Cái tâm của mỗi con người - Dân Làm Báo

Cái tâm của mỗi con người

Nguyễn Đình Dũng (Danlambao) - Con người, theo như LêNin nói là : “ một cơ thể vật chất” và còn tâm hồn theo ông là : “ hiện thực khách quan được phản ánh vào bộ não thông qua quá trình tư duy”. Còn những gì tôi được học trong kinh Phật dạy thì không hoàn toàn như thế.

Tôi không nói rằng những lời mà ông Lênin nói khác với lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên thuyết, nhưng mà những gì mà kinh Phật nói về con người thì nhiều hơn, nhiều hơn rất nhiều những gì mà LêNin và Hồ Chí Minh nói về con người.

Con người nếu nhìn nhận như một cơ thể vật chất duy vật thì bao gồm sáu giác quan là : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý .

Chúng ta thường cho rằng cái tâm của mỗi người chính là cái ý thức hay suy xét mọi việc này. Thực ra ý thức chỉ là phản ánh “hiện thực khách quan” của năm giác quan còn lại. Ý thức đơn thuần làm việc một cách không tự chủ.

Phật giáo còn đề cập đến thức thứ 7 là Mạt na – Thức gây nên sự chấp ngã là có một cái Tôi cái Ta đang điều khiển cơ thể và thức thứ tám là A Lại Da huân tập, tích chứa những chủng tử của 7 thức còn lại.

Xã hội loài người khác với xã hội loài thú, khác với xã hội loài quỷ và xã hội trên trời ở chỗ là có sự sinh hoạt xã hội, và có cái thiện cái ác rõ ràng. Thân khẩu ý của mỗi người đều do phiền não điều khiển, từ tham lam, sân hận, kiêu mạn hay nghi ngờ, hay si mê không rõ mọi việc. Chúng ta chẳng mấy khi mà tự điều khiển được bản thân. Mỗi người muốn giữ giới tùng thiện làm lành đều phải có một chỗ dựa cho mình gọi là “ niềm tin “.

Nhiều người thì cho cái thức thứ tám là tâm, nhưng thực sự để thấy được cái tâm thực sự, cái bản tâm bất sanh bất diệt bất biến của mình thì thực ra là rất khó. Người học đạo cũng phần nhiều nhắm đến mục đích như vậy.

Cho nên trong bài này tôi chỉ muốn nêu ra quan điểm của tôi là trong cuộc sống có những điều chúng ta còn chưa nhận thức ra được trong một sớm một chiều, cho nên “cái sự suy nghĩ “ của mình chẳng phải bao giờ cũng là đúng đắn.

Chúng ta cho rằng xã hội phương Tây văn minh hơn chúng ta về đời sống vật chất hay đời sống tinh thần ? Thường thì chúng ta nghĩ là họ hơn chúng ta ở điều thứ nhất, nhưng một khi dám nhìn nhận lại và so sánh họ và chúng ta ở khía cạnh tinh thần thì có thể mỗi người chúng ta lại lớn hơn, có sự suy nghĩ lớn hơn về bản thân và cuộc sống.

Nguyễn Đình Dũng



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo