Khánh An, phóng viên RFA - Trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào chiều 28/9, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị xây dựng Luật Biểu tình và giao cho Bộ Công An soạn thảo luật. Sự kiện này gây bất ngờ không ít đối với những người quan tâm đến vấn đề biểu tình, trong đó có Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM.
Luật ngăn cấm?
Khánh An có cuộc trò chuyện với ông Lê Hiếu Đằng và được ông cho biết như sau:
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cũng hơi ngạc nhiên bởi vì thông
thường, làm luật là Quốc hội như ở các nước là do các tiểu ban của Quốc
hội làm, nhưng ở Việt Nam thì các anh chính quyền soạn thảo rồi sau đó
mới đưa ra trình Quốc hội để thông qua. Do đó các luật thường có hơi
hướng của chính quyền, tức là đi vào quản lý hơn là thực hiện các quyền
của người dân. Riêng về vấn đề biểu tình thì tôi cũng hơi ngạc nhiên tại
sao thủ tướng lại đề nghị luật này, mà lại giao cho công an. Nếu vậy
thì cũng dễ có khuynh hướng ra một luật ngăn cấm, chặn đầu này chặn đầu
kia hơn là một luật thông thoáng, thành ra tôi cũng hơn ngạc nhiên chỗ
đó.
Khánh An: Dạ vâng. Cũng có ý kiến của Chủ tịch Ủy
ban Pháp luật thì trong việc ban hành luật này, điều quan trọng là phải
chuẩn bị về nội dung và thời điểm thông qua và điều kiện tổ chức để
tránh việc “lợi dụng kích động quần chúng biểu tình”. Ông nghĩ thế nào
về ý kiến này?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Nếu ổng nói ý
kiến đó thì rõ ràng ý của mấy ổng là muốn ra luật để ngăn chặn biểu
tình, hoặc hạn chế, hoặc có nhiều điều khoản ràng buộc để hạn chế quyền
biểu tình đã được ghi trong Hiến pháp.
Thành ra tôi cũng lo là tuy có luật, nhưng luật phải như thế nào thì mới
thực hiện được quyền biểu tình của người dân, chứ còn luật mà lại hạn
chế thì khi có luật lại khó. Thà là không có luật, chứ luật mà ràng buộc
nhiều thì lại càng khó khăn hơn cho người dân. Tôi nghĩ động cơ là phải
xuất phát thực tình là thực hiện cái quyền dân chủ, vì dân, trong đó có
quyền biểu tình. Chứ nếu xuất phát từ việc thấy biểu tình rồi sợ thế
này thế kia rồi ra luật để hạn chế thì tôi cho là không nên. Đó không
phải là thực tâm để thực hiện quyền dân chủ của người dân.
Cần tôn trọng luật quốc tế
Khánh An: Cũng có ý kiến nói rằng thời điểm này không nên ban
hành Luật Biểu tình vì sẽ gây khó khăn cho việc quản lý xã hội ở các địa
phương. Vậy theo ông, việc đưa ra Luật biểu tình ở thời điểm nào có quá
quan trọng đến như thế không?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho cái gốc vấn đề là anh phải quan niệm đây là một cái quyền của người dân để thể hiện ý chí, nguyện vọng của họ khi đứng trước một số vấn đề của đất nước. Do đó nếu mà nó xuất phát từ động cơ là thực tâm thực hiện cái quyền đó của người dân thì vào thời điểm nào cũng vậy thôi. Chứ còn nếu mà anh thấy biểu tình rồi bây giờ anh ra Luật biểu tình để hạn chế, ngăn chặn thì nó lại khác rồi. Thành ra tôi nghĩ, thời điểm này ra theo yêu cầu của việc thực hiện, thực thi dân chủ thì rõ ràng thời điểm này là cần thiết như một số đại biểu quốc hội có đề nghị. Vấn đề là luật đó như thế nào, đó là điều quan trọng
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho cái gốc vấn đề là anh phải quan niệm đây là một cái quyền của người dân để thể hiện ý chí, nguyện vọng của họ khi đứng trước một số vấn đề của đất nước. Do đó nếu mà nó xuất phát từ động cơ là thực tâm thực hiện cái quyền đó của người dân thì vào thời điểm nào cũng vậy thôi. Chứ còn nếu mà anh thấy biểu tình rồi bây giờ anh ra Luật biểu tình để hạn chế, ngăn chặn thì nó lại khác rồi. Thành ra tôi nghĩ, thời điểm này ra theo yêu cầu của việc thực hiện, thực thi dân chủ thì rõ ràng thời điểm này là cần thiết như một số đại biểu quốc hội có đề nghị. Vấn đề là luật đó như thế nào, đó là điều quan trọng
Khánh An: Ông có tin rằng vì Việt Nam không
phải là một mình đứng riêng một thế giới nên cũng phải tôn trọng những
nguyên tắc luật pháp quốc tế, như vậy Luật biểu tình cũng phải tôn trọng
nguyên tắc của quốc tế, ông có tin tưởng điều đó không?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi
quan niệm Việt Nam bây giờ hội nhập với thế giới, thành ra cũng phải
hội nhập một cách toàn diện trong một số các vấn đề, nhất là những nước
họ có kinh nghiệm về mặt dân chủ thì mình cũng nên có tham khảo luật
biểu tình ở các nước. Luật biểu tình này phải là luật tiến bộ, chứ không
phải là lạc hậu. Thành ra tôi nghĩ là như vậy phải nghiên cứu các nước
như thế nào. Họ xem việc biểu tình là bình thường. Xảy ra biểu tình thì
họ bảo vệ để làm sao đừng đi đến những hành động quá khích như phá rối
trị an, ngăn trở giao thông… Tôi nghĩ đó là cái chủ yếu nhất mà hiện nay
những cuộc biểu tình trên thế giới người ta cũng thực hiện điều đó. Nó
không có hại gì an ninh quốc gia, trật tự trị an cả. Chỉ khi cuộc biểu
tình biến thành bạo động thì mình mới ngăn chặn.
Khánh An: Cám ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành thời gian cho Đài Á Châu Tự Do.
2011-09-30