Kiểm soát Bắc Triều Tiên trong thời kỳ chuyển tiếp khó hiện thực vì sự cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung - Dân Làm Báo

Kiểm soát Bắc Triều Tiên trong thời kỳ chuyển tiếp khó hiện thực vì sự cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung


Tony Karon * Chuyển Ngữ: Bần Cố Nông (danlambao) - Cạnh tranh về địa lý chính trị (geopolitical) ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc làm cho quan hệ song phương trong việc kiểm soát tình hình Bắc Triều Tiên ít có triển vọng thành công.

Nghe có vẻ lạ lẫm vì sự mất cân đối lớn về sức mạnh quân sự và kinh tế giữa hai quốc gia, Bắc Triều Tiên thực sự nắm giữ các sáng kiến ​​chiến lược trong mối quan hệ đầy rắc rối của họ với Hoa Kỳ. Điều thực tế rõ ràng từ những sự việc được lặp đi lặp lại trong hai thập kỷ qua, trong đó Hoa Kỳ buộc phải đáp ứng với Bình Nhưỡng, cho dù đó là sự khiêu khích hoặc hòa giải. Washington, cho dù là quan điểm cứng rắn của những tháng đầu tiên của chính quyền Bush hoặc tinh thần hòa giải trong những tháng cuối cùng của kỷ nguyên Clinton, thì cũng chẳng thể thiết lập được những chương trình nghị sự để đối phó với Bắc Triều Tiên. 

Chế độ của Chủ tịch Kim Jong Il xây dựng và nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân, dợt bắn tên lửa hoặc khởi động cuộc tấn công vô cớ vào các quân nhân Nam Triều Tiên và thậm chí cả dân thường. Hoặc, họ sẽ mời chào các bước theo hướng giảm thiểu kho vũ khí hạt nhân của mình và tham gia đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, để đổi lấy viện trợ kinh tế quan trọng. Dù bằng cách nào đi nữa, thì Mỹ và các đồng minh sẽ là thành phần phải có phản ứng bằng cách mạnh và cắt viện trợ, hoặc cung cấp những điều khoản ngọc ngào để đổi lấy sự nhượng bộ từ Bắc Triều Tiên. 

Lý do cho rằng mô hình không vui này rất đơn giản: Mỹ và Hàn Quốc không thể mạo hiểm với hậu quả của một cuộc tấn công quân sự vào Bắc Triều Tiên. Thủ đô Seoul rất gần với vùng phi quân sự (Vĩ tuyến 38) phân chia hai miền Triều Tiên cho nên không cần vũ khí hạt nhân của miền Bắc, trong vòng một giờ đủ loại đạn pháo, tên lửa phi nguyên tử (từ miền Bắc) sẽ ào ạt rót vào đủ để hủy diệt thủ đô Seoul. Mỹ không có liên hệ thương mại với Bắc Triều Tiên nên để thực hiện biện pháp trừng phạt kinh tế là vô nghĩa - và Triều Tiên sẽ phản ứng với bất kỳ động thái phong tỏa nào như là một hành động chiến tranh. Đồng thời, Mỹ và các đồng minh cũng không sẵn lòng với yêu cầu bình thường hóa quan hệ và đảm bảo an ninh của Bắc Triều Tiên. Điều này đồng nghĩa với việc phải loại bỏ việc (làm) thay đổi chế độ ra khỏi mưu lược và như thế sẽ bị cho là hành động ban thưởng cho hành vi của kẻ tống tiền Bình Nhưỡng. 

Ít ra đó là quan niệm của cựu Tổng thống George W. Bush, khi ông vừa nhậm chức và để thẳng thừng cho biết rằng ông "không ưa" Kim Jong Il, ông công khai khiển trách Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao lúc bấy giờ là Colin Powel vì đã gợi ý rằng chính quyền mới sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách của chính quyền Clinton. Đó là cung cấp viện trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng để đổi lại là sự hợp tác (kiểm soát) vũ khí hạt nhân. Những chính kiến bảo thủ của chính quyền Bush, chẳng hạn như Phó Tổng thống Dick Cheney và Đại sứ Liên Hợp Quốc John Bolton, đã không giấu giếm sự ưu tiên của họ cho sự thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, chính quyền Bush đã chẳng có được nhiều lựa chọn, trong vòng hai năm đã phải dùng lại phiên bản của chính sách thời Clinton đó là đàm phán viện trợ kinh tế đổi lại cho hành vi tốt (của Bình Nhưỡng). Sự khác biệt chính là chính quyền Bush công nhận vai trò trung tâm của Trung Quốc cho bất kỳ giải pháp nào về Bắc Hàn và cho Bình Nhưỡng tham gia vào những cuộc đàm phán sáu bên, bao gồm cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga. 

Khi đã không thể ép chính quyền Bush nhượng bộ, thì Bắc Triều Tiên bắt đầu liên tục tung ra các vụ thử tên lửa khiêu khích và rời khỏi các cuộc đàm phán sáu bên. Sau cùng, vào tháng 10 năm 2006, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên. Mặc dù thế nhưng Tổng thống Bush đã không có cách nào khác ngoài việc quay trở lại bàn đàm phán. 

Nhận thức được sự hạn chế trong chính sách của mình với Bình Nhưỡng, chính quyền Bush nhìn nhận Trung Quốc như là yếu tố chính trong việc quản lý vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên: Bởi vì Bắc Kinh đã có một mối quan hệ lâu dài với chế độ ở Bình Nhưỡng, mà họ là ân nhân chính về mọi khía cạnh kinh tế. Nếu Trung Quốc ngưng cung cấp điện, đèn sẽ tắt ở Bắc Triều Tiên. Và chính quyền Trung Quốc duy trì, tham dự trực tiếp với hàng lãnh đạo của chế độ. Thật vậy, khi Kim Jong Un được công bố là người thừa kế cha là Kim Jong Il vào năm ngoái, cùng có mặt trên lễ đài là hai người đàn ông là đại diện lãnh đạo cho Bắc Kinh, như để chính thức việc phong thánh cho người thừa kế. 

Nó đã được công nhận, nên lẽ tất nhiên Trung Quốc sẽ bóp nghẹt làm cho chế độ sụp đổ, vì sợ rằng sự hỗn loạn sẽ mang lại hàng trăm ngàn người tị nạn chạy qua biên giới vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nó cũng được giả định rằng Trung Quốc muốn tránh một cuộc chiến tranh bên ngưỡng cửa của mình, và sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để kiểm soát Bắc Triều Tiên, ít ra thì cũng để kìm chế các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng. 

Chính quyền Obama có vẻ như cũng theo đuổi cùng một logic trong chính sách được cho là "kiên nhẫn chiến lược" - hay còn gọi là sao lãng, với hy vọng rằng Bình Nhưỡng, với sự thô cứng (thiếu uyển chuyển) của nền kinh tế (Bắc Triều Tiên) sẽ làm suy yếu sức mạnh của chế độ và phụ thuộc vào Trung Quốc thúc giục lãnh đạo (Bắc Triều Tiên) mà ngồi vào các cuộc đàm phán. Mục tiêu là để kiềm chế Bắc Triều Tiên trong khi đó tránh bất kỳ sự giah chiến rủi ro nào có thể làm cho tổn thương chính trị cho chính quyền Obama tại quốc nội. 

Dù thế, Obama vẫn được chào đón bởi một cuộc thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong tháng 10 năm 2009. Và trong năm sau, Bình Nhưỡng lại đánh chìm một tàu hải quân Hàn Quốc, giết chết khoảng 50 thủy thủ, nã trọng pháp một hòn đảo dân cư của Hàn Quốc, giết chết hai thường dân và hai binh sĩ và còn tiết lộ rằng họ đã phát triển một nhà máy làm giàu uranium mới làm nguồn cung ứng vật liệu hạt nhân thứ hai (ngoài chất plutonium được sản xuất bởi một lò phản ứng khác). 

Đó là sự thừa nhận thận trọng rằng các tân "lãnh tụ sáng suốt" - và những người quyền lực trong bóng tối của chế độ phục vụ cho sự việc nhiếp chính - sẽ chứng minh thẩm quyền nội bộ của mình và khả năng quân sự tiên quyết để lãnh đạo nhà nước "phản đế" (chống lại đế quốc) bằng cách tung ra một số các hành động khiêu khích mới. Với quá trình chuyển đổi chính trị nguy hiểm trong chế độ hiện nay, việc đáp trả lại hành động khiêu khích như vậy có thể leo thang một cách tai hại. 

Nhưng trong khi Trung Quốc có thể chia sẻ sự quan tâm của Hoa Kỳ trong việc ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng, họ (Hoa Kỳ) phải được hiểu rõ ràng rằng các lợi ích của Bắc Kinh ở Bắc Triều Tiên không giống Washington. Tóm tắt là cho dù triều đại nhà Kim có xúc phạm đến nguyên tắc tập thể lãnh đạo Trung Quốc thời hậu Mao đi nữa, thì Bắc Kinh dường như vẫn tin rằng lợi ích riêng của mình chế độ Bình Nhưỡng tồn tại. Đó là bởi vì sự sụp đổ của chế độ sẽ là cơ hội cho hàng trăm ngàn người tị nạn chạy qua biên giới, và hơn nữa là sự thống nhất của hai miền Triều Tiên, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ tiến kề cạnh đến biên giới của Trung Quốc. Đó là điều màTrung Quốc không cho phép (nó xảy ra), họ sẽ dùng tất cả phạm vi quyền lực của mình để ngăn chặn điều đó. 

Cách nhìn chung của chính quyền Bush và Obama, rằng Trung Quốc có thể quở trách, phỉng phờ hoặc ép vì sự hổ thẹn mà nhúng tay vào việc (hỗn độn) loại trừ gia đình họ Kim, nay đã không còn thực tế. Chính quyền Obama, sau cùng cũng đã công bố "trục châu Á", chọn lục địa này là trung tâm ưu tiên của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (sau một thập kỷ mất tập trung vì Trung Đông) - và điều đó có nghĩa là đối đầu với Trung Quốc. Những biến chuyển gần đây cho thấy chính quyền (Obama) đang có sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng với Bắc Kinh - từ việc triển khai Thủy quân lục chiến (Hoa Kỳ) đến Úc và Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ các nước láng giềng với Trung Quốc trong những tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh, cho tới sự cởi mở với Myanmar (hiện giờ các nhà lãnh đạo quân sự Miến Điện có lẽ đã sẵn sàng để tận dụng lợi thế do sự kình địch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để củng cố cho chiến lược độc lập của họ). Sự gia tăng kình địch, trong đó nổi bật các cạnh tranh địa lý chính trị giữa hai bên, làm cho mối quan hệ, hợp tác trong việc quản lý Bắc Triều Tiên không còn hiệu quả. Trung Quốc có thể có quyền lợi đảm bảo bất di bất dịch trong việc tiếp tục giữ mọi quan hệ "như không có gì lạ" với Bắc Triều Tiên, và làm cho mọi thứ dễ dàng hơn đối với Hoa Kỳ trong khu vực Bắc Á bởi vì không nó không nằm trong những chính sách ưu tiên của Bắc Kinh hiện nay. 


Chuyển Ngữ: 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo