Bộ trưởng Thăng lý giải việc cầu Thăng Long lồi lõm - Dân Làm Báo

Bộ trưởng Thăng lý giải việc cầu Thăng Long lồi lõm

Nguyên nhân là do công nghệ về bám dính của Anh, công nghệ thi công, vật liệu của Singapore và nay chưa có giải pháp khắc phục… đây là vấn đề kỹ thuật hết sức khó và công nghệ hiện nay trên thế giới, người ta không làm cầu bản mặt thép như cầu Thăng Long nên đây cũng là vấn đề hết sức nan giải. Vấn đề này là có thật... Đinh La Thăng

Lý giải về tình trạng bề mặt cầu Thăng Long mau xuống cấp chỉ sau một thời gian được sửa chữa, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết: “Cầu Thăng Long là một trong 5 công trình lớn. Bộ đã cho kiểm tra, mời các giáo sư, chuyên gia đầu ngành về ngành giao thông kiểm tra cầu Thăng Long. 

Và hiện nay cũng xác định được sơ bộ nguyên nhân là do công nghệ về bám dính của Anh, công nghệ thi công, vật liệu của Singapore. Để giảm chi phí đầu tư, chúng ta ký hai hợp đồng này riêng nên khi xảy ra vấn đề về mặt kỹ thuật, chất lượng thì nay chưa có giải pháp khắc phục”. 

Giữa mặt cầu là một cái "ao" lớn. Ảnh: Kienthuc.net.vn 

Nói về phương án giải quyết vấn đề, Bộ trưởng Thăng nói: “Hiện nay, chúng tôi đã làm việc với các nhà thầu của Đức, họ đặt vấn đề và tìm ra nguyên nhân là do cầu Thăng Long chúng ta làm từ năm 1980, cầu bản mặt thép và cũng là cầu bản mặt thép duy nhất của nước ta hiện nay. 

Trong quá trình sử dụng 30 năm thì nó bị võng xuống và khi đưa vật liệu mới, quy trình mới lên và thi công trong điều kiện dự án nhanh, thời gian thi công vào mùa rét, nhiệt độ của vật liệu cũng như các điều kiện kỹ thuật không đảm bảo dẫn đến tình trạng chất lượng kém. Hiện nay, Bộ cũng đang tìm các giải pháp để khắc phục việc này. 

Tuy nhiên, đây là vấn đề kỹ thuật hết sức khó và công nghệ hiện nay trên thế giới, người ta không làm cầu bản mặt thép như cầu Thăng Long nên đây cũng là vấn đề hết sức nan giải. Vấn đề này là có thật, Bộ GTVT sẽ tiếp tục nghiên cứu, xử lý sớm việc này”.


Cầu Thăng Long được khánh thành vào ngày 9/5/1985, nối trung tâm thành phố Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài. Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, mặt cầu hư hỏng nặng ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông.


Cuối năm 2009, cầu Thăng Long được đầu tư hơn 90 tỷ đồng để bóc toàn bộ lớp phủ mặt cầu cũ, làm mới lớp phủ mặt cầu rộng 16,5 mét, dài gần 1,7 km. 



Sau 3 tháng hoàn thành đưa vào sử dụng đã xuất hiện những vết nứt mới và tiếp tục được sửa chữa vào tháng 4 và 7/2010. Đến nay, dù được sửa chữa, vá nhiều lần nhưng mặt cầu vẫn hư hỏng nặng.
Theo GDVN



*

Cầu Thăng Long và những hình ảnh bộ trưởng Thăng nên xem


- Mặt cầu Thăng Long sau nhiều lần sửa chữa, tuy nhiên cho đến lúc này trên mặt cầu có những cái “ao”, có nơi như “dòng sông”.

Trưa ngày 15/5, theo quan sát của phóng viên Kienthuc.net.vn, trên mặt cầu Thăng Long hướng từ trung tâm Thủ đô tới sân bay Nội Bài (Hà Nội) xuất hiện một số “dòng sông” và những cái “ao” trên mặt cầu. Bên cạnh đó còn có vô số ổ gà, ụ nhựa đường...nhấp nhô.

Những cái "ao" cá trên mặt cầu Thăng Long sau mưa 

Anh Nguyên Anh Tiến – lái xe khách tuyến Mỹ Đình- Phú Thọ, bức xúc nói: “Mỗi ngày tôi điều khiển xe qua cầu ít nhất là hai lần, nhiều lúc sơ ý khi bắt gặp “hố bom, sông” phải phanh gấp, xảy va chạm nhau trên cầu là thường xuyên.

Tôi cũng không hiểu tại sao nhiều lần sửa chữa như vậy rồi đến nay nó vẫn hỏng mà còn hỏng nặng hơn các lần trước. Kiểu này chỉ còn nước phá đi mà làm lại”.

Cầu Thăng Long được xây dựng từ năm 1985 và đến tháng 10/2009, cầu Thăng Long được đầu tư gần 100 tỷ để làm lại mặt cầu, đồng thời đồng để bóc toàn bộ lớp phủ mặt cầu cũ, làm mới lớp phủ mặt cầu rộng 16,5 mét, dài gần 1,7 km. 

Nhưng sau 2 tháng thông xe, mặt lại xuất hiện hàng loạt vết nứt kéo dài. Nhưng sau 3 tháng hoàn thành đưa vào sử dụng đã xuất hiện những vết nứt mới và tiếp tục được sửa chữa vào tháng 4 và 7/2010. Đến nay, dù được sửa chữa, vá nhiều lần nhưng mặt cầu vẫn hư hỏng nặng.

Trước vấn đề mặt cầu Thăng Long liên tục nứt, vào đầu năm 2012, Bộ Giao thông Vận tải đã thanh tra dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long và kết luận: "Mặt cầu Thăng Long xuống cấp là do các đơn vị đưa ra giải pháp thiết kế và sử dụng kết cấu chưa phù hợp, thiết kế hệ thống thoát nước không đồng bộ dẫn đến đọng nước làm hư hỏng mặt đường." 

"Sông" nhỏ trên mặt cầu chưa biết đến khi nào mới cạn 

Mới đây nhất, Tổng Cục đường bộ Việt Nam cho biết, đã đề nghị một công ty của Đức xây dựng phương án, đề xuất giải pháp sửa chữa mặt cầu Thăng Long để làm cơ sở báo cáo Bộ Giao thông Vận tải quyết định. Dự kiến, trong tháng 5, phía đối tác sẽ trả lời vấn đề này. 

Xe ô tô phải rón rén không sát gầm... 

...né "ao" và "sông" trên cầu 

Giữa mặt cầu là một cái "ao" lớn 

Những lớp nhựa như muốn "nuốt" bánh xe ô tô 

Mặt cầu Thăng Long các lớp nhựa bị lõm hơn 10cm 

Phía ngoài mặt cầu còn lõm sâu hơn 

Một số con "sông" vừa cạn, vừa có nước trên mặt cầu 

Các ụ nhựa nhấp nhô 

Nứt toang 

Trơ sắt trên mặt cầu Thăng Long nhưng... 

...hàng nghìn ô tô có trọng tải lớn nhỏ vẫn phải qua 

Tiến Dũng


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo