Các đồng chí... X' - Dân Làm Báo

Các đồng chí... X'

Nguyễn Anh Dũng - ...Những lời phát ngôn như trên, có một sức mạnh ghê gớm, nó vô hiệu kỷ luật đảng và pháp luật của nhà nước. Đã tạo nên các... Đồng chí X', cổ vũ cho hành vi lợi dụng chức vụ để phạm tội, nếu như có bị truy cứu thì chỉ cần “Nhận trách nhiệm” là xong. Phải chăng đây cũng là biểu hiện của một loài “Sâu”?...

*

Chủ nhiệm UBTP của quốc hội Nguyễn Văn Hiện, nguyên ủy viên TW Đảng khóa X, ĐB quốc hội khóa XI, chánh án toà án NDTC, uỷ viên BCĐ trung ương về phòng chống tham nhũng, phó ban chỉ đạo cải cách tư pháp.

Trong cuộc trả lời chất vấn của chánh án toà án NDTC, được truyền hình trực tiếp, tại kỳ họp thứ 10 quốc hội khoá XI ngày 27/11/2006, ông đại biểu quốc hội đã bức xúc: 

“Lời lẽ của ông, xin nói thẳng, có chỗ như ngoài đường phố chứ không phải của một chính khách trả lời trước quốc hội, trước cử tri cả nước...”, “Qua phần trả lời ấy, dường như đồng chí chưa đủ năng lực làm chánh án” (Báo Tuổi Trẻ, ngày 28/11/2006).

“Càng giải trình càng thấy cái dở của giải trình. Cái chính là vấn đề trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu ngành toà án thì chánh án lại chẳng đề cập, trả lời”. Và đề nghị quốc hội ra nghị quyết về những vấn đề đại biểu chất vấn chánh án tòa án NDTC. 

Mang danh tiến sỹ luật học nhưng chánh án Nguyễn Văn Hiện đã không không phân biệt nổi thế nào là một bộ hồ sơ có nội dung, hình thức và hiệu lực là "Di chúc" hay "Hợp đồng dân sự", theo quy định của bộ luật Dân Sự 1995. 

Thậm chí ra quyết định số 61/KNDS ngày 12/9/2003, Kháng nghị bản án phúc thẩm số 118/DSPT ngày 22/5/2003 của tòa án ND TP Hà Nội. Theo bộ luật TTDS khi chưa được Quốc hội thông qua và chỉ có hiệu lực từ 01/01/2005.

Đê tiện tới mức tự hạ mình xuống ngang hàng với Nguyễn Thị Minh Châu, kẻ có đủ căn cứ phạm tội vu khống, lừa đảo, lưu manh côn đồ. Để cùng kiếm chác trục lợi trong vụ án có giá ngạch cao, một cách vô liêm sỷ.

Sau một nhiệm kỳ bị mất hết chức vụ, với lòng ham mê tham nhũng về chính trị. Bằng mọi cách "chạy" tội, lừa đảo lãnh đạo và cử tri, bằng các vỏ bọc đã có. Để rồi nghiễm nhiên trở thành CN UB tư pháp của quốc hội khóa XIII. 

Quan lộ của Nguyễn Văn Hiện, đã một thời "Hét ra lửa, một thời phải ngồi chơi xơi nước" giờ đây lại xuất hiện trong các cuộc họp của UBTV quốc hội, trong các hội nghị đầu ngành tòa án, viện kiểm sát, ban chỉ đạo cải cách tư pháp.

Lại lớn tiếng dậy người khác về “Chống tham nhũng”! và khẳng định: “Lờ tham nhũng, đỡ trách nhiệm”, “Khó tránh được việc bao che cho tham nhũng”. Thậm chí còn đổ lỗi: “Chưa có quy định khái niệm về người đứng đầu” (Dân Trí.com.vn, ngày 18/9/2012). 

Có thể nói Nguyễn Văn Hiện đã lợi dụng chức vụ, sử dụng diễn đàn của quốc hội ngang nhiên tuyên truyền, bảo kê cho hành vi tham nhũng, vi phạm điều 88 LHS. Đã góp phần đưa ngành tư pháp Việt Nam trở thành một trong 3 ngành có tỷ lệ các quan chức tham nhũng nhiều nhất (Báo PLVN ngày 11/12/2007).

Vì sao Nguyễn Văn Hiện có thể làm được những việc như vậy, mà vẫn yên vị tại chức? Phải chăng TW đã để lọt tội phạm, hay đó là sản phẩm của cơ chế độc tài Đảng trị?

Nhớ lại, uỷ viên bộ chính trị, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã từng nói: “Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp. (Vnconomy ngày 12/6/2010). Hoặc như:

Trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Tây Hồ ngày 01/12/2012. TBT Nguyễn Phú Trọng lại nói:“Kỷ luật mà không tính kỹ nó đẻ số ra, mai kia lại ân oán, thù oán đối phó lại mà thành phe phái thì nội bộ nó rối” (Petrotimes 08/12/2012).

Những lời phát ngôn như trên, có một sức mạnh ghê gớm, nó vô hiệu kỷ luật Đảng và pháp luật của nhà nước. Đã tạo nên các . . . Đồng chí X', cổ vũ cho hành vi lợi dụng chức vụ để phạm tội, nếu như có bị truy cứu thì chỉ cần “Nhận trách nhiệm” là xong. Phải chăng đây cũng là biểu hiện của một loài “Sâu”?

Lời nói khẳng khái, rõ ràng và đầy trách nhiệm của vị chủ tịch nước Trương Tấn Sang “Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này” (Vietnam.net ngày 7/5/2011).

Hoặc như: “Để lọt tội phạm không chỉ đe dọa cuộc sống bình yên của nhân dân, làm mất ổn định xã hội mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan pháp luật, trong đó có VKSND. Vi phạm bắt oan, sai là tạo ra oán hờn và cũng làm mất lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.” (Báo ĐT ĐCSVN, 15/1/2013). Liệu có thực hiện được không?

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2013

Blogger Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo - Cựu chiến binh VN
ĐC: 5 ngách 12/87 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.. ĐT: 0984535494



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo