AsiaNews - Bản dịch của Luna Nguyen (Defend the Defenders) - Với tư cách những giám mục, nhưng chủ yếu là với tư cách người Việt Nam, “sứ mạng của chúng tôi” là đóng góp cho sự phát triển của đất nước này. Sự phát triển đi qua sự “thay đổi tâm lý”, loại bỏ vai trò trung tâm của “ý thức hệ Marxist” và ủng hộ “sự quay lại văn hóa truyền thống”. Đây là những điều Đức giám mục Paulo Nguyễn Thái Hợp nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với AsiaNews.
Đức giám mục Paulo là người ủng hộ kiên định cho chiến dịch cải cách hiến pháp – thông qua việc thúc đẩy các kiến nghị và thu thập chữ ký - để kết thúc quyền lãnh đạo của hệ thống độc đảng của đảng Cộng Sản. Vị giám chức, chủ tịch Ủy ban Giám mục Công lý và Hòa bình khẳng định sự nhất trí của mục đích này gắn kết hàng giáo sĩ Việt Nam với những phong trào của giới trí thức ủng hộ sự thay đổi này, bởi vì “đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người khi suy nghĩ về vận mệnh dân tộc.” Ngài cảnh báo rằng mục tiêu chỉ có thể thành công thông qua “một nền giáo dục đặc biệt dành riêng cho thanh niên và sinh viên” những người được xem là tác nhân thật sự của sự phát triển thực tế không chỉ ảnh hưởng đến đền kinh tế, mà còn liên quan đến “xã hội, chính trị và tôn giáo.”
Đối với tín đồ dòng Dominic 68 tuổi - năm 2010, Giáo hoàng Benedict XVI bổ nhiệm Ngài làm giám mục chỉnh tòa giáo phận Vinh - Việt Nam đang sống trong “hoàn cảnh lịch sử khó khăn”, đặc trưng bởi “những vấn đề với Trung Quốc” bắt đầu từ việc giành độc lập và xung đột “trên Biển Đông”. Nó là “mối đe dọa” cho sự toàn vẹn của một quốc gia mà từ thập niên 80 đã có tiến bộ to lớn “trong lĩnh vực kinh tế”, tuy nhiên các lĩnh vực “xã hội, chính trị, tôn giáo” lại không được ảnh hưởng theo cùng cách thức như vậy. Đức Paulo nói thêm “Hôm nay những giới hạn cho sự thay đổi này đang ngày càng hiện lên rõ ràng. Và đó là vì sao sự thay đổi cơ bản là cần thiết đối với vận mệnh đất nước”. Ngài nói, tất cả các giám mục đều “nhất trí quan điểm này.”
Giáo phận Vinh là một lãnh thổ riêng biệt, tại miền Bắc Việt Nam, đặc trưng bởi các cuộc xung đột giữa giáo dân và chính quyền mà hậu quả thường thấy là sự đàn áp, bắt bớ, các phiên tòa và các án tù. Tuy nhiên, số lượng giáo dân đang tăng lên: Hơn 500 ngàn người Công giáo trên tổng số 6 triệu dân cư (số liệu năm 2010) và chia thành 179 giáo xứ. Đức giám mục Pauo nói rằng “Chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn nhưng đức tin kiên định. Chúng tôi cũng có nhiều ơn gọi, vì vậy có nhiều người trẻ ngày hôm nay không chỉ tìm thấy được ở Vinh mà còn những giáo phận và trong nhiều cộng đồng khác trên khắp đất nước.”
Việc truyền bá Phúc Âm có cả “ánh sáng và bóng tối”, bởi vì nếu sự thật rằng “Người Công giáo rất mạnh mẽ”, thì giới hạn vẫn còn tồn tại, vì vậy “chúng tôi không thể nói lời Chúa một cách dễ dàng, như ở những quốc gia khác.” Xung đột giữa Công giáo và Cộng Sản “rất mạnh mẽ”. Ngài nói thêm điều này có nghĩa cần đối thoại một cách đặc biệt về “các cuộc xung đột”, chứ không phải mở ra “các cuộc đàn áp” đối với tín hữu, “thậm chí các cuộc đàn áp ngày hôm nay là rất rõ ràng và đối thoại không diễn ra mạnh mẽ như nó nên có.”
Ngài lên án việc thiếu các phương tiện truyền thông cơ bản (“chúng tôi không có truyền hình, truyền thanh, báo chí...”) tuy nhiên “việc xuất hiện của internet đã mang lại những thay đổi, vì vậy mỗi giáo phận, mỗi cộng đoàn đều có website riêng.” Vì thế hơn bao giờ hết, ưu tiên hàng đầu ngày hôm nay là “tào đạo cán bộ” những người không giống trong quá khứ có thêm đủ điều kiện. “Cả hai điều đó đều liên quan đến việc truyền bá phúc âm và sự phát triển xã hội. Chúng tôi muốn hình thành đặc biệt là ở giới trẻ, sinh viên, cái nhìn về tương lai và để làm việc và đóng góp cụ thể và hiệu quả cho sự phát triển xã hội Việt Nam.”
Đức giám mục Vinh đang chuẩn bị cho chuyến đi đến Nam Mỹ ngày hôm nay, nơi ông đã giảng dạy nhiều năm, để tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD), được tổ chức tại Rio de Janeiro vào cuối tháng Bảy. “Sẽ có một phái đoàn nhỏ của Việt Nam” Ngài khẳng định, “phái đoàn không lớn vì khủng hoảng kinh tế đã bắt đầu được cảm nhận tại Việt Nam. Nhưng cũng sẽ có cơ hội để gặp Giáo hoàng Francis, những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới, tụ hội một lần nữa, ở Brazil và Peru và với nhiều người bạn cũ”.
Đức giám mục Paulo Nguyễn Thái Hợp sinh tại Làng Anh, Nghệ An vào ngày 2 tháng 2 năm 1945. Ngài theo học tại Trung tâm Nghiên cứu Dòng Dominic và Đại học Văn khoa Sài Gòn, nơi Ngài lãnh bằng Triết học Đông Phương (1970). Ngài tốt nghiệp Tiến sĩ Triết học Tây Phương tại đại học Fribourg, Thụy Sĩ (1978). Sau đó Ngài tốt nghiệp tiến sĩ thần học luân lý tại Phân khoa Thần học São Paolo, Brazil. Ngài thụ phong linh mục ngày 8 tháng 8 năm 1972. Sau khi thụ phong, Ngài dạy tại phân khoa thần học ở Lima, Peru trong thập niên 1980 và tại Đại học Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas ở Roma (1997-2003). Từ năm 2000, Ngài dạy một khóa học về đạo đức và học thuyết xã hội của Giáo hội tại Trung tâm Nghiên cứu dòng Dominic và trong vài học viên tôn giáo khác, và một khóa học về nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: AsiaNews
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/07/13/duc-giam-muc-vinh-mot-no-luc-cai-cach-tu-nguoi-cong-giao-cho-su-phat-trien-toan-ven-cua-viet-nam/#sthash.YR5e9CdW.dpuf