Dân Làm Báo - Sau khi thừa lệnh đảng đặt bút ký nghị quyết 38/2012/QH1 về Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, đồng chí Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã bị các đồng chí nằm trong Ủy ban dự thảo, Bộ công an, Tuyên giáo nắm đầu gọi dậy nửa đêm liên tục, phản ảnh nhiều tiêu cực, hiểu lầm từ phía nhân dân. Do đó, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng đã khẩn khoản nhờ đến Danlambao, vốn là một bộ phận báo chí của dân, nói dân dễ hiểu hơn đảng nói, giải thích, giải trình, giải mã, giải bày, giải độc nghị quyết 38/2012/QH1 để lòng dân được tỏ tường theo ý đảng. Dân Làm Báo xin gửi đến bà con trong thôn để đọc qua nhằm góp ý cho những góp ý của Danlambao trước khi góp ý cho đồng chí Nguyễn Sinh Hùng để sự nghiệp góp ý của đảng ta thành công thành công đại thành công.
*
Những chữ màu đen thui là từ văn bản của đồng chí Sinh Hùng.
Những chữ màu đỏ lè là góp ý giải trình-mã-bày-độc của DLB.
*
Điều 1. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố.
Yêu cầu nhân dân lưu ý cụm từ Tổ chức đứng đầu dòng. Đó là cụm từ chỉ đạo của đảng. Chỉ có đảng và các bộ phận của đảng mới có thẩm quyền đứng ra tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Mọi nhân dân đứng ra tự tổ chức lấy ý kiến là vi phạm quyền đảng làm chủ trong vụ này.
Điều 2. Mục đích của việc tổ chức lấy kiến nhân dân
1. Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Yêu cầu nhân dân lưu ý, cũng chiếu theo lời giải mã (độc) của điều 1, phải tự ngầm thêm chủ thể / danh từ "tổ chức" vào đầu câu để tự biết- ai phát huy, ai nâng cao...
Để từ đó quán triệt rằng thực hiện mục tiêu cũng như đạt được mục đích này thuộc về phạm vi trách nhiệm của đảng và các bộ phận của đảng mà đứng đầu là Quốc Hội, kết đến là Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCSHCM, Hội Phụ nữ, Cựu chiến binh...
Để từ đó hiểu rằng không có "nhân dân", "tập hợp nhân dân" nào có thể lợi dụng quyền làm chủ trên giấy và tự động đi vào đời phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc sửa đổi Hiến pháp.
Điều 3. Yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân
Một lần nữa "tổ chức" phải được hiểu và thi hành theo diễn nghĩa đã trình bày.
1. Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến nhân dân với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.
Cần nói rõ, tránh hiểu nhầm ý đảng: các hình thức thích hợp và điều kiện thuận lợi không bao gồm việc tự động tổ chức thâu thập chữ ký, viết dự thảo hiến pháp, lập các trang blog, web không nằm trong sự quản lý của Bộ Truyền Thông và Thông Tin + Bộ Công an + Ban Tuyên giáo của đảng. Tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai chỉ được thực hiện với sự quản lý của các bộ phận nằm trong "tổ chức" để đảng có thể bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.
2. Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Do đó, nhân dân phải hiểu rằng chỉ có kết quả sau cùng sau khi được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc - mới được công bố.
3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến của nhân dân; không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Do đó, tất cả mọi "tổ chức", thông tin không nằm trong trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền, vận động nhân dân... sẽ có thể được xem là bị các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
4. Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Yêu cầu nhân dân trong khi được "tổ chức" phát huy quyền làm chủ trong kế hoạch góp ý Hiến pháp của đảng phải tuyệt đối Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng.
Điều 4. Nội dung và hình thức lấy ý kiến nhân dân
1. Lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Nhân dân cần phải quán triệt về chủ thể AI lấy ý kiến nhân dân. Tất cả những "ý kiến" khác như tự viết bản dự thảo hiến pháp khác, những điều không nằm trong dự thảo 1992 sẽ không có giá trị và tùy theo trường hợp thực tế cũng như nhu cầu của đảng, có thể được coi như là bị các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến vào toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung đóng góp ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức mình và những vấn đề mà cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.
Yêu cầu nhân dân quán triệt cụm từ cá nhân nằm sau cùng trong chùm Các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Có nghĩ là cá nhân trực thuộc cơ quan, tổ chức chứ không phải cá nhân ở nhà, cá nhân trên đường, cá nhân ai đó ngoài chợ...
Nhân dân cần phải ghi nhận điều kiện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để tự hiểu tiếp rằng mọi cá nhân không có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thì làm ơn miễn việc phát huy quyền (đảng) làm chủ đóng góp ý kiến.
3. Các hình thức lấy ý kiến nhân dân bao gồm:
a) Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 6 của Nghị quyết này;
b) Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
c) Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội htttp://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Các hình thức phù hợp khác.
Các điểm 3a, 3b, 3c, 3d cần được tự hiểu với đoạn văn sau đây được ngầm đặt ở đầu câu: "Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan..."
Điều 5. Đối tượng lấy ý kiến
1. Các tầng lớp nhân dân.
2. Các cơ quan nhà nước, tổ chức ở trung ương: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; các Ban của Đảng; Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước.
3. Các cơ quan nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác.
5. Các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu.
6. Các cơ quan thông tấn, báo chí.
Yêu cầu nhân dân lưu ý điểm 1. Dân số nước ta đã gần 90 triệu người. Do đó, tầng lớp nhân dân và nhân dân nào sẽ được "tổ chức" chọn lọc chứ không phải ai cũng có tư cách góp ý. Không ai rãnh hơi dù đó là đảng ta đi lấy ý kiến 90 triệu người cả.
Ngoài ra cần lưu ý những diễn giải cho Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu: Nhân dân nào không thuộc vào các đối tượng được liệt kê trong điều này (nói chung nếu là nhân dân) thì tự hiểu rằng "không phận sự làm ơn miễn vào".
____________________________________
Phụ lục:
QUỐC
HỘI
---------- Nghị quyết số: 38/2012/QH13 |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2012 |
NGHỊ
QUYẾT
TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 -------------------------- QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
Sau khi xem xét Tờ trình số 195/TTr-UBDTSĐHP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT
NGHỊ:
Điều 1. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố.
Điều 2. Mục đích của việc tổ chức lấy kiến nhân dân
1. Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Điều 3. Yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân
1. Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến nhân dân với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.
2. Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến của nhân dân; không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
4. Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Điều 4. Nội dung và hình thức lấy ý kiến nhân dân
1. Lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến vào toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung đóng góp ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức mình và những vấn đề mà cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.
3. Các hình thức lấy ý kiến nhân dân bao gồm:
a) Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 6 của Nghị quyết này;
b) Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
c) Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội htttp://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Các hình thức phù hợp khác.
Điều 5. Đối tượng lấy ý kiến
1. Các tầng lớp nhân dân.
2. Các cơ quan nhà nước, tổ chức ở trung ương: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; các Ban của Đảng; Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước.
3. Các cơ quan nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác.
5. Các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu.
6. Các cơ quan thông tấn, báo chí.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu
1. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 căn cứ vào Nghị quyết này có trách nhiệm ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân; chủ trì tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân; tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân, bảo đảm nội dung, tài liệu, tập huấn cán bộ; tổng hợp và trình Quốc hội Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân; nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của nhân dân để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
3. Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các Ban của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức thảo luận, lấy ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của ngành, cơ quan mình gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
5. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức họp chuyên đề thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của địa phương mình gửi đến Chính phủ và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm vận động nhân dân tham gia góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên tổ chức mình, ý kiến của các tổ chức xã hội khác, ý kiến của các đại diện tiêu biểu trong giới nhân sĩ, trí thức, luật gia, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
7. Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của tổ chức mình gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
8. Các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thu thập, nghiên cứu ý kiến đóng góp của cử tri để chuẩn bị cho việc thảo luận, thông qua Hiến pháp tại kỳ họp Quốc hội.
9. Các cơ quan thông tấn, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến; mở chuyên trang, chuyên mục về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đưa tin, đăng tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan ý kiến đóng góp của nhân dân.
10. Các cơ quan, tổ chức khác và cá nhân gửi văn bản đóng góp ý kiến đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
11. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại Điều này có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, thành viên tổ chức mình và các tầng lớp nhân dân tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Điều 7. Thời gian lấy ý kiến nhân dân
Thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các cơ quan, tổ chức căn cứ vào Nghị quyết này, Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và tình hình cụ thể của cơ quan, tổ chức, địa phương mình triển khai tổ chức việc lấy ý kiến nhằm bảo đảm yêu cầu và tiến độ.
2. Kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do ngân sách nhà nước bảo đảm.
3. Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý kiến để Hiến pháp thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2012.
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng |