và vài chuyện liên quan đến thân thế của Nguyễn Tấn Dũng...
Trần Phong (Danlambao) - Phải thừa nhận một sự thật là: Ông mười Cúc (bí danh của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh) là một trong số rất ít lãnh tụ cs Việt Nam không bị mang tiếng về vấn đề như tham quyền cố vị, mua quan bán tước, tham nhũng-bè cánh... Ít ra cũng là như vậy! Chúng ta đều đã biết, ông chính là kiến trúc sư của việc quay lại nền kinh tế thị trường (mà để chữa thẹn, đảng ta bảo là... đổi mới).
Kết quả của việc quay lại nền kinh tế của "tư bản giãy chết" là đã giúp Dân Tộc ta chưa bị “cả nước xuống hố”! Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với tác phong gần gũi quần chúng, biết lắng nghe những ý kiến phản ánh về mọi mặt cuộc sống của đông đảo các tầng lớp trí thức cũng như cán bộ thực sự tâm huyết với lợi ích sống còn của nước nhà và Nhân Dân lao động nói chung… Chính ông cũng là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên “cởi trói” (dĩ nhiên cũng chỉ là ở mức tương đối) cho văn nghệ sĩ bao năm bị khống chế hết sức chặt chẽ của ban tuyên huấn trung ương do Tố Hữu cầm đầu khiến anh, chị, em văn nghệ sĩ rất phấn khởi.
Tuy nhiên cũng vì những điều trên mà ngược lại cũng làm cho khối kẻ phải khó chịu… Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với bút danh NVL trong chuyên mục “những việc cần làm ngay” đăng trên báo Nhân Dân “đánh” thẳng vào các tệ nạn thời bấy giờ. Tuy cũng không có mấy tác dụng rõ rệt nhưng cũng làm các tầng lớp Nhân Dân phấn khởi và tin tưởng, bọn tham quan ô lại các cấp ít nhiều cũng phải e dè…
Thời gian đó cũng như sau này, có nhiều người cho rằng đó chỉ là một “chiêu” đánh bóng tên tuổi ông. Tuy nhiên, tôi không tin như vậy, mà thực chất có lẽ chỉ vì “một mình chống lại mafia” nên ông không thể đủ sức làm đến cùng những việc mà ông kỳ vọng có thể góp phần làm trong sạch xã hội! Điều đó cũng giống như con đường một chiều, không dành cho những người “cấp tiến” như ông có thể thoải mái đi ngược lại so với số đông bảo thủ và cuồng tín chủ nghĩa ngoại lai Mác-lê mà thực chất họ cố bám lấy bằng mọi cách cũng chỉ là nhằm giữ chế độ để toàn quyền cai trị toàn Dân qua đó mà “vinh thân-phì gia” mà thôi!... Tiếc rằng những người như ông lại không có nhiều trong hàng ngũ lãnh đạo tối cao để có thể cùng ông “xoay chuyển” vận nước.
Sau khi ông không ra ứng cử nhiệm kỳ 2 tại đại hội bảy đảng cs Việt Nam (ngay từ khi họp trù bị tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc-Từ Liêm-Hà Nội). Lúc bấy giờ có hai luồng dư luận như sau:
Lý do để ông không đồng ý tiếp tục đảm trách vai trò tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa đều liên quan đến Bắc Kinh.
Lý do thứ nhất là có thể ông đã ý thức được rằng với “Hội nghị Thành Đô” ô nhục, đất nước ta sẽ chắc chắn ngày càng phụ thuộc, bị ép và phải nhượng bộ nhiều thứ cho lòng tham vô đáy của tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, để rồi đây chắc chắn sẽ bị lịch sử Dân Tộc phán xét và kết tội. Do đó ông không muốn tiếp tục phải “luồn cúi” nhất lại là trong vai trò tổng bí thư mà chỉ để nhằm giữ chế độ chứ không phải vì sự sống còn của Tổ Quốc.
Lý do thứ hai là do “sức ép” của Bắc Kinh lên bộ chính trị “bắt” phải loại Nguyễn Văn Linh thì mới tiếp tục “cho” bình thường hóa, vì ông là người chủ trương không dựa hẳn vào “kẻ thù truyền kiếp” mà chúng ta cũng đã có quá nhiều bài học lịch sử từ xa xưa cho đến tận thời bấy giờ (mà một trong những điều kiện để bình thường hóa, Bắc Kinh đã ép ta phải loại bỏ cuốn sách trắng “về quan hệ Việt –Trung 30 năm qua” từ thời Lê Duẩn tố cáo nhiều tội ác của Bắc Kinh đối với Nhân Dân ta).
Theo ông Nguyễn Văn Linh thì chỉ nên bình thường hóa với những điều kiện vừa đủ để không còn xảy ra chiến tranh cục bộ chứ chưa phải hoàn toàn là hợp tác chiến lược về mọi mặt như kiểu cùng ý thức hệ của mấy quốc gia cộng sản còn lại, mà phải làm từng bước theo từng giai đoạn, đồng thời tăng cường quan hệ với các nước “phe” tư bản thông qua các nhà đầu tư thời gian đó cũng đã bắt đầu đổ tiền của vào VN để phát triển đất nước nhằm tránh tối đa sự phụ thuộc…(những điều này cũng đã được ông phát biểu trong một cuộc nói chuyện với các cán bộ trung, cao cấp tại câu lạc bộ Ba Đình-đường Nguyễn Cảnh Trân-Hà Nội và một số hội nghị khác…). Tiếc rằng “kế hoãn binh” này của ông đã không qua mặt được Bắc Kinh cũng như không được sự ủng hộ của những đồng chí “phe bảo thủ” ở ngay sát cạnh, mà với họ chỉ có đảng là quan trọng nhất, đứng trên cả chủ quyền quốc gia và độc lập Dân tộc…
Lý do thứ nhất là có thể ông đã ý thức được rằng với “Hội nghị Thành Đô” ô nhục, đất nước ta sẽ chắc chắn ngày càng phụ thuộc, bị ép và phải nhượng bộ nhiều thứ cho lòng tham vô đáy của tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, để rồi đây chắc chắn sẽ bị lịch sử Dân Tộc phán xét và kết tội. Do đó ông không muốn tiếp tục phải “luồn cúi” nhất lại là trong vai trò tổng bí thư mà chỉ để nhằm giữ chế độ chứ không phải vì sự sống còn của Tổ Quốc.
Lý do thứ hai là do “sức ép” của Bắc Kinh lên bộ chính trị “bắt” phải loại Nguyễn Văn Linh thì mới tiếp tục “cho” bình thường hóa, vì ông là người chủ trương không dựa hẳn vào “kẻ thù truyền kiếp” mà chúng ta cũng đã có quá nhiều bài học lịch sử từ xa xưa cho đến tận thời bấy giờ (mà một trong những điều kiện để bình thường hóa, Bắc Kinh đã ép ta phải loại bỏ cuốn sách trắng “về quan hệ Việt –Trung 30 năm qua” từ thời Lê Duẩn tố cáo nhiều tội ác của Bắc Kinh đối với Nhân Dân ta).
Theo ông Nguyễn Văn Linh thì chỉ nên bình thường hóa với những điều kiện vừa đủ để không còn xảy ra chiến tranh cục bộ chứ chưa phải hoàn toàn là hợp tác chiến lược về mọi mặt như kiểu cùng ý thức hệ của mấy quốc gia cộng sản còn lại, mà phải làm từng bước theo từng giai đoạn, đồng thời tăng cường quan hệ với các nước “phe” tư bản thông qua các nhà đầu tư thời gian đó cũng đã bắt đầu đổ tiền của vào VN để phát triển đất nước nhằm tránh tối đa sự phụ thuộc…(những điều này cũng đã được ông phát biểu trong một cuộc nói chuyện với các cán bộ trung, cao cấp tại câu lạc bộ Ba Đình-đường Nguyễn Cảnh Trân-Hà Nội và một số hội nghị khác…). Tiếc rằng “kế hoãn binh” này của ông đã không qua mặt được Bắc Kinh cũng như không được sự ủng hộ của những đồng chí “phe bảo thủ” ở ngay sát cạnh, mà với họ chỉ có đảng là quan trọng nhất, đứng trên cả chủ quyền quốc gia và độc lập Dân tộc…
Thời gian đó, dư luận chia làm “ba phe” để bàn tán về lý do ông mười Cúc không làm tổng bí thư nhiệm kỳ 2. Bên thì theo “lý do” thứ nhất, bên thì lại ủng hộ cho lý do thứ hai, nhưng đa số thì lại cho rằng cả hai lý do trên là hợp lý nhất và cá nhân tôi cũng cho là như vậy. Cũng có dư luận cho rằng, việc ông “cáo lão điền viên” là hèn nhát và vô trách nhiệm với vận mệnh Quốc gia? Nhận xét đó, suy cho cùng là quá phiến diện bởi lẽ trong chế độ cộng sản toàn trị thì bao giờ thiểu số cũng phải phục tùng đa số, kể cả ở một chi bộ đảng chỉ có vài mống cũng chẳng quan trọng lắm mà cũng còn phải thế huống hồ là cả ban chấp hành trung ương, rồi bộ chính trị? Hơn nữa, dù cũng có ngoại lệ nhưng thực tế có mấy ai “Mạnh” tuyệt đối được như Sitalin, như Mao?. Cho nên, bên cạnh ông chắc có lẽ không phải là không có những người cùng chí hướng, nhưng lực lượng “cấp tiến”đó là quá nhỏ bé so với số đông, thử hỏi ông và các đồng chí của ông (nếu có) còn có thể làm gì được đây? Một người cũng được cho là có tư tưởng độc lập tự chủ & cấp tiến là cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch với câu nói nổi tiếng phát biểu trong hội nghị trung ương đại ý: “nếu không thận trọng thì đất nước ta lại rơi vào một thời kỳ bắc thuộc mới…” và sau đó không lâu, bắc kinh đã ép bộ chính trị “loại” ông về vườn, tất nhiên còn có nhiều lý do khác chứ không phải chỉ vì một câu nói nêu trên.
Liên quan đến ông Nguyễn Văn Linh có hai “tài liệu” sau:
1-Tài liệu đầu tiên (không có tên tác giả) và xuất hiện sau khi 3 Dũng đã lên phó thủ tướng, cũng trên một trang giấy khổ A4 với nội dung là: nguyên tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) đang nằm dưỡng bệnh ở nhà, một hôm thấy đỡ mệt, tinh thần minh mẫn mới cho gọi đồng chí thư ký vào để dặn dò những điều cơ mật, trong đó ông có tiết lộ: “… khoảng đầu năm 1948 đồng chí Nguyễn Chí Thanh (sau này là Đại tướng, chủ nhiệm tổng cục chính trị) có gặp một nữ đồng chí là cán bộ phụ trách phong trào phụ nữ kháng chiến, quá trình công tác nẩy sinh tình cảm, sau đó sinh ra một đứa con trai, hai người thống nhất đặt tên là Nguyễn Tấn Dũng, thời gian sau này còn có thêm một cháu trai nữa khả năng vẫn nhà con của đồng chí Nguyễn Chí Thanh…”
2-Tài liệu thứ hai chỉ mới xuất hiện sau khi ông Mười Cúc đã qua đời một thời gian không lâu và được tung lên mạng dưới bút danh của tác giả Hoàng Dũng nào đó, ngoài nội dung “gần giống” tài liệu trên thì điểm đặc biệt là tài liệu này lại khác ở mấy điểm quan trọng sau: -Thêm vào “khoảng từ năm 1948 đến 1950” và khẳng định luôn em trai kế của 3 Dũng cũng là con của ông Nguyễn Chí Thanh, trong khi ở trên ông Mười Cúc chỉ nói là “khả năng vẫn là con của đồng chí…”
Có một điều chắc chắn là cả hai tài liệu này đều xuất hiện sau tài liệu đầu tiên về “xuất thân” của 3 Dũng (mà tác giả Thăng Long đã trích dẫn, cũng như tôi đã trực tiếp được đọc) một thời gian khá dài, nếu tôi nhớ không nhầm thì cũng vào khoảng trên dưới 10 năm. Tuy vậy, dù cho hai tài liệu vừa thượng dẫn có xuất hiện vào quãng thời gian nào chăng nữa thì cũng không mấy quan trọng bằng những điều vô lý sau đây:
- Thứ nhất: Nếu quả thật ông Mười Cúc biết rõ về nhân thân của 3 Dũng như tài liệu trên đã viết thì việc gì ông lại phải đi nói với người thứ ba, dù là thư ký tin cậy? đã thế lại không ghi tên người thư ký đó là ai? Nên nhớ là thời gian đó ông Mười đã ở Tp.HCM từ lâu và 3 Dũng cũng đã có một biệt thự ở đường Nguyễn Đình Chiểu-Q.3, có xa xôi gì? Vả lại ông Mười là bậc cha, chú thì việc gì ông phải ngại mà không cho gọi 3 Dũng đến (dù gã có ở đâu thì việc đi lại cũng đâu có thành vấn đề) để mà trực tiếp cho biết cha y là ai? như thế vừa giữ được sự kín đáo, danh dự cán bộ cấp cao cho 3 Dũng vữa tỏ rõ là bậc bề trên khả kính đúng với nhân cách của một bậc trưởng thượng.
- Thứ hai là: Có lẽ do tài liệu thứ hai vì xuất hiện sau, nên trong quá trình “xào nấu” các tác giả mới “giật mình”vì phát hiện ra rằng, mình đang cố “ép” cho 3 Dũng “phải” là con của ông Thanh mà chẳng lẽ lại không khớp với thời gian thực tế là ông Thanh chỉ xuất hiên ở khu bốn cũ sau chiến dịch biên giới năm 1950 hay sao, vì thế họ mới thêm vào “khoảng từ năm 1948 đến 1950” cho nó khớp chăng?. Vẫn biết là với chế độ này thì việc khai lại năm sinh tứ tung chỉ là “chuyện nhỏ” cho nên chắc chắn 3 Dũng phải sinh vào năm 1951 hoặc hơn nữa nếu gã đúng là con của ông Thanh! vì năm sinh có thể khai lại, nhưng việc ông Nguyễn Chí Thanh phải sau chiến dịch giải phóng biên giới năm 1950 mới có mặt ở khu bốn cũ là không thể thay đổi vì lịch sử thì chỉ có một mà thôi! Cũng vì yếu tố sự thật về hoạt động của ông Thanh, nên theo lôgich của sự việc ấy là vào khoảng cuối năm 1964 đầu năm 1965 ông Nguyễn chí Thanh mới vào miền Nam hoạt động vì không liên quan gì đến việc “xuất thân” của 3 Dũng nên có lẽ tác giả đã không đề cập đến chứ không có nghĩa là tác giả không biết gì về sự kiện này?. Thứ ba là:-Phải chăng để cho khớp với thực tế là sau 3 Dũng còn có 1 em trai khác nên các tài liệu này mới phải thêm vào (vì tài liệu đầu tiên “quên” chưa nói đến?) nhằm tránh sự bàn tán về việc anh em cùng mẹ, khác cha chăng?
Tóm lại, dù thế nào thì sự xuất hiện của hai tài liệu trên đây cũng cho ta thấy một điều gì đó khá bất thường, phải chăng vì tài liệu “nặc danh” đầu tiên không chặn được mọi lời bàn tán, thắc mắc khi 3 Dũng mới lên chức phó thủ tướng (lúc này ông Lê Đức Anh đã về hưu, 3 Dũng lại chưa kịp củng cố được thế lực của bản thân trong khi các phái khác cũng đang dần mạnh lên?) nên ở hai tài liệu sau mới phải “cho” ông Mười Cúc “xuất hiện” để trực tiếp “nói ra” cho nó si nhê? Mà dù sao thì ông cũng đã về bên kia thế giới rồi làm gì mà “cãi lại” được?. Chúng ta thấy rõ ràng là cả hai tài liệu nêu trên đều hoàn toàn không đáng tin cậy, nhất là lại liên quan đến phát ngôn khá “mờ ám” của một người như ông Nguyễn Văn Linh!