Nguyễn Nghĩa (danlambao) - Bài viết này là 1 cố gắng, nhằm tìm hiểu khái niệm Lợi ích quốc gia tối thượng của dân tộc Việt Nam trong một số bản tuyên ngôn nổi tiếng của Việt Nam. Góp một ý nhỏ, chứng minh rằng Chủ nghĩa cộng sản không phù hợp với dân tộc Việt Nam...
Một quốc gia hiện đại được gọi là độc lập, nếu quốc gia ấy có khả năng bảo vệ Lợi ích quốc gia tối thượng của mình. Ngược lại, nếu quốc gia này không có khả năng bảo vệ Lợi ích quốc gia tối thượng của mình, thì bị gọi là lệ thuộc, thuộc địa, phiên quốc, chư hầu,... tùy từng mức độ.
Lợi ích quốc gia tối thượng trước hết là một khái niệm lợi ích tổng quát, chứa đựng lợi ích chung nhất cho mọi thành phần dân tộc sống trong quốc gia này. Mọi công dân đều nhìn thấy trong Lợi ích quốc gia tối thượng, có lợi ích riêng cho cá nhân mình, lại có lợi ích chung cho cả cộng đồng địa phương, cũng như toàn quốc. Lợi ích này là cao nhất, nếu nó bị xâm phạm, lập tức ảnh hưởng đến quyền lợi của từng công dân tới mức, những công dân này sẵn sàng hi sinh cả tính mệnh của mình để bảo vệ Lợi ích tối thượng này.
Khái niệm Lợi ích quốc tối thượng được hình thành dần dần theo chiều dài lịch sử dựng nước của một quốc gia. Nó phụ thuộc vào dân số,văn hóa, phong tục, tập quán... đến cả vị trí địa lý, khí hậu, phong thổ... Quan niệm về Lợi ích quốc gia tối thượng của từng quốc gia có khác nhau trong chi tiết cụ thể.
Thí dụ về việc bảo vệ công dân của mình.
Hoa Kỳ là quốc gia trẻ. Để hàn gắn những người dân từ khắp thế giới đến Hoa Kỳ, mà vẫn tự hào là công dân của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng bảo vệ các công dân mình trên toàn thế giới. Nhiều khi chỉ để cứu 1 nhà báo, 1 người du lịch Mỹ..., chính phủ Mỹ có thể chi rất nhiều tiền, hay dùng uy tín của ngay cả các cựu Tổng thống Hoa Kỳ, vào việc giải cứu các công dân này.
Đối với Trung Quốc thì khác hẳn. Đất nước hơn 1 tỷ dân này ít quí trọng con người. Dùng xe tăng nghiến chết con cháu của mình thì ngay cả loài cầm thú, chắc cũng không nhẫn tâm như vậy.
Con người không thuộc về phạm trù Lợi ích quốc gia tối thượng của Trung Quốc.
Bài viết này là 1 cố gắng, nhằm tìm hiểu khái niệm Lợi ích quốc gia tối thượng của dân tộc Việt Nam trong một số bản tuyên ngôn nổi tiếng của Việt Nam. Góp một ý nhỏ, chứng minh rằng Chủ nghĩa cộng sản không phù hợp với dân tộc Việt Nam.
1. Lợi ích quốc gia tối thượng theo cách hiểu của Dân tộc Việt Nam.
1.1 Nam quốc Sơn hà.
Theo hiểu biết đại chúng thì bản tuyên ngôn độc lập này, được tuyên bố trong một tình huống đặc biệt: cuộc chiến của Việt Nam chống xâm lược nhà Tống đang đến hồi quyết liệt. Bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc Việt Nam ra đời trên chiến lũy sông Như Nguyệt, một con hào tự nhiên của địa lý Việt Nam, được Thái úy Lý Thường Kiệt lợi dụng, xây dựng thành phòng tuyến chống ngoại xâm.
"Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế cư.
Tuyệt nhiên phận định tại Thiên Thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư."
Bài thơ đã nêu ra khái niệm về Lợi ích quốc gia tối thượng của dân tộc Việt Nam.
Thứ nhất Lợi ích quốc gia tối thượng này bao gồm khái niệm về Biên cương, Lãnh thổ: "Nam Quốc" gồm có Sơn và Hà. Sông và núi này không phải là bất kỳ, đây là sông và núi đã được đánh dấu, đã được Thiên Thư trao rõ ràng cho người Việt Nam. Đây là một điều khoản của luật trời. Điều khoản này qui định là Sơn, Hà của Việt Nam là do Vua việt nam cai quản. Biên cương, lãnh thổ Việt Nam là bất khả xâm phạm. Kẻ nào xâm phạm tất chuốc lấy diệt vong. Ở dạng sơ khai cơ bản ban đầu, Lợi ích quốc gia tối thượng đã được danh tướng Lý Thường Kiệt thể hiện qua nội dung cơ bản đầu tiên:
(i) Đấy là tính bất khả xâm phạm của biên cương, lãnh thổ Việt Nam. Đấy là đất nước của người Việt, có vua Việt Nam ở.
1.2. Cáo bình Ngô.
Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi được đánh giá là bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam sau khi đánh đuổi thành công giặc Minh ra khỏi bờ cõi.
Mở đầu Cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi viết:
"Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;…."
Lợi ích quốc gia tối thượng theo cách hiểu của Cáo bình Ngô,
(ii) Trước hết là đạo trị quốc bằng nhân nghĩa việt nam "cốt ở yên dân". Đạo trị quốc này phải được thực thi trong quốc gia Việt Nam có "Núi sông bờ cõi đã chia" với Trung Quốc..
(iii) Quốc gia này là tổ hợp hữu cơ của các khái niêm địa lý (như núi, sông, bờ cõi, lãnh hải...), các giá trị tinh thần (như văn hiến, phong tục tập quán...), các truyền thống về lịch sử dựng nước (như các triều đại...), các nhân tài của đất nước (Hào kiệt), những người dân bình thường của quốc gia (dân đen, con đỏ, thương sinh, phu phen...)
Như vậy ở giai đoạn lịch sử Nhà Lê (1428), Lợi ích quốc gia tối thượng đã có nội dung trừu tượng hơn.
Đấy vẫn là một quốc gia có núi, sông, bờ cõi đã chia rạch ròi với Phương Bắc, mà phong tục tập quán lại càng khác.
Lợi ích quốc gia tối thượng Việt Nam đòi hỏi rằng ngoài việc giữ tính bất khả xâm phạm của Việt Nam, về đối nội, trong quốc gia Việt Nam, nhân nghĩa phải được tực thi, an dân phải là quan tâm số 1. Về đối ngoại thì "Cùng Hán Đường, mỗi bên hùng cứ một phương", không một chút tự ti, mà rất tự hào vì biết rằng:
"Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có".
1.3. Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.
Mở đầu bản tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Ông Hồ Chí Minh còn nói: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."
Trong bản Tuyên ngôn độc lập này, lợi ích quốc gia tối thượng đã được hiểu theo nghĩa nhân quyền cùng với quyền cơ bản của 1 dân tộc. Các quyền này là bình đẳng cho các dân tộc trên thế giới. Quyền lợi quốc gia tối thượng ở đây được nêu rõ:
(iiii) Độc lập, tự do là những giá trị không những được các dân tộc Anh, Pháp tôn trọng mà còn là giá trị quốc gia tối thượng của Việt Nam." Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."
2. Chủ nghĩa Mác-Lênin với cội gốc dân tộc Do Thái.
Bản thân C.Mác và Lênin là những người có cội nguồn từ dân tộc Do Thái. Chủ nghĩa cộng sản do 2 người này sáng lập nên, tất nhiên có hình bóng của ước mơ Do Thái.
2.1. Đặc trưng cơ bản của ước mơ Do Thái và ước mơ của C.Mác, Lênin.
Dân tộc Do Thái sau cuộc hành trình gần 40 năm từ Ai Cập, lạc đường trong sa mạc, để tìm về 1 mảnh đất có đầy sữa và mật ngọt, đã tin rằng dân tộc Do Thái là 1 dân tộc được Chúa Trời lựa chọn.
Niềm tin này đã giúp dân tộc Do Thái vượt qua bao oan trái, những miệt thị, sự tàn sát, cướp bóc... của các dân tộc Châu Âu khác, gắn kết với nhau, bản tồn dân tộc mình trong những năm mất Tổ Quốc.
Mỗi một người con trai Do Thái, khi lớn lên, đều nuôi trong mình một câu hỏi: Ta có phải là người mà đức Chúa Trời gửi xuống trần gian, làm nhân chứng cho lời thề của chúa, là cứu rỗi cho nhân loại không?
Chúa Jesus đã là một người tự xưng như thế, và phát biểu Kinh Tân ước.
C.Mác và Lênin cũng mang trong mình niềm tin ấy.
Sự thành công của Kitô giáo đã khuyến khích C.Mác và Lênin phát triển học thuyết cộng sản mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Việc chọn giai cấp vô sản làm giai cấp cách mạng nhất có nguồn gốc từ niềm tin dân tộc Do Thái là dân tộc được Chúa Trời lựa chọn. Với hi vọng lựa chọn này là chính xác, để học thuyết cộng sản thành công trên toàn thế giới. Đây chính là độc tố đầu tiên của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Nó dùng giai cấp thay tính dân tộc, thế giới đại đồng thay cho quốc gia...
2.2. Chủ nghĩa Mác-Lênin hoàn toàn xa lạ với người Việt Nam.
Trước hết, Việt Nam cho tới gần đây chỉ là 1 nước nông nghiệp. Không có giai cấp công nhân theo định nghĩa của Mác-Lênin. Người Việt Nam không mê triết học. Đối với người Việt Nam, một dân tộc trồng lúa nước, tồn tại bên cạnh một quốc gia hung hãn khổng lồ là Trung Quốc thì chủ nghĩa dân tộc, mà nội dung của nó là gìn giữ lợi ích quốc gia tối thượng, là gần gũi nhất.
Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam luôn cảnh giác với Trung Quốc, luôn bảo vệ thành công biên cương, lãnh hải của nhà nước phong kiến Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là đoàn kết toàn dân, một dân tộc luôn có dân số ít hơn nhiều lần dân số của Trung Quốc, rất xa lạ với các loại khủng bố đại trà của chuyên chính vô sản, của đấu tranh giai cấp, với sự phung phí con người trong các cuộc đấu tranh mang tính tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chủ nghĩa cộng sản đã che đi âm mưu bành trướng của Trung Quốc, đã trương chiêu bài chủ nghĩa quốc tế vô sản, viện trợ quốc tế vô sản để lừa phỉnh dân tộc Việt Nam.
2.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin không hợp với qui luật tự nhiên.
Chủ nghĩa Mác Lênin sau khi kích động giai cấp vô sản vùng lên, đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, đã đứng trước một vấn đề lớn: Cái gì là đảm bảo, để sẽ không xẩy ra một cuộc cách mạng, đối với chế độ do Mác Lênin đề nghị, trong tương lai.
Ta hãy theo dõi lập luận của Mác, Lênin.
Giả sử giai cấp vô sản của một nước, vượt qua sự đối kháng của nhà nước tư bản, giành được chính quyền, khi đó nhà nước vô sản sẽ có cơ cấu vận hành như thế nào?
Nếu lúc này, đem tài sản của giai cấp tư sản, phân phát cho những người vô sản vừa đoạt quyền, thì không khác gì công nhận cuộc cách mạng của họ chỉ là một cuộc ăn cướp của số đông nghèo đói, thiếu thốn. Đây chỉ là một cuộc khởi nghĩa bình thường. Mác và Lênin muốn đây là một cuộc cách mạng, hơn nữa cuộc cách mạng này phải có ý nghĩa toàn cầu.
Như vậy, nếu những chiến sĩ vô sản được thưởng công bằng tài sản của giai cấp tư sản, thì bản thân họ, lại trở thành những phần tử thuộc giai cấp vừa bị đánh đổ. Vô hình chung nhà nước vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản.
Để ngăn sự trở lại của giai cấp tư sản, giai cấp mà Mác và Lênin cho rằng được nuôi dưỡng bởi chế độ đảm bảo quyền tư hữu, nên họ đề nghị phải thay đổi từ tư hữu sang công hữu. Công hữu không phải là xa lạ với loài người. Công hữu được xây dựng trên khái niệm phong kiến: Tất cả trời đất này là của Vua. Chỉ cần thay từ Vua bằng từ Đảng cộng sản, hay toàn dân, hay nhà nước, tùy tuyên truyền, là ta có khái niệm công hữu.
Để tặng cho việc chiếm đoạt, hay cách mạng vô sản, một chính danh, dưới dạng một chủ nghĩa, một lý tưởng, Mác và Lênin định nghĩa nhà nước vô sản là nhà nước công hữu, và xây dựng Nhà nước vô sản của mình trên hai từ công hữu này.
Ở đây cái tư hữu các phương tiện sản xuất, tư hữu những thành quả lao động trí tuệ hay tài sản vật chất... của từng cá nhân, của từng con người cụ thể, được chuyển sang kiểu sở hữu mới: công hữu. Công hữu là công hữu tư liệu sản xuất, công hữu các thành quả trí tuệ, công hữu những thặng dư của lao động …
Nghĩa là mỗi cá nhân, mỗi con người không có gì hết ngoài những phương tiện tối thiểu đảm bảo cuộc sống để tồn tại sinh vật.
Tất cả các phương tiện sản xuất, các sản phẩm trí tuệ, những thặng dư do lao động của một công dân làm ra... đều của nhà nước, do nhà nước bảo quản. Mác, Lênin cho rằng nhà nước kiểu mới này sẽ được đại đa số ủng hộ và với sự phát triển kinh tế có kế hoạch, điều hành tập trung sẽ xây dựng được một chế độ XHCN rồi CSCN.
Cái sai lầm cơ bản của lý thuyết Mác -Lênin là câu chuyện chuyển từ tư hữu sang công hữu.
Ở đây, họ xóa bỏ quyền sở hữu một cá thể, thay vào sở hữu nhà nước hay toàn dân. Họ đã sai lầm khi cho rằng mọi con người sẽ chấp nhận kiểu sở hữu này.
Tư hữu là luật trời. Tôi gọi là thiên luật.
Con người trước tiên là một sinh vật, vì có bộ não phát triển, có trí nhớ, có tưởng tượng... mà trở thành chúa tể các loài sinh vật. Là một con vật, trước tiên, con người phải tự kiếm thức ăn.
Vậy sở hữu cái " thức ăn" mà nó vừa kiếm được là thiên luật.
Không ai có thể thay đổi được điều này. Nó thuộc về bản năng sinh tồn: kiếm bằng được thức ăn, và giữ bằng được thức ăn ấy, không để ai cướp mất.
Như vậy ở đây ta thấy sai lầm cơ bản của CN Mác-Lênin là không chú ý đúng mức đến con người, đến phản úng của con người khi tước bỏ của họ quyền tư hữu, thay bằng công hữu.
Mác và Lênin cho rằng đấu tranh triệt để với chủ nghĩa cá nhân, dùng chuyên chính vô sản ngăn chăn sự hình thành trở lại của giai cấp tư sản, dùng cái "sợ" là có thể giáo dục được tinh thần công hữu. Chính từ đây mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Muốn có CNXH thì phải có con người XHCN. Ông đã quên rằng: "Con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội". Nghĩa là hoàn cảnh xã hội chưa phải là XHCN thì không thể có con người XHCN được.
Ở đây tôi xin hoàn thiện mệnh đề: "Con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội" bằng mệnh đề sau: "Con người là sản phẩm của di truyền và hoàn cảnh xã hội ". Mác và Lê nin đã không chú ý thích đáng đến cá thể và quên tính di truyền.
Mác và Lênin cũng quên rằng: qui luật thiên nhiên phần nhiều mạnh hơn giáo dục. Nếu qui luật thiên nhiên thuộc về bản năng sinh tồn, thì thay đổi nó là việc gần như không tưởng. Một ngoại lệ, ta có thể kể đến việc hôn nhân một vợ một chồng. Một vợ một chồng được xã hội con người chấp nhận với những phản kháng khác nhau. Tuy vậy, nó không phản lại qui luật tự nhiên duy trì nòi giống, mà chỉ văn minh hóa qui luật ấy.
Dùng công hữu là đối kháng triệt để tư hữu, là chống lại thiên luật.
Những tham nhũng đại trà ở VN đã chứng tỏ sự thất bại của việc giáo dục công hữu cho con người, đã chứng tỏ tư hữu mạnh hơn công hữu.
Lý thuyết Mác-Lênin bị phá sản ở VN chỉ là vấn đề thời gian.
Nó đã bị chính Liên xô đào thải sau gần 70 năm đưa vào thực tế.
3. Đảng cộng sản Việt Nam không bảo vệ được lợi ích quốc gia tối thượng của dân tộc Việt Nam.
Năm 1945, Việt Minh dành chính quyền thành công từ tay Phát Xít Nhật Bản. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Thành công này là do Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) đoàn kết được toàn dân Việt Nam quyết tâm dành độc lập, tự do cho dân tộc.
Là lực lượng nòng cốt của Việt Minh, Đảng cộng sản Việt Nam đã cướp công lao của dân tộc Việt Nam, chiếm đoạt quyền lãnh đạo và loại dần các lực lượng yêu nước khác tham gia Việt Minh. Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc chiếm toàn bộ lục địa, sự câu kết của Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc càng thêm chặt chẽ. Đảng cộng sản Việt Nam đã dựa vào viện trợ của Trung Quốc để thực hiện các mưu đồ chiến lược của mình. Họ đã lệ thuộc vào Trung Quốc.
Cải cách ruộng đất với sự tàn sát người nông dân Việt Nam đã trở thành khủng bố kiểu Trung Quốc, đã gây xáo trộn xã hội ở mức cao nhất.
Ký hiệp định Geneve chia đôi đất nước là phản bội sự thống nhất của quốc gia Việt Nam, vi phạm tính toàn vẹn của biên cương, lãnh hải Việt Nam...
Công hàm 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và việc để mất Hoàng Sa, Trường Sa là tội lớn của Đảng cộng sản Việt Nam.
Mua tình hữu nghị của Trung Quốc bằng việc nhượng 1/2 thác Bản Dốc, Ải Mục Nam Quan, các cao điểm 1509 Vị Xuyên Hà Giang,... là những hành động đê hèn của Đảng cộng sản Việt Nam, quên đi lợi ích quốc gia tối thượng Việt Nam…
4. Cương lĩnh của tất cả các chính đảng ở Việt Nam thời kỳ hậu cộng sản, cần phải chứa đựng tinh thần của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.
Tinh thần ấy là cảnh giác vô điều kiện với Trung Quốc. Vua Trần Nhân Tông đã rõ ràng chỉ mặt bành trướng Trung Quốc và dặn dò di chúc: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ này như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau”.
Tinh thần ấy là quyết tâm giữ lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam không chịu mất một li đất, một li biển đảo, như Vua Lê Thánh Tông đã dậy: Ai để mất một tấc núi sông, một tấc biển đảo Việt Nam, đáng tội tru di.
Tinh thần ấy là phải thực thi Nhân nghĩa, là đảm bảo cho dân được yên lành làm ăn, phát huy nghiệp tổ trên toàn cõi Việt Nam.
Tinh thần ấy là không nô lệ Trung Quốc hay bất cứ cường quốc nào khác. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập."
Tinh thần ấy là bảo vệ lợi ích quốc gia tối thượng Việt Nam.
Khi Việt Nam đã có dân chủ, đa nguyên, bất cứ một chính đảng nào, dù tả hay hữu, dù tiến bộ hay bảo thủ, dù hướng ngoại hay hướng nội… cần phải có những yếu tố này trong cương lĩnh của đảng mình.
Đây là bài học lịch sử, không thể sơ xuất một chút nào được.