Ăn xong táo, Văn Chinh liền chặt cây? - Dân Làm Báo

Ăn xong táo, Văn Chinh liền chặt cây?

Trần Mạnh Hảo (Danlambao) -  Ý Văn Chinh bảo Hội nhà văn vốn là một hội không tử tế. Sau khi Hội trao giải thưởng cho ông, thì sự tử tế mới đang dần dần trở lại? Như vậy, Trong các Hội viên phê bình Hội, Văn Chinh là một hội viên dám xúc phạm hội nhất, rằng: Hội nhà văn Việt Nam từng là một Hội không tử tế. Lừa nhau là không tử tế; dối trá là không tử tế; ăn cắp là không tử tế; lưu manh là không tử tế...

*

Chúng tôi viết bài này nhằm trao đổi với nhà văn Văn Chinh về bài: “Văn Chinh: Đoạt giải xong sẽ 'nằm ngửa, đấm với”, trả lời phỏng vấn nhà báo Dương Phương Vinh in trên báo Tiền Phong online:

“TP - Văn Chinh vừa đoạt giải thưởng Hội Nhà văn VN cho cuốn sách phê bình Đa cực và điểm đến. Trong câu chuyện hậu giải thưởng, anh tỏ ra là một người đa cực - khi phán xét các vấn đề khác nhau. Anh cho biết đang thai nghén tiểu thuyết mới có tên Nằm ngửa đấm với.” 

Nhà văn Văn Chinh tin rằng sự tử tế đang đến dần dần ở Hội Nhà văn VN 

Trước khi vào phần chính của bài viết, chúng tôi xin quý độc giả hãy ngó qua một phần tiêu đề những bài viết rất nóng dưới đây vừa được nhiều trang mạng cho in, kể từ khi Hội nhà văn Việt Nam công bố giải thưởng văn học của Hội 2012: 

Ngày 25/1/2012: 

- Nhà văn Y Ban từ chối nhận bằng khen Giải thưởng Hội nhà văn 2012 vì “một ban giám khảo không đủ tâm đủ tầm đủ tài”.

- Sóng gió nổi lên rồi: Nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam từ chối “Giải thưởng bằng khen” của Hội nhà văn Việt Nam 2012.

- 2 tác giả cùng từ chối bằng khen của Hội nhà văn vì “giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương”. 

- Nhà văn Y Ban: “Đã có người nói tôi vì không được giải chính thức thì hờn giận, nhưng câu trả lời của tôi là nếu không vào hang thì sao bắt được cọp”. 

- Văn giới đang ì xèo bàn tán về giải thưởng 2012 mà Hội nhà văn Việt Nam vừa công bố. 

- Quy chế chấm giải của Hội nhà văn không đúng sự phát triển văn học. 

- Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức: Thơ Thanh Thảo - Chuyên gia nước ốc Trường Ca, cỡ vạn người làm. 

- Nhà thơ Đỗ Hoàng: Giải thưởng vô lối Phạm Đương - Một loại phi thơ ca.

- Báo Tuổi Trẻ: Mùa giải “hụt hẫng” của Hội nhà văn và chín thành viên chung khảo giải thưởng là những ai? 

- Nhà PBVH Nguyễn Hoàng Đức: Giải thưởng không có tiêu chí, loanh quanh chấm trao cho các đồng đội thuộc hệ “nước phở mậu dịch” giống mình.
- Nhà PBVH Nguyễn Hoàng Đức đề nghị Hội nhà văn phế truất giải thưởng tập thơ “Giờ thứ 25” của Phạm Đương vì lý do “đạo văn vô văn hóa trắng trợn”.
- (Văn chương +). “Hậu quả là hàng trăm cơ quan thông tin báo chí tiếp tục đưa tin sai về tên tác phẩm đoạt giải thưởng và bằng khen của Hội Nhà văn VN. Không biết, với việc không phải đứa con đẻ của mình được trao giải thưởng và bằng khen, nhà thơ Thanh Thảo và nhà thơ Khuất Bình Nguyên có dám can đảm từ chối hay không?” 





Ngày 24/1/2012:

Đặc biệt loạt bài về giải thưởng HNV:








Ngoài những bài trên, còn khá nhiều bài trước đó lên án giải thưởng Hội Nhà Văn VN năm 2012, chê bai là dở, là chạy giải, lợi ích nhóm... Trong mấy chục bài chê bai, phê bình giải thưởng này, chỉ có một người vừa được giải là nhà văn Văn Chinh khen ban giám khảo làm việc rất nghiêm túc, rất chi là sáng suốt khi đồng loạt bỏ phiếu cho tập tiểu luận phê bình có tên: “Đa cực và điểm đến” của ông được giải thưởng chính thức.

Ngày 18/01/2013, trên blog: http://vanchuongplus.blogspot.com người chủ biên có lời mào đầu bài viết: “Sự bôi nhọ có thể nằm ở lời nói dối, chân lý thì không?” của Văn Chinh, nhằm bênh vực Hữu Thỉnh đang bị dư luận hè nhau kết luận, rằng bài thơ “ Hỏi” của ông này đạo thơ của một nhà thơ nữ người Đức. Lời mào đấy này như sau: 

“Friday, January 18, 2013 

“Văn Chinh bênh bài thơ Hỏi là bênh chủ tịch Hội nhà văn VN” và đã kiếm được giải thưởng Hội nhà văn 2012!? 

Giải thưởng Lý luận phê bình Hội Nhà văn VN 2012 đã được trao cho cuốn “Đa cực và điểm đến” của nhà văn Văn Chinh. VC+ đã nhận được khá nhiều email về giải thưởng Hội Nhà văn năm nay. 

Đã có ý kiến nêu rằng, sau những lần “đeo khiên” che chắn nắn bi cho nhà thơ – Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh mà giờ Văn Chinh có tí “ti bột ngọt”; còn cái loại vung tay, đá chân ngang ngóc nhìn giải thưởng mà khóc nhé, sữa thơm chỉ vắt cho chú nào biết cúi xuống. Bài biện dưới của nhà văn Văn Chinh, cho rằng bài thơ “Hỏi” của nhà thơ Hữu Thỉnh không đạo văn... 

Dù Văn Chinh cũng giỏi cãi, song “hàng lộ” rồi, thơ ta và thơ tây đều “nguyên con” ở đấy, dân tình có quáng đâu mà nhìn gà hóa quốc. Thật là, yêu nhau như thế bằng mười hại nhau, làng văn đều dưới quyền ông chủ tịch Hội, đã lâu rồi, đều lờ lớ lơ quên đi bài thơ “Hỏi”, thì Văn Chinh lại bạo gan bới thối lại. Phải chăng...? 

Xin đánh tên bài dưới đây vào công cụ tìm kiếm http://googe.com để đọc bài của Văn Chinh: “Sự bôi nhọ có thể nằm ở lời nói dối, chân lý thì không!” 

Đây là sự tóm tắt những lời buộc tội ông Hữu Thỉnh đạo thơ, nguyên cớ để Văn Chinh phản bác: 

“Bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh và bài thơ “Thượng Đế sinh ra mặt trời” của Christa Reinig, ai “đạo” ai? 

Đặt hai bài thơ của hai tác giả một Đức một Việt cạnh nhau, sao chúng giống nhau đến thế. Giống nhau về lập tứ, giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng, giống nhau về cả cách hỏi, cách lập ngôn. Nó như là thơ “phỏng dịch” của nhau vậy. Christa Reinig chọn 4 đối tượng để hỏi: Gió, mặt trời, sao, người. Hữu Thỉnh cũng chọn 4 đối tượng để hỏi: Đất, nước, cỏ, người. Ba đối tượng trên có thể thay đổi thế nào cũng được, ví dụ có thể hỏi bò, lợn, chó xem nó sống với nhau thế nào, chắc cũng sẽ có những câu trả lời hay.” 

(trích bài trên của Thường Nhân in trên Talawas 2006- http://vanchuongplus.blogspot.com in lại) 

Văn Chinh hãy nghe nhà phê bình văn học Đặng Tiến (ở Pháp) khẳng định Hữu Thỉnh có đạo thơ của bà nhà thơ Đức: “Thượng Đế tạo ra mặt trời” nguyên bản tiếng Đức của Christa Reinig: 

“Ông Hữu Thỉnh thì cật lực mài dũa; ông đã cố tình thay thế những hình ảnh phụ thuộc gió, mặt trời, sao, bằng: đất, nước, cỏ, và giữ hình ảnh chính ở cuối bài là người, và phát triển ý tưởng chỉ đạo này bằng cách lặp lại ba lần. Như vậy, ông đã thao tác ý thức và công phu. Chữ đạo văn hay đạo thơ dùng ở đây là đúng, công bằng và chính xác. Còn tinh thần hay tư tưởng trong một bài thơ, lại là chuyện khác, dông dài lắm. Tôi chỉ nêu hai điều: 

Ý tưởng trong một câu thơ hay bài thơ là cái mà độc giả (và Hữu Thỉnh) hiểu, không phải là điều mà tác giả nhất thiết muốn nói, dù được google xác nhận. 

Nguyên tác của Christa Reinig là một bài thơ hay, ý nhị, nhuần nhị, sâu lắng; phóng tác của Hữu Thỉnh là một bài thơ xoàng, không dở không hay. Do đó không thể so sánh tinh thần hay tư tưởng. So sánh là tội nghiệp cho Hữu Thỉnh. Ta đối chiếu một nguyên tác hội họa với sao bản hay phiên bản thì thấy ngay. 

Tóm lại: Hữu Thỉnh có đạo văn, một cách ý thức, công phu và tinh tế. (...) 

Orleans, 20.11.200 

(Trích bài “Văn đạo… đạo văn” của Đặng Tiến in trên talawas ngày 16.11.2006, blog http://vanchuonglus.blogspot.com in lại) 

Xin trích bài: “Đi tìm những bài thơ phóng tác” của Đại Lãng du Tử khẳng định Hữu Thỉnh phóng tác bài thơ: “ Thượng Đế tạo ra mặt trời” của Christa Reinig để làm ra bài thơ “ Hỏi”; bài này từng in trên Talawas do http://vanchuonglus.blogspot.com vừa in lại: 

“Trong tạp chí Văn học nước ngoài số 6 năm 2002 có đăng bản dịch của Quang Chiến: 

Thượng đế đã làm ra mặt trời 

Tôi gọi gió 
Gió hãy trả lời tôi 
Gió nói 
Tôi ở bên em. 

Tôi gọi mặt trời 
Mặt trời hãy trả lời tôi. 
Mặt trời nói 
Tôi ở bên em. 

Tôi gọi các vì sao, 
Xin hãy trả lời tôi 
Các vì sao nói 
Chúng tôi ở bên em. 

Tôi gọi con người, 
Xin hãy trả lời tôi 
Tôi gọi - im lặng 
Không ai trả lời tôi. 

Quang Chiến dịch 

Trước đây, ở miền Nam cũ cũng có bản dịch tôi không nhớ của ai, xin ghi lại như sau: 

Thượng đế sinh ra mặt trời 

Tôi hỏi gió 
Gió với em thế nào? 
Gió luôn ở bên em. 

Tôi hỏi mặt trời 
Mặt trời với em thế nào? 
Mặt trời luôn ở bên em. 

Tôi hỏi các vì sao 
Các vì sao với em thế nào? 
Các vì sao luôn ở bên em. 

Tôi hỏi con người 
Con người với em thế nào? 
Con người im lặng không ai trả lời tôi 

Tình cờ, gần đây tôi cũng được biết một bài có thể gọi là phỏng dịch của nhà thơ Hữu Thỉnh, đó là bài Hỏi: 

Hỏi 

Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào? 
Chúng tôi tôn cao nhau. 

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào? 
Chúng tôi làm đầy nhau. 

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào? 
Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời. 

Tôi hỏi người: 
Người sống với người như thế nào? 
Tôi hỏi người: 
Người sống với người như thế nào? 
Tôi hỏi người: 
Người sống với người như thế nào? 

*** 

Xin nhắc lại, tôi không phải người có thẩm quyền, mà chỉ lãng du trong lĩnh vực này, xin được ghi nhận như vậy, kính mong các nhà chuyên môn nên quan tâm đến hiện tượng văn chương độc đáo và thật thú vị này.”Đại Lãng Du Tử 

Văn Chinh đúng là Triệu Tử Long xông vào hang hùm cứu ấu chúa Hữu Thỉnh. Việc “gái có công chồng chẳng phụ” xưa nay, là lẽ thường. Việc ông Hữu Thỉnh trả ơn cho Văn Chinh bằng cái giải thưởng phê bình năm 2012 này, âu cũng là chuyện “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”.

Nhưng thật bất ngờ, sau khi ăn táo của ông Hữu Thỉnh (thậm chí xơi cả rổ táo của Hội Nhà Văn), Văn Chinh đùng đùng quay phắt lại chửi kẻ vừa ban táo dai cho mình, vung rìu toan chặt cây táo là sao?

Quý vị để ý sau tấm chân dung Văn Chinh, báo Tiền Phong in ngay một câu văn khủng của ông, như sau: “Nhà văn Văn Chinh tin rằng sự tử tế đang đến dần dần ở Hội Nhà văn VN.”

Cứ câu văn này mà suy, ý Văn Chinh bảo Hội nhà văn vốn là một hội không tử tế. Sau khi Hội trao giải thưởng cho ông, thì sự tử tế mới đang dần dần trở lại? Như vậy, trong các Hội viên phê bình Hội, Văn Chinh là một hội viên dám xúc phạm hội nhất, rằng: Hội nhà văn Việt Nam từng là một Hội không tử tế. Lừa nhau là không tử tế; dối trá là không tử tế; ăn cắp là không tử tế; lưu manh là không tử tế... Chẳng lẽ, một hội văn chương “phương diện quốc gia”, theo Văn Chinh, lại là một Hội hàm chứa mấy thuộc tính không tử tế trên ư?

Có thể, do biết mình nói hớ, ai lại đi kết luận cả cái Hội to ngang bằng giời ấy là Hội không tử tế, nên Văn Chinh nói thêm kiểu vuốt đuôi. Rằng, Hội Nhà Văn và ông Hữu Thỉnh tuy có nhiều lúc không tử tế, nhiều lúc nhếch nhác, suy thoái về đạo đức, suy thoái về chính trị... nhưng nó vẫn tốt, như sau:

“HNV có nhiều cái nhếch nhác trong cái suy thoái chung của đạo đức, chính trị, xã hội. Nhưng nó không nhiều cái xấu hơn bất cứ ngành nào khác, thậm chí so ngay cả với báo chí.

Sự nhếch nhác của Hội nếu có, có một phần trách nhiệm của Hữu Thỉnh. Nhưng đó là nhà thơ số 1 hiện nay và là người tốt.”

Một người, một Hội đã suy thoái về đạo đức, đã từng không tử tế, sao vẫn còn được gọi là tốt, thưa ông Văn Chinh?

Đúng là sau khi nhận giải, Văn Chinh nằm ngửa đấm với, đúng như đầu đề cuộc phỏng vấn của Dương Phương Vinh trên “Tiền Phong” online...

Sài Gòn ngày 25-01-2013




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo