Nước lạ và bọn xấu hủy hoại giống nòi ta không cần nổ súng - Dân Làm Báo

Nước lạ và bọn xấu hủy hoại giống nòi ta không cần nổ súng

Nguyễn Công Kha (Khatraphuong blog) - Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ô nhiễm trầm trọng. Từ không khí, đất đai và trầm tích, nguồn nước mặt và nước ngầm, cho đến nguồn thức ăn. Theo báo cáo tổng kết của những ngành có trách nhiệm về vệ sinh thực phẩm, thì tại Tp Sài Gòn trong 6 tháng đầu năm 2005, có gần 1.800 người bị ngộ độc thực phẩm, đa phần là ngộ độc trong các quán ăn tập thể, trong đó có 39 người chết. Riêng ngộ độc do vi sinh, hóa chất bảo vệ thực vật thì đã xảy ra 11 vụ, gồm trên 300 người bị nhiễm độc.

Điểm một số hóa chất nguy hại dùng trong thực phẩm tại TA

Hóa chất 3-MCPD tên hóa học đầy đủ là 3-monochloropropane-1,2-diol. Trong xì dầu 3-MCPD đi vào cơ thể sẽ tích tụ trong các mô mỡ và gan. Qua thời gian, một khi liều lượng của hóa chất trên mức an toàn của cơ thể có thể chấp nhận được, nguy cơ bịnh ung thư sẽ xảy ra. 

Theo Trung tâm Đo lường Chất lượng 3 TpHCM thì có độ 50% số lần mẫu của xì dầu Chin Su không đạt tiêu chuẩn, qua 42 mẫu nước tương thì toàn bộ 42 mẫu đều có hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều khi lên đến 7 - 8 ngàn lần nghĩa là 7000 - 8000 mg/Kg.

Borax hay hàn the. Đó là tên thương mãi của hóa chất sodium tetra borate decahydrate, có công thức là Na2B4 O7.10 H2O. Borax là một loại bột trắng dẽ hòa tan trong nước. Khi tiếp xúc với nước ngoài tính hòa tan, chất nầy còn hút nước hay gọi là ngậm nước để được bảo hòa với 12 phân tử nước. Qua tiếp nhiễm dài hạn, con người có cảm giác bị trầm cảm (depression), và đối với phụ nữ có thể bị sinh ra hiếm muộn vì hóa chất nầy sẽ làm giảm thiểu thời kỳ rụng trứng.

Đối với kỹ nghệ thực phẩm hiện tại, nhiều loại bánh tránh, bánh phở, hủ tiếu được cho thêm borax để được dai, cứng, lâu thiu hơn, các loại chả lụa, chả quế cũng được tăng thêm độ dòn, chống được mốc meo, lâu thiu. Thịt cá để lâu ngày đã biến dạng, nếu có thêm borax, chúng trở nên cứng và có vẻ tươi trở lại. Những ứng dụng không lành mạnh của borax mà con buôn dùng các thủ thuật nầy trong thực phẩm để làm sai lạc và đánh lạc thị hiếu của người mua.

Formol có tên hóa học là formaldehyde, công thức là HCHO. Ở dưới dạng lỏng, formol có mùi rất khó ngữi và chỉ được tung ra thị trường dưới dạng hòa tan trong rượu methanol từ 37 đến 50%. Do đó, ngoài độc chất là formol, chúng ta cũng cần để ý đến độc tính của rượu methanol hay methylic. Trong quá trình chưng cất rượu ethylic, hay rượu cồn, luôn luôn có thêm một phó phẩm là methanol rất độc. 

Con người khi bị tiếp nhiễm qua da, mắt cảm thấy ngứa ngái khó chịu. Khi bị xâm nhập vào thực quản, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẻ như ói mữa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có thể đi đến tử vong. Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị ứng và có những chứng bịnh ngoài da phát sinh như bịnh gảy ngứa (eczema).

Calcium carbide hay khí đá là một hóa chất ở thể rắn màu xám có công thức hóa học là CaC2. Dễ gây phản ứng phát nhiệt mạnh với nước, có thể cháy hoặc nổ. Trái cây từ nhà vườn được hái khi chưa được chín tới để tránh bị dập hư trong khi chuyên chở, đến vựa trái cây được ủ trong khí đá; và chỉ vài giờ sau, các trái cây còn xanh như chuối, xoài, đu đủ v.v... sẽ có màu tươi tốt như mới vùa chín tới, làm bắt mắt người mua, nhưng phẩm chất của trái cây không còn giữ được như trong tự nhiên nữa như độ ngọt và mùi vị sẽ kém đi. Con người khi bị tiếp nhiễm Calcium carbide hay khí đá qua mắt và da, sẽ cảm thấy khó chịu, chảy nước mắt và ngứa ngái. Nếu bị tiếp nhiễm qua đường thực quản có thể bị hôn mê và đi đến tử vong.

Hóa chất bảo quản sodium benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực phẩm không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành phần cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng. Công thức hóa học của sodium benzoate là NaO-C6H5. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm Hoa Kỳ mức chấp nhận của hóa chất nầy trong thực phẩm là 0,1%. Nồng độ hóa chất nầy ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em và thai nhi trong bụng mẹ khi bị tiếp nhiễm qua đường thực phẩm có thể gây tử vong khi xâm nhập vào cơ thể là 2g/Kg/trọng lượng cơ thể.

Hóa chất tẩy trắng chloride sodium hydrosufite là một loại bột trắng, , Trong kỹ nghệ thực phẩm, hóa chất nầy được dùng để làm trắng các sản phẩm để làm bắt mắt người tiêu dùng. Các sản phẩm được áp dụng tính chất nầy là: bánh tráng, các loại bột dưới dạng sợi như bánh canh, bún, miếng v.v..... Một thí dụ điển hình là trước kia, bánh tráng sản xuất từ VN có màu ngà, và hay bị bể vì dòn. Trong thời gian sau nầy, bánh tráng trở nên trắng phau, được cán mõng, và đặc biệt rất dai, nhúng nước và cuốn không bị bể ra. Cơ quan Quyền lực Âu châu về An toàn Thực Phẩm (AESA), khi bị tiếp nhiễm qua đường khí quản con người sẽ cảm thấy bị khó thở và có thể bị nghẹt thở. bị ho rũ rượi. Sự hiện diện của nguyên tố chlor cũng là nguyên nhân của nguy cơ ung thư nếu bị tiếp nhiễm lâu dài.

Các phẩm màu trong thực phẩm có hai loại màu: màu tổng hợp và màu thiên nhiên. Màu thiên nhiên được trích từ các mô của cây cỏ. Việc xử dụng loại màu nầy nảy sinh ra nhiều vấn đề như: màu không cố định có thể thay đổi hay biến dạng theo thời gian, nhiệt độ, ánh sáng, và nhất là có thể làm biến dạng phẩm chất của thực phẩm được nhuộm màu.

Màu tổng hợp thường tan trong nước và ổn định hơn. Trên thị trường, màu tổng hợp có dưới dạng hạt, bột, dung dịch, hay dạng dẽo. Màu tổng hợp tác dụng với hydroxid nhôm Al(OH)3 để cho ra một dung dịch gọi là hồ (lakes) sẵn sàng để nhuộm màu trong thực phẩm. Lợi điểm của màu tổng hợp là màu rất bền không bị tác dụng do thời gian, nhiệt độ hay ánh sáng. Các nhà sản xuất thực phẩm rất thích dùng loại màu tổng hợp nầy.

Đứng về phương diện độc hại, màu tổng hợp rất nhạy cảm cho da, có thể làm nứt da, tạo ra những vảy nến, hay làm dị ứng cũng như nghẹt mũi căn cứ theo báo cáo của Ủy ban Khoa học Thực phẩm cho con người của EU (CSAH).

Hóa chất bảo vệ thực vật. Đây là một vấn nạn lớn của dân tộc, vì nó ảnh hưởng dài hạn lên nhiều thế hệ trong tương lai. Theo báo chí Việt Nam , các vụ ngộ độc trong nước chiếm đến 25% trên tổng số vụ ngộ độc. Điều nầy nói lên tính cách quan trọng của vấn đề. Xin hãy nghe tiếng nói của tác giả Liêu Tử ở Việt Nam : "Các bạn phải luôn đề cao cảnh giác, và nhớ luật nầy: các thứ rau, củ, quả, ngó thấy ngon chớ mà ham. Trái khổ qua, ngó như trái bị đèo thì hãy mua. Củ cải trắng, củ cà rốt cũng vậy. Người trồng trọt xứ mình chỉ ham trồng được rau củ quả to bự, cân có ký, bán có giá, mặc sức hóa chất tống vào trong đó". Xin thưa hóa chất tống vào đó chính là hóa chất bảo vệ thực vật tức là hóa chất diệt cỏ, trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v.. Các hoá chất diệt trừ cỏ dại nếu dùng liều lượng thích hợp sẽ biến thành các hóa chất "kích thích tăng trưởng". Đó chính là lý do tại sao rau đậu, quả dưa, trái cà, thậm chí đến cọng giá, cong rau muống... cũng to lớn, xanh mướt rất bắt mắt.
TS Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng thí nghiệm Môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng I đã cho biết như sau: "Kết quả nhiều đợt phân tích cho thấy tất cả các loại hoa quả TQ và cam Việt Nam đều có chứa thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T. Các loại hóa chất nầy đang được nông dân xử dụng để bảo quản hoa quả... Trung tâm Thông tin và Chuyển giao Hà Giang đã chuyển đến chúng tôi hai gói bột in chữ TQ với hình ảnh quả hồng tươi rói. Qua phân tích chúng tôi tìm thấy nhiều hợp chất trong đó có hóa chất 2,4-D có hàm lượng đến 70%. Riêng gói thuốc diệt cỏ có băng màu xanh đậm còn tìm thấy hóa chất 2,4,5-T". Các gói hóa chất được bày bán tự do ngoài thị trường ở Hà Nội và TpHCM dưới giá khoảng 2.000 Đồng Việt Nam một gói độ 2g. Liền ngay khi kết quả trên được công bố, ngày 13/5/2004, ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực Phẩm đã tuyên bố: "Các hóa chất bảo vệ thực vật 2,4-D và 2,4,5-T trong táo, mơ, trứng, sữa và các loại quả mọng khác có hàm lượng không quá 0,05 mg/kg hoa quả. Như vậy, lượng hóa chất độc hại tồn dư trong hoa quả vẫn dưới ngưỡng cữa cho phép. Người tiêu dùng không nên quá lo lắng". Chúng tôi miễn bình luận về lời tuyên bố nầy vì không biết "ngưỡng cữa cho phép" của Việt Nam là bao nhiêu?

Mới đây loại đậu làm giá đỗ nhập từ Trung Quốc: Mỗi ngày ông H ở Hóc Môn cung cấp ra thị trường từ 800 kg đến 1 tấn giá đỗ. Chị Ph. mỗi ngày bán hơn 500 kg giá đỗ ra các chợ ở Q.5, Q.6. Chỉ riêng khu vực nhà ông H. đã có tới hơn 20 cơ sở làm giá đỗ ước tính mỗi đêm đưa ra thị trường khoảng 50-60 tấn. 

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, khẳng định nhóm cytokinin đã có tên trong danh mục được phép sử dụng ở VN và được phép dùng để làm giá ăn. Trong khi đó, nhóm gibberelin cũng được phép sử dụng ở VN nhưng chưa được phép sử dụng trong ủ giá ăn. “Tuy nhiên, tôi xin lưu ý, hoạt chất nhóm cytokinin được phép sử dụng làm giá đỗ ở VN không phải là 6-benzylaminopurine. Cả 6-benzylaminopurine và gibberelin A282 mà người dân H.Hóc Môn sử dụng để ủ giá đỗ chưa được phép sử dụng ở VN. Các hoạt chất này chưa được nghiên cứu, khảo nghiệm ở VN nên được xem là không rõ nguồn gốc, việc sử dụng chúng là vi phạm các quy định hiện hành và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm” nên người dân không được sử dụng các hoạt chất này để làm giá ăn. Nếu ai sử dụng sẽ bị xử phạt theo quy định. 

Một số phát biểu:

Trong một buổi trao đổi về "Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm và biện pháp quản lý" vào ngày 5/8/2005 do báo Thanh Niên tổ chức tại TpHCM, thông tin mới nhất của thị trường thực phẩm được công bố như sau: "Bánh mì đã được làm bằng bột nở trong sản xuất cao su, nước mắm đã được pha urea để tăng độ đạm, qua mặt được kiểm soát vì chỉ phân tích độ đạm tổng hợp mà thôi, chả lụa thì dùng thịt "phế liệu" như thịt bạng nhạng và thịt hôi thiu và hàn the v.v..." 

