An-Nam Nhược Phu - Dân Làm Báo

An-Nam Nhược Phu

Hành Khất (danlambao) - Tại sao chúng ta không thể kết hợp từng nhóm nhỏ, và liên kết lan rộng thêm từng nhóm khác như dân Bắc Phi đã từng thực hành? Câu hỏi có thể đặt lại là: "Hỡi An-Nam Nhược Phu có dám đứng lên không?" Hay chúng ta hài lòng với những gì có được mà quên hai chữ "nô vong"?...

*

Có lẽ trong chúng ta, những người Việt Nam (VN) luôn tự hào về lịch sử ông cha chống ngoại xâm, và không ai dám kinh phạm gọi là "An-Nam Nhược Phu", ngay cả những kẻ xâm lược và cai trị hằng bao năm qua từ phương Bắc. Trong lịch sử Trung Hoa (TH), cũng có những trận chiến đẫm máu, nhưng cũng chỉ là những cuộc nội chiến giành quyền lực nhau của họ, nhưng khi đối đầu với ngoại bang Nhật, người TH đã được mang danh "Đông-Á Bệnh Phu". Có phải chăng, hôm nay chính người TH đang xem chúng ta như là "An-Nam Nhược Phu", để đổ cái bệnh ương hèn dân tộc của họ cho VN? 

Có thể nhiểu người tự hỏi, tại sao người Nhật không cho VN là đồng bệnh với TH, lúc bấy giờ, trong khi họ chiếm lấy VN trong tay Pháp không hơn 24 giờ? Có thể vì lẽ, VN chỉ là thuộc địa Pháp, không đứng ra đối mặt trực diện với Nhật như khi xâm chiếm TH. Cũng có nghĩa, Nhật chưa một lần thử nghiệm ý chí tinh thần chống ngoại xâm của VN ra sao, ngoại trừ một vài sự hiểu biết của họ về VN qua quá trình lịch sử chống ngoại xâm trước đây. Và cũng có thể nhờ vào những tranh sử máu đó, nên Nhật chưa bao giờ xem VN là đồng bệnh với TH. 

Ngay cả Pháp, dù đã đặt nền thống trị bền vững nhưng cũng chưa bao giờ gọi dân tộc VN là "Đông-Á Bệnh Phu" vì chính họ đã và đang nếm lấy những thách đố của những nhà cách mạng lúc bấy giờ. Dù chỉ là những đốm tàn nhưng những cuộc chiến chống Pháp vẫn âm ỉ cháy, lan tỏa từ Nam ra Bắc. Dù biết trước sự thất bại nhưng những nhà cách mạng vẫn cố nuôi lấy chút hy vọng và hun đốt lòng dân tộc cho thế hệ mai sau tiếp nối. 

Vâng, chúng ta rất hảnh diện với những trang huyết sử đó vì không một ngoại bang nào dám kinh thường dân tộc VN dù phải chịu cảnh nô lệ, gông cùm, đàn áp qua những năm tháng của cả thế kỷ. Chúng ta chưa bao giờ chịu bị sĩ nhục trước cái con mắt của kẻ ngoại xâm, như Nhật đã từng hạ phẩm cách của người TH. Tất nhiên phải có lý lẽ để minh chứng cho sự phán đoán của Nhật đối với người TH (nhưng điều nầy nằm ngoài bài viết). 

Trước khi có thể xác nhận một sự thật, ít ra cũng phải có vài lập luận kèm theo dẫn chứng cho chứng bệnh "An-Nam Nhược Phu" mà người TH đang dành lại cho VN, hay trong tầm nhìn của thế giới. Điểm qua vài hình ảnh của cuộc biến động mới nhất trong khoảng giữa tháng 12, 2011của dân Ai Cập phản kháng lại quân đội mà Mohamed Hussein Tantawi, người đứng đầu Hội đồng quân đội và cũng là Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống HosniMubarak dù nhà cầm quyền độc tài nầy đã bị hạ bệ từ tháng hai:


Hay vài hình ảnh biểu hiện ý chí chống ngoại xâm Bắc kinh xấu xa ngay tòa Đại sứ Tc ở Seoul, của dân Nam Hàn sau cái chết của người lính biển biên phòng do ngư phủ Tc gây ra sau khi xâm nhập bất hợp pháp vùng biển Nam Hàn. Dù quốc gia họ chỉ là một nửa bé nhỏ của bán đảo nhưng dân tộc có dư thừa dũng cảm để đối đầu Bắc Hàn cộng dính liền biên giới với Trung cộng khổng lồ mà đảng csvn đang qui lụy, khiếp nhược.


Và vài hình ảnh biến động tiêu biểu ở Yemen trong tháng 6/2011 vừa qua, với hàng ngàn người xuống đường mà đã bùng nổ từ gần cuối tháng Giêng qua sự đòi hỏi Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức. Dù bị đàn áp thô bạo nhưng lòng dân Yemen không yên nghỉ cho đến khi đạt được ý dân là Saleh bắt buộc phải thối vị và trao quyền lực tạm thời cho Phó Tổng thống Abedrabbo Mansour Hadi ngày 23/11/2011, người sẽ được chính thức chọn lựa vào đầu tháng Hai, 2012.

Trong khi đó, nơi vùng đất Á Châu xa xôi đã xãy ra cuộc biểu tình khá đông đảo trước đó ở VN, vào ngày 9 của tháng 12/2007, tại Sài Gòn. Đó là cuộc biểu tình tiên khởi chống Tc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, và giết hại ngư dân, diễn hành kéo dài truớc tòa Đại sứ Tc. Đến mãi 4 năm rưởi sau, vào ngày 5/6/2011 mới có một cuộc biểu tình lần thứ I trong loạt biểu tình về sau (đến lần thứ XI, 21/08/2011), khá thành công nhất, đông đảo nhất - khoảng 3.000 người - trong chế độ xích xiềng, búa liềm cộng sản VN. Một đòn giáng phủ đầu Bộ Chính trị đảng csvn bán nước mà họ không ngờ có thể xảy ra, dù dưới màu cờ đỏ máu cộng sản, bài hát tán tụng cộng sản, nhưng chắc chắn lòng dân không hẳn ngã theo chế độ thối nát nầy. Họ chỉ dựa vào những yếu tố đó để tránh sự đàn áp thô bạo, côn đồ của đám công an cs chỉ biết sống chết vì đảng như đám thiêu thân. Và lần thứ I nầy được sự hưởng ứng từ dân Hà Nội, ngay cả vài tỉnh ở miền Trung. Đồng thời dấy động những cuộc biểu tình ủng hộ người trong nước từ ngoài nước khắp thế giới nơi cộng động Việt cư ngụ.


Nhưng càng về sau, qua những đàn áp thẳng tay từ đánh đập hội đồng, đến túm tóc kéo lê, hay khiêng ném lên xe tống vào nhà tù, khiến tinh thần biểu tình dường như bị đông đặc qua vài hình ảnh sau cùng của phong trào tự phát mà chỉ còn lại lưa thưa từ vài chục người đến dăm người ở Hà Nội. Và Sài Gòn chỉ lại ảo ảnh cuộc biểu tình lướt qua theo tiếng xe gắn máy cùng vài người phóng đi trong đêm cho phút cuối ngậm ngùi được xem như lần thứ XII sau cùng.



Thế là chấm dứt, cạn kiệt ý chí! Dường như sau cuộc biểu tình lần thứ 5, giới nhân sĩ trí thức đã được cảnh báo ngầm qua những cuộc đối thoại trực tiếp với công an, nên họ không bao giờ xuất hiện dù trước đây cũng chỉ một vài lần. Trong tinh thần thoi thóp cần nơi nương tựa cho cuộc biểu tình ở Hà Nội nơi nhân sĩ trí thức, nên dần dần mỏng hơn, nhịp độ tan vỡ nhanh, mau chóng hơn. Trong khi đó, Sài Gòn bị đặt trong tình trạng con rơi, càng bị ghét bỏ thậm tệ khi họ được kinh nghiệm qua những màn áp đảo bằng vũ lực, tay chân, như đang đóng phim hành động gây cấn nhất bằng những cú quăng người xuống đường; kẹp xiết cổ, nắm tóc lôi kéo; vung đập hội đồng bằng dùi cui hay tung đá túi bụi bởi đám công an vây quanh v.v. Những cảnh đó dường như không xảy ra ở thủ đô Hà Nội, mà có thể nói là nhẹ nhàng hơn một vài phần trong sự đàn áp. Có lẽ vì những người dân miền Bắc không ai là không thuộc gia đình cách mạng, hay liệt sĩ. Sự phân biệt người miền của csvn cũng là một mưu đồ chia rẻ dân tộc để trị, dù họ vẫn còn căm thù dân miền Nam trong hơn 3 thế hệ qua. Thực tế là họ lo sợ sức phản kháng của dân miền Nam hơn miền Bắc, vì cuộc sống tự do nên dân miền Nam có phương tiện tiếp cận thế giới sách báo, thông tin, để mở rộng tư duy mau chóng. Csvn biết rằng rất khó thay đổi quan niệm sống của dân miền Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa của cộng sản; ngược lại họ vẫn khá tin tưởng vào sự tuyên truyền gian xảo đối với dân miền Bắc mà họ đã bị uốn nắn tư tưởng từ lâu theo một chiều hướng thông tin chỉ từ đảng. Tiếp theo là những công cụ chận đứng, quấy phá mạng lưới mà người dân muốn tra cứu để tìm hiểu thêm về thế giới chung quanh, ngoài đảng csvn. 

Sự yếu hèn của chế độ độc tài vẫn giống nhau y như đúc, dù nó mang tên là gì. Bởi vậy, csvn cũng không ngoại lệ trong sự kiềm giữ sự ngu dân hóa dân tộc dài lâu hầu dễ trị vì và mặc sức "tuyên truyền giáo huấn" như ý muốn như kẻ lưu manh thích lường gạt trẻ con. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng csvn đã khá thành công trong phương thức tẩy não đó. Hiển hiện là một số đông đảng viên, thành đoàn thanh niên mới và cũ vẫn cứ nhắm mắt, khép kín tư tưởng, khai thông tư duy qua Bộ Chính trị csvn, nên dù vô tình họ nghe hay đọc được một sự thật nào đó qua sự chứng minh rõ ràng, cũng không bao giờ chấp nhận nhưng cũng không đủ khả năng biện luận cho điều họ tin từ đảng vì tư liệu trung thực không có, ngoại trừ những gì chỉ có đảng nói, đảng viết cũng không minh chứng điều gì hay có gì minh chứng. 

Đó chính là phương cách ngụy biện của cái gọi là "Duy vật Biện chứng" hay nói đúng nghĩa là loại biện chứng vòng vo mưu mẹo trên lý thuyết như bài toán chứng minh 2 bằng 3, hoặc thoáng qua mà không cần dẫn chứng vì biết chắc người đọc cũng không bao giờ có được những tư liệu gì để chứng minh, ngoài đảng có quyền giữ chúng. Lối biện chứng ngụy biện càng đi xa, càng khiến người ta mù mờ, khó phân biệt sự khác biệt giữa chân thực và giả tạo, để cuối cùng đi đến một kết luận dường như rất là logic, không cách biện giải được, ngoại trừ phải vứt bỏ vài mệnh đề giả tạo và sai lầm nhằm dẫn dụ vào trọng yếu trước đó. Bởi thế, chính sách ngu dân hóa luôn là kế hoạch hàng đầu trong chế độ độc tài; chính nó là điểm trọng cần được phá bỏ để giải thoát dân chủ, tự do cho tư tưởng. 

Đã có bao nhiêu lần, chúng ta tự hỏi, những kẻ vô danh bị câu lưu giam hãm là ai không, khi vô tình đọc thấy đâu đó? Những gương mặt xa lạ, và càng xa lạ họ hơn khi đọc xong bài viết kết tội một cách nặng nề, khiến người đọc có cảm tưởng họ là những kẻ mang bệnh nan y, cùi hủi, truyền nhiễm; là những gánh nặng cho xã hội hiện tại, là những thành phần rác rến, bẩn thỉu, dư thừa cần phải tống đi; là những con người nguy hiểm cho dân lành cần loại bỏ với tất cả sự khinh bỉ nhất; là thứ sinh vật vô ích, chỉ luôn phá hoại gây khó chịu cho mọi người; là... là... v.v... 

Vâng, họ là ai với những gương mặt tiêu biểu sau đây:


Qua 2 bức hình trên, cho thấy họ rất là bình thường như những người dân khác. Như trong số những người bình thường ở Ai Cập, hay Lybia, hay Yemen, hay Trung Quốc v.v.. dám đứng trong hàng ngũ dân chúng để giúp thêm chút sức mạnh đám đông chống lại bọn độc tài tham lam, bóc lột xương máu người dân, dù giả như họ chưa là nạn nhân nhưng không có gì bảo đảm rằng họ không bao giờ sẽ là nạn nhân vì chính họ cũng là người dân bình thường. Bình thường đến độ không mấy ai quan tâm đến họ là ai, nhưng họ cũng chẳng mong muốn được biết đến hay tiếng tăm dư thừa. Họ hành động vì họ chỉ là người dân bình thường nên hiểu rõ những gì người dân đang mong mỏi; vì trái tim thôi thúc lòng dân tộc một cách huyền bí nào đó; vì họ không thể đành lòng ngồi im lặng nhìn những gì trái ngược lẻ thường tình; vì họ chân chất với quê hương nên dễ dàng rung động trước những nghịch cảnh gian xảo của chế độ. Họ chỉ là những người vô danh yêu nước nhiệt tình! 

Trong bài viết "Trương Văn Sương, Người Tù Bất Khuất", 19/06/2009, của Lê Minh, trên congdongnguoiviet.fr có nhắc đến một số cựu tù "vô danh" trong trại giam Nam Hà mà chắc chắn rằng trong chúng ta ít có người biết đến tên họ: 

"Ngoài ông Trương Văn Sương, còn có những người tù chính trị bị nhốt tù lâu năm đã được hai ông Phạm Văn Thành và Nguyễn Khắc Toàn nhắc đến là: 

- Ông Vũ Đình Thuỵ: cựu sĩ quan BĐQ VNCH xuất thân Thủ Đức bị án 30 năm tù vì tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” và “làm thơ phản động gởi ra nước ngoài”. 

- Ông Phan Văn Bà: bị án chung thân từ năm 1985. Tuổi ông Bà nay trên dưới 70. Ông quê Quảng Ngãi, gia đình hiện ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai. 

- Ông Trần Quang Đô

- Ông Bùi Thúc Nhu: bị án chung thân từ khoảng năm 1989. Quê Phú Yên, người xuất thân từ Đảng Đại Việt (Phú Yên). 

- Ông Nguyễn Đình Văn Long (bị bắt khoảng năm 1985). 

- Ông Trần Tư: về từ Hoa Kỳ, bị bắt 1993, án chung thân." 

Hay trong bài viết "Người tù chính trị Nguyễn Văn Trại đã qua đời", 12/07/2011, trên danlambao, có nói đến một số tù nhân chính trị "vô danh", rất là xa lạ với đại đa số chúng ta, đang bị giam giữ tại Đồng Nai, ngoài Ông Nguyễn Văn Trại đã mất sau khi đưa vào bệnh viện: 

"Cả ba đều là thành viên của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam 

- Ông Nguyễn Tuấn Nam (Bí danh: Bảo Giang): 76 tuổi, bị kết án 19 năm tù; từng là một sĩ quan quân đội vào tiếp quản miền Nam năm 1975 nhưng ngay sau đó đã mau chóng bị vỡ mộng dưới chiêu bài "giải phóng". Sau đó, ông gia nhập quân tình nguyện tại chiến trường Camphuchia, đồng thời tìm cách liên lạc với các tổ chức chính trị. Ông Nguyễn Tuấn Nam bị bắt tại biên giới Camphuchia - Thái Lan và bị đưa về Việt Nam chịu án tù từ năm 1996. Đến nay, ông Nam đã qua 2 lần tai biến và không còn đi đứng được. 

- Ông Lê Văn Tính: 72 tuổi, bị kết án 20 năm tù. Trước năm 1975, ông là một dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, sau năm 1975, bị bắt đi tù cải tạo 10 năm. Sau đó tiếp tục tham gia các tổ chức chính trị, ông bị bắt khi đang trên đường sang Thái Lan, rồi bị đưa về VN 

- Ông Nguyễn Hữu Cầu: 67 tuổi, bị kết án tù chung thân. Ông Nguyễn Hữu Cầu từng là một đại úy trong quân đội VNCH, năm 1975 ông bị bắt làm tù binh. Năm 1982, ông Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục bị cáo buộc "phản động" và bị kết án tử hình, nhưng sau đó giảm xuống còn chung thân. Tính đến nay, ông Nguyễn Hữu Cầu đã ở tù được 29 năm, mắt đã mờ hẳn, kèm theo chứng bệnh suy tim." 

Và ngay cả những "anh hùng vô danh" trong bài viết "Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam", của Trúc Lâm Lê An Bình, trên truclamyentu.info, đã hy sinh một cách âm thầm cho quê hương, dân tộc, nhưng chẳng được mấy ai biết đến. Trong đó có cả người Việt hải ngoại, vốn đang sống ấm êm với tiện nghi đầy đủ nhưng họ cũng từ bỏ và làm theo tiếng gọi con tim: 

"- Ông Trần Văn Bá: sinh năm 1945 là cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Ðã tham gia MTTNCLLYNGPVN của kỹ sư Lê Quốc Túy vào những ngày đầu mới thành lập. Tháng 10/80 giữ chức Thiếu úy và thăng Thiếu Tá tháng 5/84 phụ trách an ninh nội vụ chỉ huy trưởng xâm nhập VN và chỉ huy trưởng mật cứ huấn luyện Tự Thắng. Anh Bá bị bắt tháng 9/1984. 

- Ông Lê Quốc Quân: sinh năm 1941 là cựu sĩ quan QLVNCH. Chiến hữu Quân đã quy tụ một số cựu quân nhân trốn cải tạo và một số được thả về thành lập tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Các Lực Lượng yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Ðã hai lần rời Sài Gòn gặp C/h Hạnh và ông Túy tại trấn Hồ Phòng Minh Hải vào tháng 3/82 và tháng 6/82 để bàn thảo kế hoạch hoạt động. Chương trình hành động gồm: 

1/ Lập các tổ cảm tử nhỏ, phân tán ở các đô thị, trang bị gọn, cùng các tổ chức trong lực lượng mới tuyển mộ để phá hoại, ám sát, rải truyền đơn, kích động quần chúng...
2/ Dự kiến đẩy mạnh hoạt động vũ trang ở các vùng rừng núi và nông thôn với sự lôi kéo dân chúng cướp chánh quyền từng khu vực, tiến tới lật đổ chế độ trên toàn VN. 

- Ông Hồ Thái Bạch: bí danh Anh Cả sinh năm 1926 tại Long An trú quán Tây Ninh, được thay cụ thân sinh là Bảo Ðạo Cao Ðài Hồ Tấn Khoa, giữ chức Ðồng Chủ Tịch đặc trách Cao Ðài quốc nội. Bị bắt tháng 9/84 trên đường đi gặp chiến hữu Mai văn Hạnh từ nước ngoài về. 

Tám giờ sáng ngày thứ ba 8/1/1985, CSVN đã đem ba chiến hữu Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch ra pháp trường xử bắn. Ba chiến hữu không chịu bịt mắt và đã hô lớn trước khi chết: "Ðả Ðảo Cộng Sản -Việt Nam Muôn Năm." 

Riêng chiến hữu Mai văn Hạnh nhờ sự can thiệp tích cực của chánh phủ Pháp nên được VC trả tự do và trục xuất sang Pháp." 

Và còn nữa những người "vô danh" trong bóng tối như nhóm bạn trẻ "Bồ Câu Trắng" âm thầm giúp đỡ dân oan khiếu kiện. Dù ít người biết đến họ, đám công an vẫn có thông tin ngầm và luôn bủa vây theo dõi, rình rập không khác gì những tên trộm ngày có giấy phép.


Những bloggers cũng đóng góp trong trách nhiệm khơi lên ánh sáng sự thật qua thông tin, sưu tập, tra cứu tài liệu, cùng các bạn "vô danh". Họ là những người có tâm huyết và muốn làm một điều gì đó trong sự xây dựng tinh thần được sáng suốt, kiên định cho đọc giả từ mọi tầng lớp. 

Chúng ta dường như còn quá e dè, lo ngại dù muốn góp thêm một bàn tay. Những người "vô danh" đó, họ không bao giờ có mưu cầu danh lợi cá nhân khi tự dấn thân mà chưa có một số đông nào làm hậu thuẫn. Họ đơn độc đến độ chẳng mấy ai biết đến. Trong khi chúng ta ơ thờ với những gì đã và đang xảy ra chung quanh, vì cớ lo cuộc sống, gia đình v.v. thì sẽ không bao giờ chúng ta cảm thấy lòng tự hào khi đọc lại lịch sử nước nhà, hay nhìn sang nước khác. 

Có phải chăng, chế độ độc tài cs nầy đã biến chúng ta thành những "An-Nam Nhược Phu" như chính Bộ Chính trị cs đang thực hành đối với Tc? Chúng ta dường như chưa đủ lòng nhiệt huyết để tái dựng đất nước như những nước ở miền Bắc Phi. Họ cũng chẳng khác gì chúng ta, cũng chỉ là những người dân, cũng có gia đình để lo, có cuộc sống để giữ. Nhưng tại sao họ có thể làm được những cuộc cách mạng dân tộc mà chúng ta - luôn vốn hãnh diện với 4.000 năm văn hiến- thì không? Ngay cả trong số chúng ta vẫn còn mơ hồ với ý nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ cần sửa đổi sao cho tốt đẹp xã hội hơn là xóa bỏ. Họ vẫn ngây ngô với những lề lối tuyên truyền của đảng chỉ vì có lẽ hiện tại họ vẫn còn nhận được ơn mưa móc nào đó nên khó đành lòng quay lưng như đám công an vẫn tuyên bố "Còn đảng còn mình." Hiển nhiên là vậy, nếu không còn đảng csvn thì chẳng ai muốn đám công an tồi bại tồn tại làm gì. 

Tại sao chúng ta không thể kết hợp từng nhóm nhỏ, và liên kết lan rộng thêm từng nhóm khác như dân Bắc Phi đã từng thực hành? Câu hỏi có thể đặt lại là: "Hỡi An-Nam Nhược Phu có dám đứng lên không?" Hay chúng ta hài lòng với những gì có được mà quên hai chữ "nô vong"? Sớm hay muộn gì, trực tiếp hay gián tiếp, tất cả chúng ta sẽ phải trải nghiệm qua điều mà khó có thể kiềm giữ trong lời: "Khốn nạn!" Tác giả Nguyễn Phúc Bảo Ân trong bài viết "Người Việt có Hèn Không?", trên mạng phanchautrinhdanang.com, cho chúng ta thấy cái "Hèn" từ đâu có. Vì từ bẩm sinh, mỗi chúng ta không sở hữu tất cả bản chất cá nhân nhưng chính xã hội, chế độ là nguyên nhân nguồn gốc đã cấy cái "Hèn" vào người chúng ta lúc nào không hay biết. Tác giả đã định khá rõ nguồn gốc "Hèn" mà "đỉnh-cao-trí-tuệ" phát sinh. 

Năm sắp hết nhưng sự khốn nạn sẽ không bao giờ hết, nếu ngày nào đảng csvn vẫn còn đó. Và mức độ khốn nạn sẽ càng ngày càng cao hơn, rộng hơn với sự chỉ đạo của Tc. Thế giới đang nhìn vào thái độ của dân tộc Việt Nam xem họ có phải là những "An-Nam Nhược Phu" không. Hãy đứng lên, hỡi những An-Nam nhược phu, đòi tự do dân chủ cho Việt Nam! Thời gian không chờ đợi chúng ta như trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) của Tc với sự đồng tình của đảng csvn, thì số phận sẽ được an bài như một định mệnh nghiệt oan.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo