Chris Brummitt / Kim Son, Vietnam (AP) - Faced with a group of farmers refusing to give up their land for a housing project, the Communist Party officials negotiating the deal devised a solution: They went to a bank, opened accounts in the names of the holdouts and deposited what they decided was fair compensation. Then they took the land.
The farmers, angry at the sum and now forced to compete for jobs in a stuttering economy, blocked the main road connecting the capital to the north of the country for hours in December. In a macabre gesture, some clambered into coffins. Police who came to break up the demonstration were pelted with rocks. Several people were arrested.
"This is an injustice," said Nguyen Duc Hung, a rice farmer forced to give up 2,000 square meters (215,000 square feet) of land he had worked for more than 15 years. "The compensation money will help us to survive for several years, but after that, how can we make our living?"
Forced confiscations of land are a major and growing source of public anger against Vietnam's authoritarian one-party government. They often go hand-in-hand with corruption; local Communist Party elites have a monopoly on land deals, and many are alleged to have used it to make themselves rich.
These issues unite rural and urban Vietnamese in a way that discontent over political oppression tends not to.
Land disputes break out elsewhere in Asia, notably next door in China, but they have particular resonance in Vietnam, where wars and revolutions were fought in the name of the peasant class to secure collective ownership of the land.
The farmers who blocked the road quoted the country's revolutionary leader, Ho Chi Minh, in the banners they posted at their camp. "Nothing is more precious than independence and freedom," said one. "We would rather die than lose our land," said another.
The government recognizes that the anger coursing through the countryside threatens its legitimacy, and has pledged to revise land laws this year to make them more equitable.
But establishing clear property rights and enforcing laws to protect them comes with ideological complications in a country still publicly committed to state ownership of the land even as it embraces free-market capitalism.
Vietnam abandoned Soviet-style collective farming in the 1980s and began its embrace of capitalism. In 1993, it passed a revised land law that gave citizens the right to use land for 20 years, but stopped short of allowing private ownership. Local Communist party officials can forcibly acquire land, not just for public interest projects such as bridges and roads but also on behalf of private investors building housing estates and industrial and recreational facilities.
Complaints about corruption when rezoning agricultural land to accommodate expensive industrial plots are widespread. So are allegations that the government pays farmers one-tenth the market value of their land, or less.
"Compensation rates are very low and those who take the land profit greatly," said economist and former adviser to the prime minister Pham Chi Lan. "The land laws have many loopholes which have created fertile ground for those who, with the support of local governments, take the land from people for their personal benefit."
Small groups of farmers, many of them women, routinely demonstrate in Hanoi outside government buildings about forced confiscation of land. They welcome people taking photos of them or trying to talk, but security forces immediately shoo visitors away from the scene.
Disputes have been commonplace for years, but are increasing in frequency as farmers become more aware of their rights and economic development increases demand for industrial land. Many 20-year leases granted in 1993 are expiring this year, bringing fresh opportunities for rezoning of the land — and more opportunity for conflict.
Government figures reported to parliament in November showed public complaints had risen to 4,200 in 2011, more than twice the total number of complaints received from 2005 to 2009. National assembly deputy Ho Thi Thuy acknowledged that corruption among local party officials was a problem.
"Some people have abused the state policies to profit illegally," she said, according to state-run media reports at the time.
The government has sought the assistance of the World Bank in revising the land law to reduce conflict. The World Bank and other outside institutions have called on the government to allow forced evictions only for works that benefit the public, not commercial projects, and to make the process more transparent and equitable.
Communist Party officials in Quang Ninh province, some 90 kilometers (56 miles) east of Hanoi, allowed an Associated Press team to visit Kim Son village. The journalists were escorted by party officials in the village. They spoke to opponents in phone interviews
Officials insisted they had followed the rules when acquiring the land for the housing project, which they said is aimed at upgrading the small village to a township.
"We are working together to build a more prosperous Kim Son," said Vu Van Hoc, chairman of the local people's committee.
He said the project used land that had been owned by 852 families, and that less than 10 percent of them disagreed with the government's compensation rate of around $6 per square meter. He said just seven families were continuing to refuse the deal.
Villagers now allege the land has been resold for $310 per square meter. Hoc denied that, saying the land had yet to be sold.
He said he hoped that by depositing the money into bank accounts in the villagers' names, "the issue could be resolved." He dismissed the protest in late December as the work of "village extremists who had managed to persuade others" to join.
Video of the protest was recorded by people on their cellphones and posted on the Internet by dissident groups, which seek to capitalize on the public anger generated by the conflicts.
For two minutes, police cowered behind riot shields as young men hurled rocks and bits of concrete at them, but officers eventually regained control.
State media reported that 12 people were arrested. The police chief refused to identify them, or to say whether they were still in detention weeks later.
The local communist party bused in five villagers who had no complaints about the compensation package to speak to the visiting reporters and briefly showed them the land, on which a local company is already constructing roads and drainage. Unlike those protesting the compensation, the villagers appeared to have significant holdings elsewhere, or younger families with jobs.
Mac Thi Thuc, a 50-year-old who attended the protest, and whose family is among the seven holdouts, said authorities cut off irrigation to her land in 2010, making it impossible to farm. She said the investors in housing scheme should have negotiated with her directly, not the government.
"Over the past two months, my husband and I have had no work," she said. "We have been trying to look for jobs, but no one hired us because we are old. We have no money and we are going hungry and we don't know how we can survive in the months ahead."
There is one potential source of funds: the money local officials deposited as compensation. Thuc says her family isn't touching it.
*
Xung đột đất đai ngày càng gia tăng khi nông dân ý thức về quyền của họ
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Chris Brummitt/Kim Sơn, Associated Press
Ngày 31 tháng 1 2013
Phải đối mặt với một nhóm nông dân không chịu từ bỏ đất đai của họ cho một dự án bất động sản, các quan chức Đảng Cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp khác để thỏa thuận: Họ đã đi đến ngân hàng, mở tài khoản dưới tên của những người chủ đất và gửi số tiền bồi thường mà họ cho là công bằng vào các tài khoản đó. Sau đó, họ lấy đất.
Những người nông dân đã trở nên giận dữ với số tiền ít ỏi và đối mặt với tình trạng buộc phải cạnh tranh công ăn việc làm trong nền kinh tế èo uột, họ đã quyết định chặn con đường chính nối vào thủ đô ở phía bắc nhiều giờ hồi tháng Mười hai vừa qua. Trong một cử chỉ rùng rợn hơn, một số họ đã tự đặt họ vào các quan tài. Công an ngăn chặn cuộc biểu tình đã bị ném đá. Trong số họ, nhiều người đã bị bắt giữ.
“Đây là một sự bất công”, ông Nguyễn Đức Hùng, một nông dân trồng lúa buộc phải từ bỏ mảnh trồng trọt đất 2.000 mét vuông mà ông đã làm việc trong hơn 15 năm qua.
“Số tiền bồi thường chỉ giúp chúng tôi tồn tại trong một vài năm, nhưng sau đó làm thế nào chúng tôi có thể sống được?”
Cưỡng bức, tịch thu đất đai là một trong những lý do chính làm nhiều người dân giận dữ chống lại chính quyền một đảng độc tài tại Việt Nam. Vấn đề này đi đôi với tham nhũng, các đảng viên Đảng Cộng sản địa phương thường có lợi ích độc quyền về các mối giao dịch đất đai, và nhiều trong số đó đã sử dụng việc này để làm giàu bất chính.
Những vấn đề liên quan đến đất đai đã giúp nông dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn đoàn kết lại với nhau, điều mà các lực lượng chính trị đối lập chưa thể làm được.
Những vụ tranh chấp đất đai cũng thường xảy ra ở những nơi khác tại châu Á, đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc ở phía bắc và cả hai nơi dường như có chung một đặc điểm. Trước đây, hai nước này nhân danh giai cấp nông dân để làm cách mạng nhằm mang lại quyền sở hữu đất đai tập thể cho dân chúng.
Những người nông dân chặn đường đã trích dẫn lời của lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh, với các biểu ngữ mang dòng chữ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
“Chúng tôi thà chết còn hơn bị mất đất của mình”, một người khác nói.
Chính phủ thừa nhận rằng sự giận dữ tại nhiều vùng nông thôn đang đe dọa tính hợp pháp của chế độ, và cam kết sẽ sửa đổi luật đất đai trong năm nay để cho công bằng hơn.
Tuy nhiên, để xác lập quyền sở hữu rõ ràng và thực thi pháp luật để bảo vệ chúng vẫn còn nhiều khó khăn vì ý thức hệ và nhà nước vẫn còn công khai cam kết rằng đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân ngay cả khi Việt Nam đang đi theo hướng thị trường tự do.
Việt Nam đã từ bỏ nông nghiệp tập thể theo kiểu Liên Xô trong những năm 1980 và bắt đầu phát triển theo hướng chủ nghĩa tư bản. Năm 1993, chính phủ nước này đã thông qua luật sửa đổi đất đai nhằm cho phép người dân có quyền sử dụng đất trong vòng 20 năm, nhưng không cho phép tư nhân sở hữu đất trong thời gian ngắn hạn. Các quan chức Đảng Cộng sản địa phương có thể ra lệnh cưỡng bức đất đai bất cứ lúc nào, không chỉ đối với các dự án mang lại lợi ích công cộng như cầu đường mà còn thay mặt cho các nhà đầu tư tư nhân cưỡng đoạt đất để xây dựng các dự án bất động sản hay các cơ sở công nghiệp và khu giải trí.
Nhiều vụ khiếu nại liên quan đến tham nhũng đã diễn ra tràn lan khi các dự án chia lô đất nông nghiệp để phát triển thành các khu công nghiệp đắt tiền. Vì vậy, có những cáo buộc rằng chính phủ chỉ trả tiền cho nông dân bằng một phần mười giá trị thị trường, hoặc thậm chí còn thấp hơn.
“Tỷ lệ bồi thường rất thấp và những người chiếm đoạt đất mang lại rất nhiều lợi nhuận”, Phạm Chi Lan, kinh tế gia và cựu cố vấn cho thủ tướng cho biết. “Pháp luật đất đai có nhiều sơ hở và đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các cán bộ với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để lấy đất từ nông dân vì lợi ích cá nhân của họ”.
Nhiều nhóm nông dân, trong số đó đa phần là phụ nữ, thường xuyên biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ tại Hà Nội liên quan đến những vụ tịch thu và cưỡng chế đất trái phép. Họ rất nhiệt tình để những người qua đường chụp ảnh hoặc cố gắng lắng nghe các câu chuyện của họ, nhưng lực lượng an ninh thường lập tức xua đuổi những người này đi khỏi hiện trường.
Tranh chấp đất đai đã phổ biến trong nhiều năm qua, nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng khi nông dân bắt đầu có ý thức về quyền lợi của họ và nhu cầu phát triển tăng kinh tế đối với đất công nghiệp. Nhiều hợp đồng thuê đất 20 năm được cấp vào năm 1993 sẽ hết hạn trong năm nay, và điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội mới đối cho các địa phương phân chia lô đất và sẽ gây thêm nhiều cuộc xung đột.
Con số mà chính phủ báo cáo với Quốc hội hồi tháng Mười cho thấy khiếu nại đã tăng lên đến 4.200 vụ trong năm 2011, nhiều hơn gấp hai lần trong tổng số vụ khiếu nại mà chính phủ nhận được trong thời gian 2005 đến 2009. Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Thúy thừa nhận rằng các cán bộ địa phương tham nhũng chính là vấn đề mang lại nhiều vụ khiếu kiện trên.
“Một số người đã lạm dụng các chính sách nhà nước để trục lợi trái phép”, bà Thúy cho nói với báo chí nhà nước hồi tháng Mười.
Chính phủ đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới trong việc sửa đổi pháp luật đất đai nhằm giảm bớt xung đột. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức bên ngoài khác đã kêu gọi chính phủ chỉ cho phép cưỡng chế đất đai đối với các công trình mang lại lợi ích công cộng chứ không phải các dự án thương mại, và quá trình này cần phải minh bạch hóa và công bằng hơn nữa.
Các quan chức Đảng Cộng sản tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 90 km (56 dặm) về phía đông, đã cho phép một nhóm phóng viên AP đến thăm làng Kim Sơn. Các nhà báo được đi kèm bởi các quan chức trong làng. Họ đã trao đổi với các nông dân trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Các quan chức khẳng định rằng họ đã làm đúng theo các quy tắc khi lấy đất để xây các dự án nhà ở, điều mà họ cho là nhằm mục đích nâng cấp ngôi làng nhỏ lên thành một thị trấn.
“Chúng tôi đang cùng nhau làm việc để xây dựng làng Kim Sơn một ngày một thịnh vượng hơn”, ông Vũ Văn Học, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương cho biết.
Ông cho biết dự án đã lấy đất thuộc sở hữu của 852 gia đình, và ít hơn 10% trong số đó không đồng ý với tỷ lệ bồi thường của chính phủ – khoảng 6 USD cho mỗi mét vuông. Ông cho biết chỉ có bảy gia đình tiếp tục từ chối thỏa thuận trên.
Dân làng hiện đang cáo buộc rằng vùng đất vừa thu hồi đã được bán lại với giá 310 USD cho mỗi mét vuông. Tuy nhiên, ông Học phủ nhận cáo buộc trên và nói rằng đất vẫn chưa được bán.
Ông nói ông hy vọng rằng bằng cách gửi tiền vào các tài khoản ngân hàng với tên của những người dân tại đây, “vấn đề này có thể được giải quyết”. Ông đã ra lệnh giải tán cuộc biểu tình vào cuối tháng Mười hai vì những công việc “cực đoan của dân làng có thể thuyết phục người khác” tham gia.
Các đoạn video biểu tình đã được nhiều người dùng điện thoại di động ghi hình lại và đăng tải trên các trang mạng Internet bởi các nhóm bất đồng chính kiến.
Xem qua các đoạn video hai phút, hình ảnh công an co rúm núp dưới các tấm lưới chắn chống bạo động giữa lúc các thanh niên ném đá và bê tông vào họ, nhưng cuối cùng công an đã dành lại quyền kiểm soát.
Truyền thông nhà nước cho biết rằng 12 người đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, trưởng công an tại đây đã từ chối đưa ra tên tuổi họ và cũng không cho biết liệu họ vẫn bị giam giữ bao lâu.
Đảng Cộng sản địa phương đã đưa năm người dân không phản đối về dự án cưỡng chế đất đến để nói chuyện với các phóng và đưa tất cả đi một vòng để xem khu đất. Hiện nay đã có một công ty địa phương đang xây dựng đường xá và hệ thống thoát nước tại khu đất cưỡng chế. Khác với những người phản đối việc bồi thường, nhóm dân làng này dường như có một số đất đai ở một nơi khác hoặc các thành viên trẻ trong gia đình đã có công ăn việc làm ổn định.
Mạc Thị Thục, hiện nay 50 tuổi, người đã tham gia cuộc biểu tình và bà cũng là một trong bảy gia đình không chịu nhận bồi thường, cho biết chính quyền địa phương đã cắt các kênh dẫn nước trong năm 2010, làm cho việc trồng trọt trở nên rất khó khăn. Bà cho biết các nhà đầu tư nên đàm phán trực tiếp với gia đình bà thay vì qua chính quyền địa phương.
“Trong hai tháng qua, chồng tôi và tôi đã không có việc làm”, bà nói. “Chúng tôi đã cố gắng tìm việc làm, nhưng không có ai thuê bởi vì cả hai chúng tôi đều già. Chúng tôi không có tiền và chúng tôi sẽ đói khát và chúng tôi không biết làm thế nào để có thể sống trong những tháng tới”.
Bà vẫn có một số quỹ khác: tiền bồi thường mà các quan chức địa phương gửi vào tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, bà Thục nói rằng gia đình bà sẽ không đụng đến số tiền đó.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013