TS Võ Văn Sen, Đại học Nhân văn TpHCM đã phát biểu như sau: "Tôi rất đồng ý với nhận định của nhiều người trên diễn đàn báo Thanh Niên là mức độ của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm trọng có thể nói là rất xấu. Nhìn lại nước ta, thấy dân ta ăn uống mà thương!" 

Trong lúc đó, ông Chu Quốc Lập, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TpHCM cho rằng tình hình được kiểm soát rất tốt. 

Xin hỏi kiểm soát rất tốt như thế nào mà chỉ có 7 nhân viên kiểm soát cho một thị trường cung ứng cho 7 triệu cư dân thành phố?

Tuy tiêu chuẩn do BYT đưa ra là 1mg/Kg nhưng vẫn chưa có biện pháp cũng như quy định nào cụ thể về việc kiểm tra phẩm chất sản phẩm của các nhà sản xuất. 

Nhưng toàn quốc chỉ có 9 phòng thí nghiệm có khả năng phân tích hoá chất 3-MCPD.

Việc người dân trong nước hoài nghi hầu hết những loại thực phẩm bày bán ở thị trường. Nhưng dù hoài nghi hay cẩn thận đến đâu đi nữa thì cũng phải tiêu thụ thực phẩm nầy. Ngoại trừ một thiểu số có nhiều tiền để có thể mua thực phẩm "an toàn" nhập cảng từ bên ngoài, thậm chí uống nước lọc nhập cảng luôn. Còn tuyệt đại đa số bà con vẫn phải chấp nhận và tiêu thụ nguồn thực phẩm làm từ trong nước cũng như phải dùng nguồn nước cung cấp từ Tổng công ty Cấp nước. Tình trạng trên cần phải được chấm dứt. Nếu không, nhiều hệ lụy không nhỏ sẽ xảy ra và đã xảy ra trong trường hợp các thực phẩm xuất cảng như xì dầu, cá basa, và tôm.

Hiện tại hóa chất trên được nhập cảng từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol. Vì vậy, cần phải xem xét xuất xứ của hóa chất trước khi đem áp dụng vào thực phẩm.

Các hành động trên chứng tỏ rằng, nếu Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nầy sẽ khó hội nhập vào cuộc chơi toàn cầu vì nơi đây đòi hỏi một sự xuyên suốt về các thông tin an tòan thực phẩm trong trao đổi quốc tế. - lược theo (Hóa học ngày nay-H2N2)

Xưa nước TA bị bom, đạn, vũ khí hóa học... của ngoại bang làm đất nước tan hoang, rồi Ta cũng giành được đất nước từ tay thù. 

Nay “Hiện tại hóa chất trên được nhập từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol...” đã xâm nhập vào từ con cá, lá rau, vào từng mâm cơm mỗi gia đình gây ra bao bệnh tật mới, khiến bệnh viện nào cũng quá tải. 

Thế mà: 

- Chỉ có 7 nhân viên kiểm soát cho một thị trường cung ứng cho 7 triệu cư dân thành phố? 

- Toàn quốc chỉ có 9 phòng thí nghiệm có khả năng phân tích hoá chất 3-MCPD. 

- ... 

Thì làm sao chung ta có thể kiểm soát được: hóa chất trên được nhập từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol...”, được bọn bất nhân chỉ: Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi" đưa vào thực phẩm cho dân Ta ăn. 

Nên: 

Quốc hội phải có luật đủ mạnh để Chính phủ ngăn chặn và trừng phạt với mức án cao cho những kẻ bất nhân đang hủy hoại giống nòi từ miếng ăn, nước uống... hàng ngày... 

Hệ thống thông tin đại chúng hãy thường xuyên cảnh báo cho dân những cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân tiếp tay cho ngoại bang hủy hoại giống nòi TA, để bệnh viện không phải quá tải,.. đừng quá đưa tin như hở mông, hở ti... cho dân nhờ đó thực là vì dân.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo