Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) - Cụm từ "thế Biển Đông" có lý do lịch sử, cần có một chút giải thích. Đọc lịch sử TQ, ta gặp các cụm từ: thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc. Xuân Thu là giai đoạn lịch sử của TQ từ 722 đến 481 TCN, khi hơn 170 bộ tộc nhỏ tại bắc TQ hiện nay gây chiến tranh liên miên nhằm thôn tính lẫn nhau. Chiến Quốc là giai đoạn lịch sử từ thế kỷ thứ thế kỷ thứ 5 TCN đến nhà Tần thống nhất 7 nước 221 TCN. Tình hình chính trị, vị thế của các quốc gia thời Xuân Thu, Chiến Quốc tác động lên nhau đã tạo nên các khái niệm: thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc.
Cuộc thăm Châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ tháng 11/2012 đã chính thức tạo ra một cục diện chính trị mới tại Asean, Châu Á và đã chính thức hình thành một đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế... giữa Hoa Kỳ và TQ tranh giành ảnh hưởng tại Asean.
Một không gian chính, một sân khấu chính cho cuộc đấu trí, đấu sức mạnh quân sự... là cuộc chiến của TQ tranh giành Biển Đông với các quốc gia Việt Nam, Philippines,... mà Hoa Kỳ sẽ là quốc gia thứ 3, gây ảnh hưởng có tính quyết định ủng hộ Việt Nam, Philippines... để thu lợi cho mình.
Nếu TQ yếu dần, mất ảnh hưởng dần... là Hoa Kỳ đạt mục đích.
Tình thế thời Xuân Thu, các mưu mẹo chính trị cùng các cuộc chiến tranh tàn khốc xóa đi hàng trăm quốc gia nhỏ, đã tạo nên hơn chục quốc gia tương đối mạnh.
Tình thế thời Chiến Quốc, những cải cách pháp trị của nước Tần, những chính sách liên minh chính trị Hợp tung, Liên hoành... đã làm nước Tần mạnh dần lên và ra đời một quốc gia hung hãn bành trướng, nam tiến liên tục đến những ngày hôm nay.
TQ của tư tưởng dân tộc đại hán bành trướng đã bị chặn đứng tại dẫy Hoàng Liên Sơn. Dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử giữ nước đã thành công chặn đứng cuộc nam tiến hung hãn của TQ, bảo vệ và phát triển nhà nước của tộc Việt một cách thành công trên bán đảo Đông Dương.
Nhà Tần 221-206 TCN |
Những người TQ cộng sản: Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình..., muốn gỡ thế bí của nước cờ này, đã tạm thời lái, đưa bành trướng của họ hướng sang phía đông. Họ đã cướp 2 quần đảo lấp lánh dầu hỏa, khoáng sản thiên nhiên... của VN là Hoàng Sa và Trường Sa năm 1974 và 1988, 1992..
Hôm nay Tổng thống Hoa Kỳ đã đặt quan hệ với Asean, với Châu Á là quan hệ chiến lược số 1 của cường quốc số 1 hành tinh này trong ít nhất là 4 năm tới. Thực chất của mối quan hệ này là trận tuyến đối chọi Hoa Kỳ-Trung Quốc trong các động thái gây ảnh hưởng tại Châu Á, Asean về tất cả các phương diện kinh tế, quân sự, chính trị và ngoại giao.
Ta nói: đã hình thành thế Biển Đông và giai đoạn lịch sử này là thời Biển Đông, là do những lý do mô tả trên.
Ai sẽ thắng ở đoạn kết của thời Biển Đông? TQ hay Hoa Kỳ.
Thời Biển Đông sẽ là một giai đoạn lịch sử của thế giới, của TQ được ghi chép lại, đứng cạnh cùng với Xuân Thu, Chiến quốc...
Phải chăng “Thời Biển Đông” sẽ ghi lại sự tan rã một cách bền vững, thành các nước nhỏ, của một quốc gia luôn lấy chiến tranh để cướp bóc lãnh thổ các nước nhỏ, luôn lấy đàn áp khốc liệt để tiêu diệt ý chí độc lập của các quốc gia bị họ thôn tính...?
Bản đồ chính trị Châu Á sẽ thay đổi như thế nào sau Thời Biển Đông?.
1. Chuyến công du của Obama đến Châu Á.
Mục đích của Tổng thống Hoa Kỳ là dự hội nghị thượng đỉnh Asean Phnông Phêng 11/2012.
Thông lệ ngoại giao, chuyến xuất ngoại đầu tiên của một Tổng mới đắc cử Hoa Kỳ sẽ khẳng định tính quan trọng chiến lược ngoại giao của Mỹ trong 4 năm dưới nhiệm kỳ của ông ta. Năm nay, vừa tái đắc cử được 3 ngày, Tổng thống Obama đã khẳng định chuyến thăm Miến Điện trong khuôn khổ tham dự hội nghị thượng đỉnh Asean tháng 11/2012 tại Phnông Phêng.
Tổng thống Obama tại Hội nghị thượng đỉnh Phnông Phêng. |
Thông điệp chuyến xuất ngoại đầu tiên của Tổng thống Obama rất rõ ràng: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện trên diễn đàn Asean, để tham dự, ảnh hưởng vào các hoạt động của tổ chức này. Châu Á, Asean sẽ trở thành ưu tiên chiến lược số 1 của Hoa Kỳ, ít nhất là trong vòng 4 năm tới.
Cần nhắc một hiện tượng chính trị quan trọng trong thời gian này là căng thẳng Israel-Palestine. Những ngày Obama và Hillary Clinton thăm hỏi Châu Á là những ngày căng thẳng tại Trung Đông leo thang, hướng tới chiến tranh trên giải đất Gaza.
Sự việc, không một ai, trong số 2 nhà lãnh đạo chủ chốt của Hoa Kỳ, hoãn kế hoạch của mình tại Châu Á, khẳng định Châu Á đã thay vị trí của Trung Đông trong chiến lược ngoại giao Hoa Kỳ.
Để làm sức nặng cho nhận xét này, ta nhắc lại kế hoạch tham dự hội nghị thường niên ARF Asean của Condoleezza Rice năm 2005. Vị nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ trong chính quyền của Tổng thống Bush đã hoãn tới Asean dự họp ARF, do xảy ra căng thẳng tại Trung Đông.
Trong khuôn khổ của hoạt động ngoại giao, Tổng thống Obama đã thăm Thái Lan, một đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Tại Thái Lan, Obama và Thủ tướng Thái Lan đã bàn nhiều về khối TPP.
Tại Miến Điện, cuộc thăm đất nước đang tạo nên sự ngạc nhiên, bất ngờ của cả thế giới bằng những thay đổi dân chủ của họ, Tổng thống Obama đã thay mặt nước Mỹ văn minh, biểu dương sự dũng cảm của lãnh đạo nhà nước Miến Điện, truyền đến nhân dân Miến Điện thông điệp ủng hộ và cảnh giác với họ rằng: những cải cách này chỉ là bước đầu, khó khăn còn nhiều trước mặt. Bài phát biểu của Tổng thống Obama tại giảng đường Đại học Yangon về dân chủ, về tự do, về nguồn gốc sức mạnh của chính trị Hoa Kỳ,... sẽ là nguồn cảm hứng và nguồn động viên lớn lao cho những người đang đấu tranh cho dân chủ Châu Á.
Hoạt động chủ yếu của Tổng thống Mỹ tại Cao Miên là những trao đổi về nhân quyền của Asean, về TPP, về các xung đột tại Biển Đông...
“Tổng thống Obama đã xác định những quyền lợi quan trọng về an ninh quốc gia mà Hoa Kỳ cần đeo đuổi ở Châu Á.
Chính phủ của Tổng thống Obama đã tái cân bằng chính sách ngoại giao để tăng cường sự chú ý đến khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo lời cố vấn Donilon cố vấn An ninh Quốc gia của tổng thống, cách tiếp cận của Hoa Kỳ được dựa trên một kế hoạch đơn giản, Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, có những quyền lợi không thể tách rời khỏi trật tự kinh tế, an ninh, và chính trị của châu Á; và do đó, sự thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công của châu Á.” (theo VOA 23/11/2012).
TQ đã mua gần hết Asean
Hội nghị thượng đỉnh Asean tại Phnông Phêng là hiệp đụng độ chính trị quan trọng trực tiếp của Tổng thống Obama và Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo.
Bằng chứng là Thủ tướng CămPuChia Hun-Sen đã bất chấp sự thật về hung hăng của TQ tại bãi cạn Scarborough thuộc Philippines từ tháng 4-6 /2012, đã bất chấp sự thật về căng thẳng tại Senkaku của Nhật 7-8/2012, đã bất chấp sự thật về những leo thang chính thức xâm lược hành chính của TQ từ 8/2012 đến nay, đối với quần đảo của Việt Nam mà TQ chiếm giữ trái phép từ 1974: quần đảo Hoàng Sa.
Ông Hun Sen đã tuyên bố trước truyền thông quốc tế sai sự thật, khi nói rằng: có sự đồng thuận của Asean về giải quyết đối với các tranh chấp Biển Đông.
Ông Hun Sen nghĩ sao, nếu vấn đề độc lập Căm Pu Chia chỉ được giải quyết nội bộ giữa 2 nước Việt Nam và Căm Pu Chia năm 1989.
Chính Tổng thống Philippines đã bác bỏ điều phát biểu của Hun Sen.
Nước Căm Pu Chia đã không xứng đáng làm Chủ tịch luân phiên Asean. Căm Pu Chia đã bị TQ mua.
Những căng thẳng trên Biển Đông trong năm 2012 là rõ ràng, đo được bằng hàng trăm thuyền đánh cá TQ xâm phạm bãi Scarborough, đo được bằng hàng triệu đô la thiệt hại của kinh tế Nhật Bản, đo được bằng các văn bản Quốc Hội TQ về Hoàng Sa,... Nhắm mắt trước sự thật đấy, không đoàn kết đấu tranh với lất lướt của TQ, các nước Asean đã tỏ ra hi vọng nhiều vào đồng tiền của TQ một cách mù quáng.
Được chứng kiến tận mắt những hoạt động ngoại giao của Ôn Gia Bảo phá hoại đoàn kết của Asean, chắc chắn Tổng thống Obama đã thu được những kinh nghiệm đáng kể.
TQ sẽ tan rã trong những năm tới
Chuyến đi thăm Châu Á của Obama đã cho ta thấy những nét chính của ngoại giao Hoa Kỳ trong những năm tới.
Bao vây TQ bằng cách thắt chặt hơn nữa những quan hệ đồng minh đã có: thăm Thái Lan.
Tấn công gián tiếp TQ cách đề cao Dân chủ, Tự do... ủng hộ dân chủ bao vây TQ: thăm Miến Điện. Chiến lược này tôi tạm gọi là "cây phi lao". Khác với Đômino, khi 1 con bài bị ngã, các con bài đứng cạnh nhau cùng xụp hết, " cây phi lao" có thể lan truyền: từ 1 cây ban đầu sẽ sinh ra nhiều cây mới, thành 1 hàng rào " cây phi lao” chắn bành trướng TQ hữu hiệu.
Trực tiếp tham dự các hoạt động của Asean. Sẽ trực tiếp tham gia các giải quyết xung đột trên Biển Đông.
Phát triển khối kinh tế TPP.
Đối trọng lại các hoạt động của Hoa Kỳ, TQ đã dùng Căm Pu Chia, như một con bài "con ngựa thành Troy" để gạt Hoa Kỳ ra khỏi các vấn đề Biển Đông. TQ cũng rải tiền và những hứa hẹn giúp đỡ kinh tế với những nước Asean khác như Thái Lan, Indonexia...
Tuy vậy, thời gian tới chắc chắn là thời gian suy thoái của đế quốc phong kiến TQ.
Thế giới còn chưa quên vụ thảm sát Thiên An Môn thì vụ Bạc Lai Hy đã đưa ra ánh sáng những thực hành trung cổ của quan chức TQ: buôn bán nội tạng người sống, những tù nhân diện tử tù.
Sự giàu có của các thân nhân Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo đã xóa hết những tin tưởng cuối cùng vào sự trong sạch lý tưởng của các lãnh tụ TQ, xóa hết những tin tưởng vào xã hôi công bằng do ĐCS TQ tuyên truyền.
Sự hy sinh to lớn của người Tây Tạng: những ngọn đuốc sống vì độc lập của quê hương, đang tố cao bản chất dã man của bạo lực phong kiến TQ trên đất nước Tây Tạng bị xâm lược. Tây Tạng cũng là tấm gương để thức tỉnh những người Việt Nam còn hy vọng vào tình hữu nghị đường mật với TQ.
Phân hóa giàu nghèo, khả năng có hạn và tham vọng bành trướng lớn lao, khủng khoảng kinh tế thế giới và quyết tâm ngăn cản TQ của Hoa Kỳ... là những yếu tố đẩy nhanh TQ tới suy sụp.
Nếu Miến Điện bước vững chắc trên con đường dân chủ, nếu Việt Nam chuyển mình tích cực theo hướng dân chủ, thì sự tan rã của Đế quốc TQ là không tránh khỏi.
Kết luận
Độc giả có thể nhìn vào tấm bản đồ TQ thời Tần Thủy Hoàng, trong bài này, để thấy sự bành trướng mạnh mẽ của TQ trong 2000 năm qua xuống phía nam.
Thử hỏi trong đám người biểu tình chống Nhật vừa qua vì nguyên nhân Senkaku, có bao nhiêu người sẽ nghĩ về một TQ thống nhất, có bao nhiêu người sẽ nghĩ về dân tộc Mãn Thanh của mình, dân tộc Mông Cổ của mình, dân tộc tại huyện Tây Hạ của mình,...
TQ đã và sẽ không phải là một dân tộc thống nhất.
“Thế lớn trong thiên hạ cứ tan lâu lại hợp, hợp lâu lại tan” là qui luật Hợp-Tan của TQ.
Kể từ khi Mao Trạch Đông lừa phỉnh cả nước TQ nghèo đói bị các nước tư bản xâu xé, về một xã hội công bằng XHCN, về 1 vị trí xứng đáng cho TQ trên trường quốc tế,... đến nay đã hơn 60 năm.
Niềm tin vào một TQ mới của Mao đã tàn lụi. Những bất công trong xã hội tăng lên. Đây là thời điểm TQ trượt xuống bên kia dốc của quá trình thống nhất đất nước. Mà bên kia của sườn dốc Hợp là sườn dốc Tan.
Nước Hoa Kỳ tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương chính là tạo một động năng cho cú hích TQ trượt dốc.