Tự do báo chí theo góc nhìn nhà báo cộng sản - Dân Làm Báo

Tự do báo chí theo góc nhìn nhà báo cộng sản

Nguyên Anh (Danlambao) - Trên trang web của thủ tướng 3Ếch vừa đăng một bài viết có title: Tự do báo chí đang bị bóp nghẹt hay thả nổi của cây viết Quỳnh Như trong đó có nhiều đoạn như sau: 

"Theo báo cáo mới đây nhất về hoạt động báo chí ở Việt Nam, tính tới tháng 2 năm 2013, số lượng cơ quan báo chí in trên cả nước là 812 với 1084 ấn phẩm (trong đó có 197 cơ quan báo chí in và 615 tạp chí). Ngoài ra, có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử. Có thể coi đây là những diễn đàn ngôn luận chính thống. Bởi các cơ quan báo chí đang hoạt động này đều được Nhà nước cấp phép, có cơ quan chủ quản, có đội ngũ phóng viên được công nhận và địa chỉ hoạt động rõ ràng. Điều quan trọng hơn hết là các thông tin đăng tải đều được kiểm duyệt theo luật báo chí. 

Có thể thấy, công tác quản lý nhà nước đối với báo chí chính thống hiện nay đang được thắt chặt trong khi các trang thông tin điện tử tổng hợp thì công tác quản lý có phần lỏng lẻo do Nhà nước chưa đủ sức quản lý. Còn với các trang mạng xã hội thì gần như bị “thả nổi”. Trong tương lai, người đọc sẽ lựa chọn cách khai thác thông tin từ những trang như vậy nhiều hơn là báo chí chính thống. Khi đó báo chí chính thống tự mình đánh mất vai trò cung cấp tin tức cho các trang blog cá nhân và mạng xã hội. Trên con đường không chính thống này, tin tức không được kiểm duyệt sẽ sai lệch, thậm chí có những thông tin bịa đặt, bôi nhọ kích động với dụng ý xấu. Điều này đã và đang diễn ra một cách ngang nhiên trên một số blog ở Việt Nam mà không hề hấn gì!" [1]. 

Thưa cây viết Quỳnh Như, 

Qua những gì cô viết làm cho bạn đọc thấy đội ngũ truyền thông chính thống thật đáng nể, khi có đến hơn ngàn đơn vị chuyên nhiệm vụ viết lách cùng với mấy con vẹt bên truyền hình tối ngày định hướng cái tư tưởng hảo huyền vào đầu nhiều thế hệ. Cô cho biết tất cả đều được các phóng viên mà cô gọi là chính thống viết và đều được kiểm duyệt theo luật báo chí. 

Nhưng cô úp úp mở mở không cho mọi người được biết trên đầu cái luật báo chí đó còn có cái ban văn hóa tư tưởng TW tại các tỉnh thành chuyên rình mò định hướng cho các nhà báo như cô phải đi đúng con đường đã định. Dù cho cô hay những người viết báo khác cảm thấy đó là sai trái nhưng để giữ được cái mác phóng viên có lisence thì phải biết im lặng, hoặc giả do bị nhồi sọ nhiều quá cho nên cô cảm thấy điều mà cấp trên nói là đúng đắn vô hình chung não bộ của cô bị đông cứng trước mọi bất bình xã hội chung quanh. 

Cô là nạn nhân của chính sách truyên truyền rập khuôn Goebel. Dù biết đó là sai nhưng nhiều người nói, ngày này qua ngày khác người nghe sẽ tưởng đó là thật ! 

Cô cho rằng các trang mạng bị thả nổi? Nhà cầm quyền CSVN luôn mong muốn áp đặt tư tưởng vào đầu óc bọn dân đen,tuyên truyền về các giá trị không có thật như đạo đức HCM(!), chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh hùng dởm, kinh tế thị trường định hướng XHCN thì làm sao mà lại thả nổi? 

Chỉ là trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông thế giới nhà cầm quyền không quản lý được mà thôi (dù họ rất muốn điều đó)! Cái mà cô vờ đi không dám nhắc tới, đó là các trang báo lề dân luôn có một nguyên tắc mà cô không thể dùng những lý luận giáo điều đã được học trong các lớp bồi dưỡng chính trị bao biện vì một chân lý rất đơn giản: “Sự Thật!” 

Sự thật luôn được tôn trọng một cách khách quan và không có một ai có thể nhân danh gì chi phối! và đó cũng là nguyên tắc của các nhà báo trên toàn thế giới. Tất nhiên giới viết báo lề dân luôn được bạn đọc quan tâm tìm đọc vì trong đó có những thông tin nóng bỏng được cập nhật từng giờ từng phút và điều quan trọng nhất: “Họ viết bằng lương tâm của người cầm bút chứ không phải bằng đồng lương dành cho những con robot.” 

Họ cũng không cần những cái thẻ nhà báo được công nhận chính thống như cô từng hãnh diện vì văn nghiệp ít khi nào đem lại sự giàu sang phú quý ngoại trừ các nhà báo móc ngoặc với bọn xã hội đen như trước đây của báo Tuổi Trẻ. 

Dù cho đội ngũ truyền thông, tuyên giáo có cố gắng thậm chí tung ra nhiều tiền của cho bọn bồi bút như cô cũng sẽ là lạc điệu khi ca tụng cho một chủ nghĩa hoang tưởng đi ngược lại sự văn minh tiến bộ của loài người. Sự thờ ơ của người dân là điều tất nhiên khi họ biết trong những trang báo chính thống đó chỉ là những luận điệu láo khoét mị dân. 

Và cô càng mâu thuẩn hơn khi cho rằng: "Ở Việt Nam hiện có 336 mạng xã hội như vậy hoạt động. Đây là những trang chia sẻ thông tin mang tính cá nhân, những bài viết mang tính chủ quan. Loại hình này đang nở rộ vì không những được cung cấp dịch vụ miễn phí mà thông tin đăng tải không bị kiểm duyệt. Tuy nhiên, chính vì những thông tin ẩn mình dưới cái bóng “quan điểm cá nhân” và không được xác minh sẽ là một bài toán khó đối với các cơ quan quản lý nhà nước". [2] 

Trong khi tên của cô được đăng nguyên văn trên trang web như sau: 

Quỳnh Như - (Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả) 


_______________________________

Chú thích:

[2]. Như [1] 


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo