Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) - Trong văn hóa chính trị thế giới, khi tiếp đón những nhân vật có ảnh hưởng lớn thì mọi biểu hiện từ nụ cười, ánh mắt, cái bắt tay, câu pha trò... đến bộ quần áo, giờ tiếp khách... đều có ý nghĩa riêng của nó.
Lần tiếp Đới Bỉnh Quốc này, hẳn Thủ tướng Việt Nam ý thức được rất rõ vai trò của họ Đới trong chính trị Trung Quốc.
Hiện, ông Đới là nhân vật cao cấp nhất của Trung ương Đảng Cộng sản TQ về đối ngoại và là giám đốc văn phòng an ninh quốc gia của Trung ương Đảng. Với một nhân vật như thế này, Thủ tướng Việt Nam không xem nhẹ buổi tiếp đón cũng là phải.
Tuy nhiên, các cố vấn hóa trang, ai đã xui Thủ tướng Việt Nam bắt chước y hệt Đới Bỉnh Quốc về ăn mặc?
Tôi viết là Thủ tướng Việt Nam bắt chước ông Đới chứ không ngược lại, chắc mọi người cũng nghĩ như tôi.
Ta hãy nhìn bức ảnh và thử xét xem bức ảnh gửi thông điệp gì cho nhân dân Việt Nam, cho thế giới ?
Hai bộ complet chắc cùng một hiệu may, hay ít ra, thì người may cho thủ tướng cũng đáng khen vì bắt chước khá giống. Mầu xậm, kẻ sọc dọc. Ông Đới có thể thích sọc dọc vì lùn, còn Thủ tướng Việt Nam không nhất thiết phải dùng sọc này.
Ngày xưa, để cho cả thế giới biết Việt Nam là em Trung Quốc, Phạm Văn Đồng hay mặc bộ đồ Tôn Trung Sơn. Các nhà chính trị hàng đầu của Việt Nam như Hồ Chí Minh, Trường Chinh cũng chỉ mặc bộ đồ trung quốc này, trong các ngày đại lễ. Họ muốn khẳng định họ là cộng sản và không mặc bộ đồ dân tộc như ông Tổng thống Việt Nam cộng hòa , ông Ngô Đình Diệm.
Đối với những người cộng sản Việt Nam, cách ăn mặc rất quan trọng. Nó thể hiện tư tưởng con người. Tố Hữu, ủy viên Bộ chính trị, phụ trách tư tưởng, đã từng phát biểu đại ý : Nó/ thanh niên/ ăn mặc quần loe thì đầu óc nó cũng loe, nghĩa là không cộng sản. Chả thế mà những năm cuối của thập kỷ 70, Hà Nội và những thành phố lớn Việt Nam tràn ngập các thanh niên cờ đỏ trong những ngày thứ 7 và chủ nhật, để bắt và rạch quần, cắt tóc của những thanh niên theo trào lưu mốt thời bấy giờ : quần loe, tóc dài.
Ngày nay theo truyền thống, Thủ tướng Việt Nam cũng phải bận bộ complet giống complet của họ Đới để khẳng định với thế giới là: Việt Nam vẫn còn là em của Trung Quốc. Các người / Hoa Kỳ/ thấy không, chúng tôi đến cả ăn mặc biểu hiện ra bên ngoài cũng giống nhau, chưa nói đến sự giống nhau về suy nghĩ, tư tưởng. Chỉ nhìn bức ảnh này thôi, Tổng thống Hoa Kỳ hay bất cứ một nhà chính trị thế giới nào quan tâm đến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng đều hiểu là : khó mà chia rẽ được 2 người này, khó mà chia rẽ được Việt Nam và Trung Quốc.
Đấy là đối với thế giới. Còn đối với Đới Bỉnh Quốc, việc Thủ tướng Việt Nam ăn mặc y hệt như ông ta, có một hàm ý tế nhị khác. Đó là Nguyễn Tấn Dũng nhắc khéo ông Đới rằng : không nên bận tâm về vài câu phát biểu thể hiện sự khác nhau của Việt Nam, Trung Quốc. Tôi phải nói như vậy, không thì nhân dân Việt Nam họ ăn thịt tôi mất. Nói thì nói vậy, mà không như vậy. Cái cơ bản là chúng ta giống nhau. Ông cứ yên trí, tôi sẽ dẫn dắt mọi việc như ông muốn, như Trung Quốc muốn.
Ta tiện đây cũng bàn một chút về đồng tính luyến ái giữa nam giới.
Hai chiếc cà vạt mầu hồng gợi ta nghĩ đến chuyện này.
Hai bộ đồ complet y hệt nhau, cũng gợi ta nghĩ đến chuyện này.
Tại sao vậy?
Đơn giản chỉ là các kiểu ăn mặc complet, cà vạt, là xuất phát từ văn hóa phương Tây. Mà người xã hội tư bản, kị ăn mặc giống nhau. Ra đường nếu gặp người ăm mặc giống mình thì có cảm giác khó chịu, xui xẻo như người Việt Nam có người cho rằng mới sáng sớm ra đường gặp con gái thì cả ngày không được việc gì.
Chỉ có người đồng tính luyến ái là ăn mặc giống nhau, để khẳng định mối tình của họ là khác thường, hay trường hợp anh, chị em sinh đôi, sinh 3, sinh 4...
Trường hợp Thủ tướng Việt Nam ăn mặc giống Đới Bỉnh Quốc, thì các nhà cố vấn hóa trang chắc quên, hay cố ý ?, đã cho ta cảm giác là Nguyễn Tấn Dũng và Đới Bỉnh Quốc là đồng tính luyến ái.
Đồng tính luyến ái được nhân loại biết đến từ lâu lắm, từ thần thoại Hi Lạp.
Chúa tể của các thần trên đỉnh Olimpic, thần Zeeus có lưỡi tầm sét kinh hoàng, là một người có thiên hướng "bi". Nghĩa là ngoài việc thích các cô gái dưới trần gian xinh đẹp, vị chúa tể Zeeus này còn thích các chàng trai đẹp. Tuy vậy, sự thích thú của Ngài chỉ dừng lại ở sự thán phục một cái đẹp, một cơ thể đẹp.
Sau này ở Hi Lạp nói riêng, La Mã và Châu Âu nói chung, tình bạn thủy chung, cao thượng, hi sinh cho nhau vì nghĩa lớn, hay giúp nhau trong tranh luận tìm ra chân lý..., giữa các chàng trai vẫn được ca ngợi. Trong tình cảm này, không có bóng dáng của "sex".
Ngày này, 2 thanh niên nam phải lòng nhau, mang nội dung nam-nữ trần tục. Họ yêu nhau như nam yêu nữ. Thường có 1 người mạnh mẽ là nam và người thứ 2 yếu hơn là nữ. Vậy bạn đọc thử đoán Đới và Dũng ai là nam, ai là nữ ?
Dông dài như thế này để nói: tình yêu của Đới Bỉnh Quốc và Nguyễn Tấn Dũng là tình yêu gì? Chúng ta, những công dân đóng thuế của nước Việt Nam có quyền biết thiên hướng tình dục của vị Thủ tướng của mình.
Hay đây chỉ là sự kém cỏi của những cố vấn hóa trang Việt Nam.
Nếu vậy thì họ là lũ ăn hại tiền thuế nhân dân, đã quân sư cho Thủ tướng một sai lầm của ăn mặc và rộng ra, một sai lầm biểu hiện chính trị.