hy Lạp, Syria, Ba Tư bây giờ được biết tới là Iran, Ai cập và một phần của Ấn Độ. Liệu ngài Lee có biết rằng đất nước Macedonia, đất nước của Alexander – giờ đây được biết tới là cộng hòa Macedonia hay không?”
Ông Lee: “Nếu ngài cho là thế, thưa quý tòa.”
Thẩm phán: “Tốt! Ngài có vẻ am hiểu lịch sử đất nước mình. Tôi cho rằng ngài cũng quen thuộc với đế chế Roman đã từng tồn tại hơn một ngàn năm.”
Ông Lee: “Thưa quý tòa, tôi có biết.”
Thẩm phán: “Ngài chắc cũng nhận thức được rằng tại vị thế của mình, đế chế Roman bao gồm hầu như là toàn bộ Châu Âu và một phần của Châu Phi và Châu Á.”
Ông Lee: “Tôi có nhận thức được, thưa tòa.”
Thẩm phán: “Ngài Lee, thông qua môn học thời gian và các sự kiện lịch sử, từ thời điểm của alexander, đế chế Roman và nhà Hán, rất nhiều các quốc gia độc lập nổi lên ở Châu Âu, Á, Phi nơi mà ngày nay đều có lãnh thổ riêng được tôn trọng. Và thực tế này tất cả chúng ta đều phải chấp nhận, đúng không.”
Ông Lee: “Chúng ta không thể chổi bỏ thực tế, thưa quý tòa.”
Thẩm phán: “Bây giờ, thưa ngài Lee, một thực tế không thể chối cãi khác nữa đó là, đế chế alexander’s, đế chế Roman và triều đại nhà Hán từ lâu đã không tôn tại nữa – quan điểm của tôi đúng chứ?”
Ông Lee: “Chính xác, thưa quý tòa.”
Thẩm phán: “Bây giờ, thưa ngài Lee, với tất cả sự thật thà của tôi, ngài có tin tưởng một cách nghiêm túc rằng nếu cộng hòa Macedonia và chính phủ Italia tới trước tòa án này và kiến nghị chúng tôi khằng định họ sở hữu lãnh thổ của những đất nước độc lập này vì họ đã từng là một phần của đế quốc Alexander’s hay đế quốc roman – như thế chúng tôi có thể bị thuyết phục để công nhận với những kiến nghị này không?”
Ông Lee: “Tôi hiểu những gì ngài đang xem xét, thưa quý tòa – nhưng hầu hết những gì mà chúng tôi khắng định là của chúng tôi là khu vực biển chứ không phải đất liền.”
Thẩm phán: “Quần đảo Hoàng sa và Trường sa không phải là đất liền hay sao, nó chẳng phải là một sự thật mà Trung Quốc đã ký năm 1982 theo công ước quốc tế và luật biển được phê chuẩn vào ngày 6/7/1996 theo đó chấp nhận điều khoản biên giới – một phần của nó là bất kỳ cái gì nằm trong 200 dặm từ đường cơ sở của một quốc gia đều thuộc quốc gia đó hay sao?”
Ông Lee: “Trung Quốc đã nhất trì về những điều khoản đó tại thời điểm khi mà nó vẫn chưa nhận thức được hậu quả sâu rộng của Công ước quốc tế về biển đối với lợi ích quốc gia của mình.”
Thẩm phán: “Tôi sẽ không nói vòng vo nữa, ngài Lee. Những gì ngài xem xét tại thời điểm đó, đối với thế giới, trong đó có cả Trung Quốc khi đó vẫn chưa nhận thức được, rằng một trữ lượng khổng lổ dầu và khí ga tự nhiên được tìm thấy bên trong phần lãnh thổ giới hạn giữa các quốc gia đó. Bây giờ, bởi vì sự nhận thức đó, ngày cả khi Trung Quốc biết rằng, họ đang xâm phạm và vi phạm luật pháp quốc tế, họ sử dụng việc cưỡng chế về kích thước, quân đội hoặc các hình thức khác để lấy được vùng có dự trữ khổng lồ về dầu khí từ lãnh thổ nhỏ hơn, yếu hơn, nghèo hơn của các nước láng giềng của mình, những người mà rất cần tài sản này để cải thiện hoàn cảnh của người dân của họ.”
*
Tái bút: Theo quan điểm của những sự kiện và luật pháp áp dụng hiện hành, khả năng là tòa án của Liên Hợp Quốc sẽ nhận thấy kiến nghị của Trung Quốc là không có giá trị.
Mặc dù có yêu cầu từ phía Philippine, những nước láng giềng và Liên Hợp Quốc, để mang vấn đề chủ quyền biển Tây Philippine ra thảo luận tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc kiên định từ chối làm thế. Thay vào đó, họ liên tục tham gia các trò chơi đấu trí, sử dụng chiến thuật hăm dọa, nhấn mạnh rằng mọi thứ trong vùng biển Tây Philippine là của họ và đây là vấn đề không thể thương lượng được.
Bằng cách làm như vậy, con rồng khổng lồ chết đói dầu tìm kiếm tình trạng của các quốc gia lân cận, buộc họ chấp nhận các thỏa thuận song phương không công bằng mà không cần sự tham gia của Liên Hợp Quốc cũng như Hoa Kỳ. Philippine và Việt nam và các quốc gia lân cận không rơi vào cái bẫy này. Họ nên đoàn kết và tạo ra một liên minh và nhấn mạnh với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, các phương tiện quân sự nếu thấy cần thiết rằng Trung Quốc nên tôn trọng quyền và để yên cho phần di sản quốc gia của họ.
Hầu hết những người vỗ tay tán thành bài phát biểu trên toàn quốc của tổng thống Benigno Simeon Aquino là dành cho sự khẳng định mạnh mẽ của ông, những gì thuộc về Philippine vẫn nằm trên đất nước Philippine. Mọi người đều hiểu ý của ông rằng: đất nước Philippine vẫn sẽ đứng vững chống lại các chiến thuật bắt nạt của Trung Quốc và các trò chơi trí tuệ trong việc cố gắng nắm bắt năng lượng và tài nguyên biển của chúng tôi.
Thật là một sự khác biệt khi có một tổng thống đáng tin cậy với cách lãnh đạo đạo đức và lo lắng cho quyền lợi quốc dân thay vì sẵn sàng bán đi di sản đất nước vì lợi ích cá nhân.
Chú ý: Luật sư đoàn tiểu bang California vinh danh Attorney Ted Laguatan như là một trong số những luật sư giỏi nhất. Ông là một trong chỉ 29 luật sư của Mỹ liên tục chính thức được công nhận là luật sư chuyên môn có hơn 20 năm như một chuyên gia trong luật Di cư.
Liên lạc: (khu vực San Francisco)
Số 455 Hickey Blvd. Dãy 516, Thành phố: Daly Ca 94015 Điện thoại: 650 991 1154 Fax 650 991 1184 Email laguatanlaw@gmail.com
Dân Làm Báo cám ơn Nguyễn Thái Học Foundation đã chuyển đến các bạn đọc bài viết này.