Kinh tế tự do trong nền dân chủ lập hiến - Dân Làm Báo

Kinh tế tự do trong nền dân chủ lập hiến

Ngọc Hoàng (Danlambao) - Trong bài viết Dân Chủ, Chính Trị Và Đảng Phái đã có sự định nghĩa tổng quát về Dân Chủ. Trong bài này cũng chỉ trình bày một cách tổng quát về Kinh Tế Tự Do trong một nền Dân Chủ lập pháp.

Khi con người hiện diện trên trái đất này đã có nhu cầu về vật chất để sinh tồn, và một trong thứ đó là thực phẩm. Từ đó, theo sự tiến hóa của con người, họ đã bắt đầu biết khai hoang trồng trọt để sản xuất ra những thực phẩm cho nhu cầu đời sống. Đi xa hơn nữa, họ đã sáng tạo ra những của cải từ những tấm vải thô sơ cho đến tơ lụa để chống lại cái nóng, lạnh của thiên nhiên và rồi để làm đẹp, và biết bao nhiêu vật dụng khác. Rồi từ đó có sự trao đổi - hay gọi là buôn bán - giữa người này với người khác, làng này qua làng khác, rồi xa hơn nữa là từ quốc gia này qua quốc gia khác, và sau cùng được gói trọn trong hay chữ Kinh Tế trong thời đại hiện nay.

Capitalism: là một hệ thống kinh tế mà sự đầu tư và sở hữu của sản phẩm, phân phối, trao đổi tài sản bởi những cá nhân hay những công ty. Những người đầu tư tự do mua, bán, sản xuất, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong môi trường cạnh tranh của thị trường tự do, với sự giới hạn của chính phủ tham dự vào. (Capitalism có thể tạm dịch ngắn gọn là: kinh tế tự do tư nhân).

Qua chiều dài của lịch sử về buôn bán trao đổi, đến thế kỷ thứ hai BCE. thời “the Old Assyrian merchants” (merchants: người Việt gọi nôm na là Lái Thương) mới có sự ghi chép những sinh hoạt này, nói về những người đi buôn đường xa. Ví dụ, từ thành phố này qua thành phố khác.

Islamic capitalism: là giai đoạn đầu tiên về kinh tế tư nhân và thị trường tự do (Proto-capitalist economies and free markets) được thành hình trong thời kỳ the islamic Golden Age* và cách mạng nông nghiệp của Hồi Giáo, là giai đoạn đầu tiên của thị trường kinh tế và mô hình của buôn bán trao đổi tư nhân (merchant capitalism) vào giữa thế kỷ 8 - 12.

Đến thế kỷ 27 BC - AD 476, La Mã phát triển một mô hình buôn bán trao đổi cao hơn với hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, kế toán, và những cách thức điều hành kinh tế khác.v.v. mà sau này những nhà xã hội học mỗi khi nhắc đến nó như một đặc điểm của miền bắc Châu Âu.

Đến giữa thế kỷ 16 - 18, sự buôn bán trao đổi giữa những quốc gia phát triển manh hơn, đặc biệt từ Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Sau đó đến những thuộc địa Châu Mỹ.

Dựa trên sự phát triển sự buôn bán trao đổi, những nhà nghiên cứu kinh tế cũng như những nhà xã hội học - qua sự phát triển từng giai đoạn - đã tóm tắt kinh tế: là một hệ thống sản xuất, phân phối, đại lý, người tiêu thụ, hãng xưởng mà kết hợp lại thành một cấu trúc kinh tế của một xã hội hay một cộng đồng.

Những nhà nghiên cứu cũng đã đi đến một kết luận rằng Kinh Tế Tự Do Tư Nhân (Capitalism) là một hệ thống sản xuất tốt nhất được biết đến bởi con người, và đem lại lợi ích chung cho mọi người. 

Những vị dụ điển hình nhất là những nước theo kinh tế tự do, phát triển một cách nhanh chóng về mọi mặc từ kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa, v.v.; đã đem lại đời sống sung túc - nếu không nói là dư thừa - cho hầu hết mọi người. Một xã hội mà một người bình thường với sự cần cù làm việc và biết làm ăn có thể trở thành những người giàu có, hoặc với kiến thức khoa học và khối óc thông minh có thể thành một nhà tỷ phú như anh chàng thanh niên trẻ tổng giám đốc của FaceBook. Anh đã đưa sản phẩm trí tuệ của anh để phục vụ con người, mà ngay cả đám lãnh đạo cs VN cũng có vài tên dùng đến như là tên thủ tướng X. Chưa hết, còn cái đám đại biểu quốc hội cs VN, mỗi tên ôm cái laptop làm kiểu để không bị gọi là bọn trong rừng mới ra.

Qua sự phát triển tự nhiên của thị trường kinh tế tự do của từng giai đoạn lịch sử nhân loại, cái tên Kinh Tế Tự Do (Capitalism) được người đời đặc cho. Tự nó không là một chủ thuyết hay triết lý, và chẳng có ai ngồi viết ra nó. Những nhà kinh tế học chỉ dựa vào sự thay đổi kinh tế hoạt động từ cá nhân đến những đại công ty để đưa ra những sáng kiến giúp sự sản xuất, tổ chức, điều hành có hiệu quả hơn, hay nói đúng hơn cố gắng định nghĩa sự hoạt động của kinh tế; từ đo, có những định lý về Macroeconomics* hay Microeconomics,* v.v. Nó không như Karl Marx ngồi nặn óc ra tưởng tượng cái thuyết cs với cái kinh tế xã hội chủ nghĩa mơ hồ - đi ngược với sự phát triển kinh tế tự nhiên của nhân loại - mà Lênin phải dùng đến bạo lực để xây dựng kinh tế cs, và cuối cùng nó phải bị phá sản. Và không may cho VN lại có tên tội đồ bán nước hcm làm tay sai cho Nga-Tàu cũng chỉ vì tham vọng cá nhân.

Và nó không như cái mà cs VN gọi là “thị trường kinh tế tự do theo định hướng xhcn” hay là “kinh tế vĩ mô.” Thiên đường xhcn và vĩ mô của cs VN là “xuất khẩu lao động,” phụ nữ VN phải đi bán thân từ trong nước qua đến Cambodia, Lào, Thái Lan, Singapore, Mã Lai. Và “vĩ mô” là ăn cướp đất của dân, là vay mượn tiền “tư bản” bỏ túi làm của riêng rồi gởi vào những ngân hàng của “chủ nghĩa tư bản.” Chưa thỏa mãn, chúng còn bán cả giang sơn VN cho Tàu Cộng để giữ đảng.

Như trong bài viết Dân Chủ, Chính Trị Và Đảng Phái nói lên sự tương quan mà Dân Chủ giúp cấu trúc một hệ thống chính phủ (chính trị) đem lại lợi ích cho mỗi công dân, phát triển xã hội, trong đó bao gồm cả kinh tế. Nhưng, cs VN tuyên truyền nhồi sọ người dân, đặc biệt là giới trẻ, rằng ở những nước “tư bản” đảng nào lên cũng chỉ bảo vệ cho “giai cấp bóc lột” nhà giàu. Nhưng, cs không bao giờ dám nói sự thật - mà chúng nó có bao giờ nói thật đâu - những người giàu này từ hai bàn tay trắng làm nên sự nghiệp. Họ dùng khối óc và sức lao động của họ để tạo ra những sản phẩm đem lại lợi ích và nhu cầu cho người tiêu thụ, và phát triển xã hội. Thêm vào, những người giàu biết đem công sức tiền của chia xẻ đến những người bất hạnh. Ví dụ điển hình nhất là tổ chức từ thiện của ông Bill Gates đã cho đến hàng chục tỷ vào các tổ chức y tế, giáo dục, v.v. Một vị dụ khác như là Operation Smiles, một tổ chức y tế tư nhân đi đến những quốc gia nghèo để giúp những trẻ em khuyết tật bẩm sinh ở Môi, trong đó có VN. Không như cái đám lãnh đạo cs VN từ trung ương đến địa phương tham nhũng, ăn cướp của dân làm của riêng.

Dân Chủ Lập Pháp: chính lá phiếu của người dân là nền tảng của tất cả những dự luật từ đơn vị thành phố cho đến quốc gia. Trong đó có những luật lệ về kinh tế để bảo vệ người sản xuất cũng như người tiêu dùng một cách công bằng: trong đó có những luật buộc những công ty một khi giá trị của nó đạt đến một con số nào đó thì bắt buộc phải bán cổ phần cho quần chúng; có nghĩa là mọi người có quyền được hưởng lợi của công ty. Ví dụ điển hình nhất, cách đây hơn một năm FaceBook phải đưa ra thị trường bán cổ phần. Từ đó, có thể nhận thấy rằng bất cứ một người bình thường nào cũng có quyền sở hữu nhiều hay ít tài sản của một công ty mà họ thích đầu tư vào. Hơn nữa, trong một quốc gia dân chủ đảng phái không phải chỉ để bảo vệ duy nhất một giai cấp. Một khi một ứng viên đã được bầu thì họ là người của dân mà trong đó có đủ mọi thành phần giàu, nghèo, già, trẻ, bệnh tật, v.v.

CsVN sợ hay chữ Dân Chủ, nên lúc nào cũng gọi những quốc gia tự do dân chủ là “bọn tư bản,” và không biết cs VN dùng từ “chủ nghĩa tư bản” để gọi thị trường kinh tế tự do (Capitalism) từ khi nào? Có lẻ cs VN quen với chủ nghĩa vô sản rồi, nên cái gì chúng cũng gọi “chủ nghĩa.”

Nói chung lại, kinh tế tự do tư nhân (Capitalism) là một hệ thống kinh tế tự nhiên, tự nó hiện hữu bởi chính nhu cầu trao đổi vật chất từ khi con người biết làm ra của cải, tự nó không là một chủ thuyết hay chủ nghĩa gì cả. Và Dân Chủ Lập pháp chỉ giúp cho hệ thống kinh tế tự do được trật tự hơn, và bảo vệ quyền lợi người sản xuất cũng như người tiêu dùng được công bằng. Và đi xa ra ngoài phạm vi quốc gia, có những tổ chức bảo vệ mậu dịch đưa ra những quy tắc, luật lệ để bảo vệ thị trường kinh tế tự do như là WTO (World Trade Organization) mà chính cs VN đã van xin để được vào, và cũng van xin “chủ nghĩa tư bản” đầu tư vào VN. Không như Tàu Cộng đem đổ đồ thúi, độc hại qua VN mà bọn cs VN còn phải “đời đời nhớ ơn” Tàu Cộng.



_____________________________________

Chú thích:

* The Islamix Golden Age bắt đầu vào giữa thế kỷ 8, và kéo dài cho tới khi bị Mông Cổ chiếm đóng thủ đô Baghdad của Irag vào năm 1258. Trong thời kỳ này, Hồi Giáo phát triển mạnh và liên kết lại được những bộ lạc Á Rập lại với nhau trở thành một đế quốc. Và trong chu kỳ lịch sử này, những nước Á Rập đã trở thành trung tâm của khoa học, triết lý, thuốc men và giáo dục.

Microeconomics là một nhánh của kinh tế mà nghiên cứu những hoạt động của những cá nhân và hãng xưởng trong sự quyết định về sự phân phối những sản phẩm mà mức sản xuất có sự giới hạn. Thông thường, nó áp dụng vào thị trường mà sản phẩm được mua và bán. Microeconomics quan sát sự quyết định mà ảnh hưởng đến Cung và Cầu cho sự tiêu thụ, và từ đó định giá thành.

Macroeconomics là một nhánh của kinh tế mà áp dụng với sự hoạt động, cấu trúc, hành động, và quyết định về một nền kinh tế. Nó bao gồm quốc gia, quốc gia láng giềng, và cả thế giới.


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo