Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Trận chiến Khe Sanh 1968, pháo đài bay B52 của Mỹ đã phá tan chiến thuật “biển người” cổ lỗ sĩ của Võ nguyên Giáp. CS Bắc Việt: Khoảng 10.000-15.000 “sinh Bắc tử Nam” (B52 trải thảm). Phía Mỹ 199, VNCH (miền Nam) 229 hy sinh. (Wikipedia)
Bản chất vốn dĩ đặc trưng của tuyên truyền dối trá, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy “nhà nước, đảng ta” rất nghiện “ăn mày dĩ vãng”, dù giá trị của thứ ăn mày nhiều khi ví như là “cơm thừa canh cặn”, nhưng họ cứ tô son điểm phấn dán lên cái mác “sơn hào hải vị” để bịp bợm với nhân dân mình, những ai (chưa từng biết) vô tình nhẹ dạ cả tin.
Mới đây, theo VOV, Đêm 7/7/2013, tổ chức một chương trình giao lưu tại Quảng Trị nhân kỷ niệm cái gọi là: chiến thắng Khe Sanh. Với tiêu đề quái đản (dù bị đánh DẬP MẶT ngày đó) thì hôm nay vẫn cứ múi mặt gọi là:
“Khe Sanh 1968 - sức mạnh Việt Nam” (!?)
“VOV” thông báo: Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa, tối 7/7, tại Bảo tàng chiến thắng Sân bay Tà Cơn (xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tổ chức chương trình “Khe Sanh 1968 - sức mạnh Việt Nam”. Tham gia cuộc giao lưu có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; tỉnh Quảng Trị, các tướng lĩnh, cựu chiến binh và đông đảo nhân dân và du khách.
Chương trình có sự tham gia của hơn 300 diễn viên chuyên nghiệp của Nhà hát Ca kịch Huế, lực lượng bộ đội địa phương và bà con các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở miền tây Quảng Trị.
“...Thông qua cuộc giao lưu với các cựu chiến binh, những người trực tiếp tham gia chiến đấu kể lại những câu chuyện cảm động về tinh thần chiến đấu dũng cảm, ác liệt và mưu trí của quân và dân ta...” - (VOV)
Mà trong trận đánh “Khe Sanh” này, chẳng tìm thấy một ai là “ta” trong nhân dân ở phía Nam vĩ tuyến 17 cùng chung chiến hào với họ trong trận chiến đó!?
Khởi đi từ ý đồ tập trung đánh và bao vây Khe Sanh nhằm thu hút 1 lực lượng lớn quân Mỹ và quân VNCH miền Nam VN tham chiến, Tướng Võ nguyên Giáp toan tính dùng “biển người” và pháo binh tạo một “Trận Điện Biên Phủ thứ 2” có thể thay đổi cuộc chiến Việt Nam. Đó cũng là mục đích nhằm “nghi binh” cho các hướng tiến công chính trong giai đoạn 2 của chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, (sau giai đoạn I thiệt hại nặng trong giao thừa trước đó): kết quả CS Bắc Việt bị phá sản toàn bộ chiến dịch “Tết Mậu Thân” và trận Khe Sanh.
Sau này trong “lòng” nội bộ đảng CSVN đã nhìn nhận đó là sự thất bại của “Trái non bắt chín ép” và cả nước đều đã rõ bộ mặt thật của trận Khe Sanh và Tết Mâu Thân. Khi Võ Nguyên Giáp dùng 3 Sư đoàn bộ binh và trọng pháo bao vây 6.000 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ cùng khoảng 200 tay súng Biệt Động Quân miền Nam, nhưng không chiếm nỗi đồi Khe Sanh, với hơn mười ngàn con em miền Bắc “sinh Bắc phải tử Nam” làm cho Võ Nguyên Giáp nhất tướng công thành “dỏm” trên vạn cốt khô “thật”.
“... Ngài có hối tiếc gì về 3-4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ CS...” -
(Non, pas du tout) “không hối tiếc”!? (Võ Nguyên Giáp).
(Non, pas du tout) “không hối tiếc”!? (Võ Nguyên Giáp).
Tương phản với cái “thùng rỗng” của VOV - Khe Sanh 1968 - sức mạnh Việt Nam - trích soạn một trong hàng trăm bài viết vô tư trung thực từ tư liệu ký giả, PV quốc tế có liên quan trận chiến này để đồng bào trẻ và nhất là các cán binh CSVN “thoát chết” trong trận Khe Sanh - hoài cảm “nghiệm suy” về sự thật cay đắng của nó...
Sự Thật - Khe Sanh 77 ngày của năm 1968. (www.conongviet.com)
Vào tháng 3 năm 1967, căn cứ Khe Sanh được phòng thủ vỏn vẹn chỉ bởi một đại đội Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Lúc đầu, hỏa lực tại đây chỉ gồm một pháo đội 105 ly, 2 khẩu 155 ly, cùng 2 súng cối loại 4. 2 inch.
Lực lượng yểm trợ gồm một đại đội Địa Phương Quân (ĐPQ) và một toán TQLC Hoa Kỳ đóng ở làng Khe Sanh (ngôi làng này cũng tên là Khe Sanh) cách căn cứ chỉ hơn 2 miles (3. 5 km). Và tất cả đều được yểm trợ bởi các khẩu pháo binh 155 ly và 175 ly ở hai căn cứ hỏa lực Carroll và Rock Pile gần đó - Ngày 24 tháng 4 năm 1967, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bất ngờ đụng độ với bộ đội Bắc Việt ở một địa điểm về phía Bắc của Đồi 861.
Sau đó tinh tình báo cho biết quân chính quy Bắc Việt đã tập trung đông đảo quân số về vùng nàỵ
Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến lập tức được lệnh tăng cường cho Khe Sanh.
Ngày 25 tháng 4, Tiểu Đoàn 3/3 (đọc là “Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 3”) TQLC Hoa Kỳ đến Khe Sanh. Sang ngày hôm sau, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC lập tức tăng cường. Sang đến ngày 27, Pháo Đội B thuộc Tiểu Đoàn 1/12 Pháo Binh có mặt tại căn cứ. Ngày 28 tháng 4 năm 1967, sau khi được pháo binh yểm trợ, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC Hoa Kỳ tiến chiếm Đồi 861. Cùng lúc đó, Tiểu Đoàn 3/3 cũng mở cuộc tấn công lên Đồi 881.
Đây là những cụm đồi nằm gần Khe Sanh, và đã được quân đội Hoa Kỳ chọn làm những tiền đồn bảo vệ căn cứ. Trong những ngày tiếp đến, lực lượng Cọp Biển Hoa Kỳ lần lượt chiếm hết những cao điểm lân cận: đó là các ngọn đồi 861, 881-Bắc và 881-nam.
Ngày 13 tháng 5/1967, Đại Tá J. J. Padley nhậm chức chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh, thay thế Đại Tá J. P.Lanigan. Lúc đó, lực lượng phòng thủ được tăng cường thêm 3 tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 TQLC để thay thế cho Trung Đoàn 3.
Trong khi ấy, từ 24 tháng 4/1967 đến 12 tháng 5/1967, bộ đội Bắc Việt tiếp tục công kích với nhiều màn chạm súng lẻ tẻ.
Các vụ đụng độ này đã gây tử thương cho 155 binh sĩ Hoa Kỳ, nhưng quân Bắc Việt bị thiệt hại rất nặng với hơn 940 cán binh bỏ mạng đếm được.
Mùa Hè 1967, sau khi bị thiệt hại nặng trong một thời gian ngắn (từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5), quân Cộng Sản phải tạm ngưng các hoạt động.
Áp lực quân sự quanh vùng Khe Sanh giảm sút khá nhiềụ Ngày 12 tháng 8/1967, Đại Tá ẸẸ Lownds được chỉ định thay thế Đại Tá J. J. Padley trong chức vụ Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 26 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Khe Sanh.
Vì tình hình lúc đó đang lắng diệu, hai trong ba tiểu đoàn TQLC của Trung Đoàn 26 Hoa Kỳ được phép rút khỏi căn cứ.
Nhưng tháng 12, Tiểu Đoàn 3/26 nhận lệnh tăng cường cho Khe Sanh.
Tinh tình báo cho biết hoạt động của các lực lượng Cộng Sản đã bắt đầu gia tăng quanh vùng nàỵ
Đêm 2 tháng 1/1968, gần hàng rào phòng thủ phía Tây Khe Sanh, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã phục kích và bắn hạ 5 cán bộ Cộng Sản.
Giấy tờ tịch thu cho biết họ là những sĩ quan cao cấp Bắc Việt, trong đó có cả một người giữ chức trung đoàn trưởng. Còn hai người kia là cán bộ cao cấp về ngành truyền tin và hành quân.
Tình báo Hoa Kỳ lo ngại một lực lượng hùng hậu của Bắc Việt đã có mặt tại vùng nàỵ - Khi ấy, Trung Đoàn 26 TQLC tại Khe Sanh lập tức được lệnh phải bổ sung quân số - Đến ngày 20 tháng 1/1968, một trận đánh dữ dội đã xảy ra trên Đồi 881-Nam.
(Ghi Chú: Có hai ngọn đồi mang tên “881”, một ngọn nằm về hướng Bắc của Khe Sanh, và ngọn kia nằm về hướng Nam).
Ngọn đồi này được phòng thủ bởi một cánh quân của Tiểu Đoàn 1/3 TQLC Hoa Kỳ, gồm Bộ Chỉ Huy của Đại Đội M, hai trung đội bảo vệ, và toàn thể lực lượng của Đại Đội K. Trong tài liệu Nam, Vietnam 1965-75, Đại Úy William H.Dabney (đại đội trưởng Đại Đội I) cho biết đại đội của ông chỉ huy có vài khẩu bích kích pháo 81 ly, 3 đại bác 105 ly, và hai súng không-giật 106 ly.
Lúc trời vừa sáng còn dầy đặc sương mù, một toán quân của Đại Đội I lục soát vòng quanh khu vực. Mọi vật trong không gian và thời gian đang lắng đọng yên lành. Nhưng đến trưa khi sương mù tan biến. Nét lặng yên của buổi sáng bị giao động giữ dội. Hai trung đội đi đầu lọt vào ổ phục kích của địch quân. Một rừng đạn đủ loại từ súng cá nhân cho đến vũ khí cộng đồng bay veo véo Trong vòng chưa đến một phút mà đã có 20 binh sĩ Hoa Kỳ ngã gục. Những người còn lại nằm rạp xuống tránh đạn. Họ vừa bắn trả, vừa gọi máy truyền tin khẩn cấp xin hỏa lực pháo binh và không quân tiếp cứụ
Các căn cứ hỏa lực quanh vùng lập tức đáp lờị Những khẩu đại bác được quay nòng về hướng Đồi 881-Nam rồi ì ầm tác xạ.
Một rừng đạn pháo bay đến cày nát chiến trường. Bom Napalm từ phi cơ không-yểm ném xuống cản được đợt xung phong của Cộng quân. Toán Cọp Biển TQLC bị thiệt hại nặng. Họ lui về phòng thủ vị trí cũ trên Đồi 881-Nam.
Trong khi ấy, hai trung đội Thủy Quân Lục Chiến của Đại Đội M/3/26 (đọc là “Đại Đội M thuộc Tiểu Đoàn 3 của Trung Đoàn 26”) được trực thăng vận đến Đồi 881-Nam. Toán quân này chuẩn bị hợp sức với Đại Đội I/3/26 để ngày hôm sau mở cuộc lục soát về hướng Đồi 881-Bắc.
Theo tài liệu của Khe Sanh Veterans Home Page, cuộc hành quân này đưa đến một vụ đụng độ ác liệt dưới chân Đồi 881-Bắc. Lúc ấy, nương vào hỏa lực phi pháo và không yểm, không quân Mỹ từ ThaiLan đã xuất kích yểm trợ hàng trăm lần máy bay chiến lược B52 trút hàng chục ngàn tấn bom trải thảm - Đại Đội I/3/26 của Đại Úy Dabneyđã đánh cho một tiểu đoàn Cộng quân tan tành manh giáp. Trong trận này, Hoa Kỳ mất 7 người, CS Bắc Việt mất 103 - (Khe Sanh Veterans Home Page, Time Line).
Ngày 20 tháng 1/1968, một biến chuyển quan trọng bất ngờ xảy ra. Lúc 2 giờ chiều, một viên trung úy Bắc Việt tên Lã Thanh Tòng thuộc Sư Đoàn 325C đột nhiên ra “đầu thú”. Trung Úy Tòng cho biết đêm nay Bắc quân sẽ mở cuộc tấn công lên các ngọn Đồi 861 và 881-Bắc.
Ngoài ra, người tù binh này cũng tiết lộ rằng hai sư đoàn 304 và 325C của Bắc Việt đã vạch sẵn một kế hoạch sẽ đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.
Đúng như lời khai của Trung Úy Tòng (CS Bắc Việt), lúc 12 giờ 30 rạng ngày 21 tháng 1/1968, Cộng quân dùng đại bác bắn vào Đồi 861.
Trước hết, kho chứa đạn của Thủy Quân Lục Chiến ở trên đồi trúng đạn pháo kích rồi nổ tan.
Kế đến, lực lượng Cộng Sản gớm 300 cán binh chuẩn bị xung phong lên đồi.
Nhưng Đại Đội K/3/26 biết trước. Họ gờm súng chờ đợi. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 sáng, Cộng quân rút lui để lại 47 xác. Phía bên Đại Đội K/3/26 có một binh sĩ hy sinh -Trong khi ấy ở căn cứ Khe Sanh, quân trú phòng luôn chú tâm theo dõi các diễn biến trên Đồi 861. Khi trận đánh kết thúc gần 6 giờ sáng, họ nghe nhiều tiếng “depart” từ xa vọng lạị Bầu trời đột nhiên đổ cơn mưa pháo. Những hạt mưa to bằng sắt thép với đường kính từ 81 đến 130 ly. Khi quả đạn đầu tiên lao vào căn cứ, những người lính tại Khe Sanh lập tức xuống hầm. Một số khác co lại trong giao thông hào Tay họ ôm nón sắt, và miệng đếm theo tiếng nổ của đạn pháo binh.
Trong phút chốc, kho chứa đạn khổng lồ trong căn cứ với 1, 500 tấn đã phát nổ tan tành.
Phi đạo ở Khe Sanh với chiều dài 3, 900 feet (1, 188 m) bị cày xới lung tung, bị rút ngắn lại chỉ còn 2, 000 feet(609 m). Thế mà ngày hôm đó một vài chiếc vận-tải cơ của Hoa Kỳ cũng xuống phi đạo để mang các kiện hàng cho binh sĩ ở Khe Sanh.
Ngày 22 tháng 1/1968, tình hình nguy ngập. Tiểu Đoàn 1 TQLC Hoa Kỳ đến tăng cường Khe Sanh. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 9. Họ đã nổi danh trong trận đánh tại Côn Thiện (Cồn Tiên) gần vùng phi quân sự vào vàonăm 1967 - Ngày 26, một lực lượng tăng viện khác được không vận vào Khe Sanh. Đó là Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân của Đại Úy Hoàng Phổ. Đây là một đơn vị bộ chiến già dặn, đầy gan lì và kinh nghiệm của Việt Nam Cộng HòaTrách nhiệm của họ là tạo vòng đai phòng thủ tại khu vực ở hướng Đông ở căn cứ Khe Sanh.
Trong tác phẩm Battles And Campaigns In Vietnam, Tom Carhart có ghi lại một cách ngắn gọn về trận đánh của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân như sau: “Rạng sáng ngày 29 tháng 2/1968, mũi tấn công duy nhất được nhắm vào vòng đai trách nhiệm của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Khi Cộng quân xung phong đến gần hàng rào, họ bị lính Mũ Nâu chào đón họ bằng một rừng Claymore (mìn chống cá nhân), lựu đạn và súng cá nhân. Địch quân chẳng qua được hàng rào kẽm gai chằng chịt bên ngoàị Bảy mươi (70) xác chết của họ đếm được vì vậy đã được xem như như một cuộc thảm bại nặng nề.”
Trong các tài liệu Anh ngữ nói về trận chiến tại Khe Sanh, hầu như các tác giả và ký giả Hoa Kỳ chỉ ghi nhận mức chịu đựng bền bỉ của người lính Thủy Quân Lục Chiến, nhưng ít ai biết đến hoặc nhắc nhở gì về sứ mạng phòng thủ của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân.
May mắn thay, công trạng của họ đã được Trung Tướng Phillip Davison nhắc đến trong tài liệu Vietnam At War, The History 1946-75: “... Tướng Giáp tưởng tấn công vào tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân VNCH sẽ dễ dàng hơn là đánh vào những nơi có Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trấn giữ, nhưng đây không thể gọi là dễ dàng được bởi vì đơn vị Biệt Động Quân VNCH này chính là một đơn vị thiện chiến rất giỏi”
Trận tấn công vào đêm 29 tháng 2 (cho đến rạng ngày 1 tháng 3) là trận tấn công cuối cùng của quân Bắc Việt vào căn cứ. Ngày 1 tháng 4/1968, chiến dịch giải tỏa Khe Sanh bắt đầụ Cuộc hành quân mệnh danh “PEGASUS” (của Mỹ) và Lam Sơn 207 (của Việt Nam Cộng Hòa) được khởi động với sự tham dự của nhiều đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ và Nhảy Dù Nam Việt Nam. Trục tiến quân giải tỏa Khe Sanh được thiết lập dọc theo Quốc Lộ 9.
Vài ngày sau, 8 tháng 4, căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏa Giấc mộng tạo dựng một Điện Biên Phủ thứ hai của Võ Nguyên Giáp kể như không thành. Các binh đoàn dưới quyền chỉ huy của ông bị mất từ 10 đến 15, 000 bộ đội Nhiều đơn vị bị xóa tên dưới hỏa lực hùng hậu của pháo binh và B52 không yểm.
Sau này, các sách vở về chiến tranh Việt Nam đều có nhiều nhận xét khác nhau về chiến thuật của đôi bên. Một lập luận cho rằng tướng Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rảnh tay tấn công các vùng khác. Một lập luận khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lý do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ rồi đầu hàng. Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đã “tương kế tựu kế”: “Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và B52 trải thảm tiêu diệt”.
Như đã nhắc đến ở phần trên, quân Bắc Việt bị đại bại với từ 10, 000 đến 15, 000 cán binh tử thương. (Tom Carhart: Batles And Campaigns In Vietnam, tr. 130).
Trong khi đó, lực lượng trú phòng Khe Sanh chỉ bị thiệt hại nhẹ.
Hoa Kỳ có 199 binh sĩ Mỹ chết và 1.600 bị thương. (703 hy sinh trong Wikipedia do CSVN hiệu đính là hoàn toàn không chính xác)
Về phía Việt Nam Cộng Hòa, tổn thất gồm 34 quân nhân tử trận (toàn cục 229 hy sinh) và 184 thương binh. (Tom Carhart: Batles And Campaigns In Vietnam, tr. 130). và (Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-75, tr. 175).
Lịch sử đã không theo vết xe lăn của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để phòng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, Cộng quân đã không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại còn bị thiệt mất từ 10 đến 15, 000 bộ đội - Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh – Bản chất trận Khe Sanh và Mậu Thân 1968: Tướng Giáp - Không còn Manh Giáp, bởi lạc hậu chiến thuật. Chỉ xót đau, xương máu con em bà con Miền Bắc.
Vậy mà cái “thùng rỗng” VOV cứ rè rè rằng: “Khe Sanh 1968 - sức mạnh Việt Nam” (!?). Vâng! sức mạnh của tuyên truyền láo khoét như Mikhail Gorbachev (Tổng Bí Thư Xô Viết) khẳng định: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”