Phỏng vấn Carlyle A.Thayer: Đánh giá chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ - Dân Làm Báo

Phỏng vấn Carlyle A.Thayer: Đánh giá chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ


Ông đánh giá thế nào về chuyến thăm tới Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang? 

Chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Sang cần phải được nhìn nhận là thành công, là chuyến viếng thăm cấp cao sau 5 năm. Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama đã đồng ý nâng cấp quan hệ hai nước lên mức đối tác toàn diện. Sự thỏa thuận này kèm theo cam kết tăng thăm viếng cấp cao và thiết lập các cơ chế đối thoại chính trị và ngoại giao mức bộ trưởng. 

Chủ tịch Sang đã thẳng thắn đề cập đến quan ngại của Mỹ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đã đưa một số giới chức tôn giáo đi cùng ông sang bên đó để trao đổi trực tiếp về vấn đề tôn giáo. 

Ông có nghĩ kết quả của chuyến viếng thăm làm hài long cả hai bên? 

Carlyle A. Thayer 
Trước hết, không có gì bí mật về việc Mỹ và Việt Nam đàm phán về nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược từ năm 2010. Ý nghĩa của mối quan hệ này được hai phía nhìn nhận khác nhau. Về phía Mỹ, ví dụ, đặt trọng tâm lên hợp tác quân sự và an ninh với đối tác chiến lược của mình. Thực tế, việc xem xét khả năng coi Việt Nam là đối tác chiến lược tiềm năng của Mỹ được nói tới trong Báo cáo quân sự trong 25 năm vào năm 2010. 

Việt Nam đã đàm phán về đối tác chiến lược với 12 nước và Hà Nội thích dùng tên này để miêu tả quan hệ toàn diện. 

Trong cuộc gặp giữa hai người đứng đầu nước Mỹ và Việt Nam, hai bên đã đưa thương mại và kinh tế lên hàng đầu và đồng ý đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Duong (TPP) trong mấy tháng cuối năm . Nhưng ở một bức tranh lớn hơn, Tổng thống Obama ủng hộ TPP để giúp cho nền công nghiệp Mỹ hồi phục và tạo ra việc làm cho công dân Mỹ. 

Hai vị đứng đầu hai quốc gia đồng ý thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Chúng ta nên nhìn mối quan hệ này thế nào? 

Việt Nam và Australia đã từng đàm phán để nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác chiến lược nhưng cuối cùng do sự không đồng ý của phía Australia, quan hệ hai bên ở mức đối tác toàn diện. Thỏa thuận Việt- Mỹ là một tuyên bố chính trị, rằng quan hệ hai bên đã phát triển ở mức sâu sắc trong nhiều lĩnh vực. Một đối tác toàn diện sẽ làm tăng quan hệ ở khắp các lĩnh vực thông qua các cơ chế song phương. 

Đối tác toàn diện này có đóng góp gì cho mối quan hệ Việt-Mỹ? 

Với đối tác toàn diện, hai bên sẽ có nhiều đối thoại và tham vấn để tăng cường hợp tác trong 9 lĩnh vực: chính trị và ngoại giao, thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, hợp tác giáo dục, môi trường và y tế, các vấn đề hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, và thúc đẩy nhân quyền. Thỏa thuận hiện này kêu gọi việc tạo ra các cơ chế mới trong mỗi lĩnh vực. Thông qua các cơ chế này mỗi bên sẽ hiểu phía bên kia một chút tốt hơn và xây dựng lòng tin. Điều này sẽ dẫn đến sự hợp tác lớn hơn. 

Hai bên đã đồng ý thiết lập đối tác toàn diện thay vì đối tác chiến lược mà phía Việt Nam đã đề nghị ban đầu. Sự khác nhau giữa hai loại hình đối tác này là gì? 

Đàm phán Mỹ-Việt về đối tác chiến lược bị chựng lại từ cuối năm 2011 khi có mâu thuẫn về vấn đề nhân quyền. Các quan chức Mỹ đã gắn việc đàm phán TPP và các vấn đề khác với việc cải thiện nhân quyền. Mỹ đã thiết lập đối tác toàn diện với Indonesia và Singapore. Xem ra phía Mỹ đánh giá rằng quan hệ song phương phải tiến triển hơn nữa trước khi nó được chuyển thành đối tác chiến lược. Đối với Việt Nam, một nước đã thiết lập đối tác chiến lược với nhiều cường quốc, nâng cấp hợp tác với Hoa Kỳ dường như chủ yếu nhằm thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng. 

Chuyến đi của Chủ tịch Sang đã được thu xếp vội vã. Quan chức hai bên chỉ có hai tuần để chuẩn bị. Dường như Việt Nam có nhiều mục tiêu hơn là hiệp định đối tác chiến lược. Hay nói cách khác, sẽ là tốt cho lợi ích cả hai phía nếu mối quan hệ không phát triển quá nhanh. 

Điều khác biệt quan trọng nhất giữa đối tác chiến lược mà Việt Nam đã ký kết và đối tác toàn diện Việt-Mỹ là đối tác chiến lược bao gồm các cơ chế hợp tác cấp cao để điều phối các quan hệ hợp tác ở các lĩnh vực, và các chương trình hành động hàng năm. 

Ông có cho rằng hợp tác hàng hải Việt-Mỹ có liên quan đến tranh chấp ở biển Đông? Một số nhà bình luận quốc tế nói rằng Chính phủ Mỹ ủng hộ các công ty dầu lửa Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam. Sự ủng hộ đó sẽ ảnh hưởng thế nào tới tranh chấp ở biển Đông? 

Nói chung, cả Mỹ và Việt Nam đều chia sẻ quan điểm, rằng tranh chấp ở biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình theo Công ước về Biển (UNCLOS). Cả hai bên đều đồng ý và ủng hộ việc áp dụng Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC), và cả hai cũng ủng hộ việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Đáng chú ý là Tuyên bố chung Việt-Mỹ có nói cụ thể về hợp tác giữa các công ty Mỹ như Exxon Mobile và Murphy Oil với PetroVietnam. Ủng hộ việc xây dựng COC và nhắc đến hợp tác giữa các công ty dầu của hai quốc gia sẽ là một biện pháp để ngăn cản Trung Quốc có các hành động hiếu chiến. 

Ông có đánh giá gì về các thông điệp của Chủ tịch Sang khi gặp mặt giới chức Mỹ? 

Chủ tịch Sang đã thành công trong việc bày tỏ quan điểm của Việt Nam trước người Mỹ. Ông gặp khó khăn nhất khi nói về nhân quyền và ông đồng ý bàn về vấn đề này cũng như kêu gọi đối thoại. Ông cũng hứa rẳng Việt Nam sẽ ký vào Công ước quốc tế chống tra tấn và mời Tổ chức Phóng viên Không biên giới thăm Việt Nam năm 2014. Mặc dù còn có bất đồng, hai bên đồng ý tăng cường hợp tác trong 9 lĩnh vực quan trọng. Đó là một thắng lợi cho Việt Nam, giúp cho quốc gia này hội nhập sâu hơn với thế giới. 

Bài viết được tác giả viết ngày 29/7/2013, đăng lên scribd ngày 19/8/2013. 

* Nguồn: Scribd 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo