BẮC KINH - Làm thế nào mà Trung Hoa đi từ một đất nước nghèo khó trong những năm 1970 đến vị trí dám thách thức vai trò của Hoa Kỳ là siêu cường kinh tế thế giới? Lao động giá rẻ? Làm việc chăm chỉ? Độc tài? Tham vọng của một dân tộc quyết tâm phát triển sự thịnh vượng?
Các tác giả của một cuốn sách mới có tên Gián điệp Công nghiệp của Trung Hoa, Chinese Industrial Espionage, nói rằng có một yếu tố quan trọng khác đó là sự chuyển giao công nghệ trên qui mô lớn. Kể từ giữa những năm 1950, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã được chuyển giao khoa học và công nghệ của các nước phát triển sang Trung Hoa thông qua các phương pháp hợp pháp, bất hợp pháp và "ngoài vòng pháp luật" - bởi chúng được dấu kín từ sự giám sát - trong khi họ loại trừ các hệ thống dân chủ và nền giáo dục tự do hầu mang lại những tiến bộ đó.
Ba nhà nghiên cứu cho chính phủ Mỹ, William C. Hannas, James Mulvenon và Anna B. Puglisi viết: "Chúng ta đang nói đến một hệ thống tinh vi đầy kỷ xảo được thiết lập cho việc tìm kiếm công nghệ nước ngoài, mua lại chúng bằng mọi phương tiện có thể được biết đến, và chuyển đổi chúng vào các vũ khí và hàng hoá có sức cạnh tranh. Không có gì giống như nó ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới."
Tại sao làm điều đó?
Câu trả lời là những thay đổi về văn hóa và chính trị cần thiết để xây dựng một xã hội sáng tạo và đổi mới sẽ gây nguy hiểm cho sự kìm kẹp của Đảng Cộng sản về quyền lực, các tác giả cho biết trong câu trả lời bằng văn bản cho các câu hỏi. Bằng cách lấy từ thế giới phát triển những gì nó không thể hoặc sẽ không tự phát minh, nó thừa hưởng nhiều lợi ích từ nền văn minh hiện đại và nhiều sự tự do ở nơi khác, trong khi vẫn giữ cái nắp đậy ở nhà.
"Các nhà lãnh đạo phải đối mặt với các vấn đề nan giải của Trung Hoa là làm thế nào để khuyến khích đổi mới trong một lĩnh vực trong khi cấm đoán sự phát triển của những lĩnh vực khác," các tác giả cho biết. "Nhờ có các chương trình chuyển giao, họ có thể áp dụng những ý tưởng mới cách chọn lọc trong khi né tránh những thách thức đến sự sống còn chính trị trong một xã hội tự do."
Trong những năm gần đây, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bắt đầu khuyến khích đổi mới. Các tác giả cho biết nó đã xảy ra một cách hạn chế "trong những lĩnh vực mà chế độ đã xác định là một mối nguy."
"Tài năng trong nước hoặc du nhập, tiền bạc với các cơ sở nghiên cứu tốt và ý tưởng vai mượn từ nước ngoài tạo nên một hổn hợp đầy hiệu năng", họ nói.
Trong một cuốn sách dường như vừa làm phiền vừa làm vui lòng người đọc, các tác giả sử dụng các nguồn tiếng Hoa, thường được lấy từ các tài liệu về chính sách công cộng, để mô tả một hệ thống mà cốt lõi của nó không phải là vấn đề được chú ý về gián điệp mạng, nhưng nó dựa trên yếu tố con người, hoạt động tỉ mỉ, việc thường xuyên thâu tóm các "mã nguồn mở" có liên quan đến nhiều diễn viên ở mọi cấp của đảng và nhà nước, và thu hút lòng yêu nước của người Hoa ở nước ngoài.
Ai có thể bị khó chịu bởi kết luận của cuốn sách rằng Trung Hoa dựa vào các phương cách không công bằng? Những người tin rằng "các nước phát triển không có quyền độc quyền 'công nghệ của thế giới,'" một cái nhìn thường xuyên được thể hiện trong các phương tiện truyền thông ở Trung Hoa, các tác giả viết; và những người Hoa yêu nước nói rằng họ chỉ mang lại cho Trung Hoa những gì họ tự tạo nên.
Ai có thể hài lòng? "Các cá nhân và các công ty đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển," và "các quốc gia chịu đựng những căng thẳng và chi phí ở một xã hội tự do và đa dạng sắc màu văn hóa trong đó sự sáng tạo có thể đâm chồi nảy lộc," do đó các hoạt động chuyển giao công nghệ là "không công bằng" với hai nhóm này, các tác giả nói.
Sự hỗ trợ của người Hoa ở nước ngoài thường được chuyển qua trung gian các hiệp hội khoa học, công nghệ và kinh doanh ở các nước phát triển. Trong khi các tác giả nhấn mạnh đến Hoa Kỳ, họ viết rằng châu Âu, Nhật Bản, Úc và các quốc gia khác đều là những mục tiêu tương tự.
Liên Đoàn các Hiệp Hội Chuyên Gia Hoa Kiều ở châu Âu có trụ sở tại thành phố Frankfurt nước Đức đóng một vai trò quan trọng, họ nói.
"Từ bờ biển Baltic đến dãy núi Alps, từ dãy núi Ural tới bờ biển phía đông của Đại Tây Dương, trên vùng đất rộng lớn của châu Âu," hiệp hội đó nói trên trang mạng của họ, "là tập hợp một đám đông của người da vàng tóc đen, " có cùng "lý tưởng là xây dựng một nhóm Hoa Kiều có kiến thức chuyên môn trong nhiều lỉnh vực để đẩy mạnh việc cải cách và xây dựng của Trung Hoa." Tổ chức này liệt kê 39 nhóm thành viên ở các nước khác nhau ở Âu châu.
Thông tin hàng đầu trên trang mạng của họ ra thông báo về Hội nghị đồng bằng sông Dương Tử từ ngày 9 đến 14 tháng 9, đây là một cuộc hợp được nhà cầm quyền Bắc Kinh tổ chức.
Đường liên kết trên trang mạng đó dẫn đến một trang mà ở đó các câu hỏi đuợc đặt ra cho những người muốn xin vào hiệp hội bao gồm tên quốc gia ở châu Âu nơi họ sinh sống, nơi làm việc, quá trình và kết quả nghiên cứu của họ, bao gồm bằng sáng chế, cũng như chi tiết của các dự án mà họ có thể trình bày. Nó cung cấp một danh sách những gì đối tác nơi "các công viên đổi mới khoa học" ở Trung Hoa đang tìm kiếm, bao gồm cả vật liệu mới cho máy bay, năng lượng, xe hơi và công nghệ vi mạch, "điện toán đám mây," dược phẩm và thiết bị y tế cao cấp. Mọi chi phí ở Trung Hoa sẽ được tài trợ bởi các nhà tổ chức là Văn phòng Phụ trách Ngoại vụ Trung Hoa của tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và Thượng Hải. Mục tiêu? "Để phục vụ đất nước."
Mọi nỗ lực để liên lạc với các nhà tổ chức qua điện thoại thất bại. Một số điện thoại thiếu một con số, một hộp thư thoại khác cho biết người nhận đang đi công tác, và số điện thoại thứ ba có chuông vang lên nhưng không ai trả lời trong ngày nghỉ lễ ở Trung Hoa.
Truyền thống của nỗ lực mua lại công nghệ có từ thế kỷ 19, các tác giả viết. Lúng túng trong việc đối phó với các thách thức đặt ra bởi nền khoa học tiến bộ mạnh mẽ của phương Tây và Nhật Bản, một số nhà cải cách Trung Hoa đề xuất ý tưởng "Ti-yong." "Ti" có nghĩa là bản chất và "Yong" có nghĩa là ứng dụng thực tế. Họ chủ trương bảo tồn bản chất của tri thức Trung Hoa nhưng sử dụng kiến thức phương Tây để phục vụ Trung Hoa.
Trong các câu trả lời bằng văn bản, các tác giả cho biết: "Trung Hoa dường như nghĩ rằng nước đó có thể du nhập hay đánh cắp các công nghệ nước ngoài và sau đó loại bỏ nội dung chính trị hoặc xã hội."
"Trong khi họ đã thành công cho đến nay việc du nhập công nghệ thông tin và truyền thông cho sự phát triển kinh tế mà không đe dọa sự ổn định của chế độ, mỗi làn sóng mới của các công nghệ đột phá tạo ra thách thức nguy hiểm cho chế độ hiện nay," họ nói.
"Ở cấp độ chiến lược, chế độ tin rằng nó có thể tách tự do hóa kinh tế ra khỏi tự do hóa chính trị dưới cái gọi là 'sự mặc cả Thiên An Môn,' theo đó người dân đánh đổi tự do cho sự thịnh vượng tiếp diễn." Chiến lược này đề cập đến mô hình kinh tế và chính trị đã được đào sâu sau cuộc đàn áp vào năm 1989 nhắm vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thiên An Môn." Điều này cũng phản ánh một sự hiểu biết nông cạn về những thay đổi kiến tạo đang được tiến hành," họ nói.