Bài viết được trình bày qua giọng đọc của tác giả Tâm Duyên
Tâm Duyên (Danlambao) - Bài viết của Văn Vương trên Dân Luận ngày 20/06/2013, “Các bạn dân chủ không thấy những vấn đề cốt yếu nhất với nhân dân”, đã nói lên những điều rất thực tế cùng chung quan điểm với tôi, trong việc nhận xét các cuộc đấu tranh chống nhà cầm quyền CSVN hiện nay.
Theo Văn Vương, nguyên nhân cơ bản đưa đến thất bại hoàn toàn của những cuộc đấu tranh trong nước là vì họ không dựa vào nhân dân. [1]
Thêm vào đó còn có rất nhiều nguyên nhân khác để cho ta suy gẫm, như sau:
Những phong trào đấu tranh
Nhìn chung, tất cả các cuộc đấu tranh trong nước đều có mục đích chống lại bạo quyền đảng CSVN nhưng phương cách hành động lại khác nhau và kết quả thất bại như nhau, đó là:
Những hành động Tự Phát
Từ những con người có tinh thần kiên cường dám nghĩ dám làm, dám đứng lên trong:
- Những cuộc biểu tình phản đối, hô khẩu hiệu như Bùi Thị Minh Hằng, Trương Văn Dũng, Nguyễn Hoàng Vi... Kết quả đều bị nguy hiểm thương tích đầy mình.
- Việc làm của Phương Uyên và Nguyên Kha dán cờ vàng với khẩu hiệu chống Trung Quốc “cút khỏi biển Đông” ở vài nơi. Kết quả 6-8 năm tù giam cho tuổi thanh xuân.
- Việc lên tiếng phản đối sự sai trái của ông Cù Huy Hà Vũ đã đổi lại một bản án 7 năm tù giam.
- Một Trần Huỳnh Duy Thức cứ tưởng đem CĐVN xây dựng đất nước được kẻ ngu dốt chấp nhận, để rồi bị kết án 16 năm trong lao ngục.
Những hành động Chống Trả
Người dân bị mất đất, mất tài sản và không còn gì để mất là động cơ mạnh mẽ nhất thúc đẩy họ đứng lên chống trả kẻ bạo quyền, điển hình là:
- Nhiều nhóm biểu tình của dân oan từ thôn quê kéo lên thành phố bao nhiêu năm để tố cáo những con sâu tham lam đục khoét của dân, với hy vọng đòi lại công bằng, kết quả đâu lại vào đấy.
- Một gia đình Đoàn Văn Vươn vì cuộc sống, không có lòng tin vào chính quyền CS đã chống trả quyết liệt để rồi đi đến kết quả tận cùng của sự khốn nạn thối nát, mất tất cả.
- Những tiếng kêu la của ngư dân đánh cá bị TQ đánh đập đã vang lên cùng với sự can thiệp của ngoại trưởng Mỹ mấy năm trước phản đối hành động xâm lăng của Trung Cộng ngoài biển Đông, cuối cùng không đem lại sự giảm thiểu nào.
Những tiếng nói cho Dân Chủ
Phương tiện internet truyền thông đại chúng ngày nay là vũ khí tốt góp phần vào các cuộc đấu tranh nhưng lại chưa đem lại hiệu quả thiết thực, như:
- Các bloggers và những tiếng nói bất bình trên các trang mạng XH đã từng làm CSVN đau đầu lo lắng, nhưng hiện tại như là những âm vang vọng lại từ khoảng không mênh mông.
- Những thỉnh nguyện thư từ các vị trí thức và các ông hưu trí CS đã tạo được những tia hy vọng cho nhiều người dân nhưng lại lúc chớp lúc tắt không đem lại ánh sáng như mong đợi.
- Bên cạnh đó còn chưa kể đến những tấm lòng chung vì Việt Nam nhưng lại khác chính kiến, sinh ra những đấu đá không cần thiết và đã đẩy họ cách xa nhau hơn.
Nguyên nhân những thất bại
Những phong trào phản kháng vừa kể được xem là những hồi chuông đánh động được nhiều tâm thức trong và ngoài nước, nhưng quan trọng vẫn không lung lay được trái tim chai lì và khối óc đần độn vốn đã ăn sâu trong mỗi đảng viên CS đang cầm quyền. Điều đáng tiếc nhất là những người có tâm bị giam cầm, lẽ ra họ nên được gìn giữ kín đáo để chờ đợi thời cơ.
Nguyên nhân chung dẫn đến thất bại của những phong trào đó có thể suy ra như sau:
1. Điểm chính yếu là họ không có sự Đoàn Kết tương ứng cho nhau.
2. Trình độ và thành phần xã hội khác nhau => tạo cho mỗi phong trào mang một sắc thái riêng, quan điểm và đường lối khác nhau.
3. Không nhận ra được một lý tưởng chung để cùng nhau hổ trợ => Đánh đổ đảng CSVN.
4. Sự tự phát và công khai không cần thiết => Do họ không có kế hoạch chuẩn bị lâu dài.
5. Họ không hiểu rõ CS => Vẫn mơ tưởng “Quay đầu là bờ” cho các đảng viên CSVN.
6. Họ quá tin tưởng vào công bằng và chân lý ở một đất nước không có tự do dân chủ.
7. Không có sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong nước.
Các thí dụ điển hình cho thấy:
- Vụ án Đoàn Văn Vươn, chỉ có những thành viên gia đình chống trả lại sự cưỡng chế mà không được 1 láng giềng hay phong trào nào liên kết ủng hộ họ.
- Ông Cù Huy Hà Vũ, 1 luật sư lấy luật lệ làm vũ khí vạch trần sai phạm của Nguyễn Tấn Dũng vốn là kẻ luôn sử dụng luật rừng bằng quyền lực và đồng tiền sẵn có.
- Trần Huỳnh Duy Thức, 1 doanh nhân có đầu óc muốn thay đổi 1 chế độ lạc hậu bằng Con Đường VN của mình, nhưng lại không vạch ra con đường an toàn cho bản thân.
- Hai bạn trẻ sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha muốn đấu tranh chống TQ nhưng lại sử dụng lá cờ vàng 3 sọc đỏ, là bóng ma của 1 chế độ suy tàn.
Học tập kinh nghiệm
“Lấy Dân Làm Gốc”
Hãy nhìn lại quá khứ, ông Hồ Chí Minh đã bắt đầu như thế nào và đàng CS của ông đã dùng phương pháp gì trong suốt mấy mươi năm kháng chiến. Họ đã dựa vào ai để tồn tại? Nhờ ai họ có quân lương? Có nơi ăn chốn ở, có phương tiện di chuyển và có người làm giao liên cho họ? Tất cả đều từ nhân dân.
Thành phần nông dân và lao động nghèo khó là giai cấp bị chịu nhiều thiệt thòi nhất trong mọi chế độ độc tài tàn bạo, họ đứng lên đơn giản chỉ vì miếng cơm manh áo. Vì thế họ đã tin theo lời Bác hứa hẹn “Chiến thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”!.
Trong thời kỳ VNCH, vì sao những phong trào xuống đường đa số là sinh viên lại hưởng ứng mạnh mẽ nhất và đã trở thành công cụ cho CS? Đơn giản họ là những thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết, thời nào cũng thế tuổi trẻ là tầng lớp mang nhiều lý tưởng tốt đẹp, khiến họ luôn sẵn sàng đứng lên chống mọi bất công đòi lấy công bằng cho xã hội.
Trong lịch sử TQ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” Lưu Bị là 1 người luôn tỏ lòng yêu dân chúng trong mọi lúc mọi nơi rất nổi tiếng là người nhân hậu. Đó chính là một trong những kế sách của Lưu Bị “lấy dân làm gốc” để làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Ngày nay, ở các nước dân chủ văn minh cũng thế, dân cũng là gốc trong việc chọn lựa chế độ cầm quyền, nếu dân không ủng hộ thì chế độ đó sẽ suy tàn.
Xây dựng và giữ gìn lực lượng đấu tranh
Trong cuộc chiến, khi lực lượng bên ta không tương đồng với bên giặc thì không ai chọn phương thức đánh đối mặt. Cách đánh du kích mà Hồ Chí Minh đã chọn để duy trì và giữ gìn lực lượng ngày càng lớn mạnh, đã giúp cho đảng CS của ông đi đến thành công.
Thật sai lầm và máy móc khi cho rằng nếu nhắm vào nông dân và công nhân cho phong trào dân chủ như CS đã làm thì sẽ có 1 chế độ CS thứ hai ra đời. Ngày nay, con người nhờ các kỹ thuật khoa học tiên tiến đã học hỏi lẫn nhau, hiểu biết nhiều về nhân quyền và quyền tự do, dù cho họ là thành phần nào trong XH cũng đều có thể quyết định tự chọn con đường đi cho mình, không ai hay 1 tổ chức nào có thể lừa gạt hay mị dân như thời xa xưa nữa.
Đoàn Kết là sức mạnh
Những hoạt động chống trả của nông dân giành lại đất đai bị cưỡng chiếm, chống tham nhũng cường quyền trong quá khứ cũng như mới đây, đã nói lên phần nào hiệu quả của sự đoàn kết tập thể đáng được ghi nhớ học tập, như:
- Phong trào nông dân Thái Bình vào năm 1997.
- Tinh thần đoàn kết của nhân dân 2 thôn Đồng Tâm + Đồng Quân, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trong việc chống trả bọn côn đồ ngày 11/5/2013. [2]
- Việc “Lập chiến luỹ” quyết tâm đối đầu chống trả “xã hội đen” của dân làng Châu Xá, huyện Kinh Môn, Hải Dương cuối tháng 6/2013, được các báo chí tường thuật rất đáng noi gương về tinh thần đoàn kết của họ - [3]
Tóm lại, nếu tất cả những người đấu tranh cho tự do dân chủ có kế hoạch hệ thống, đoàn kết lại vì một lý tưởng chung, tạo được một móc xích lực lượng có sức mạnh giúp đỡ lẫn nhau trong các vụ công an đàn áp đánh chết người, đồng lòng ủng hộ dân oan đập tan từng thủ đoạn cưỡng chế chiếm đất, giúp giải quyết các kiện tụng đến nơi đến chốn, thì chắc chắn sẽ tạo được nhiều hiệu quả ích lợi cho công cuộc đấu tranh lâu dài.
13.07.2013
_________________________________________
Chú thích: