Từ phiên tòa tới miệng cống - Dân Làm Báo

Từ phiên tòa tới miệng cống

Nguyễn Văn Thông (Danlambao) - Có thể nói, phiên phúc thẩm xử Đoàn Văn Vươn là một hành động dằn mặt của chính quyền đối với nông dân. Đây là lời tuyên bố sẽ chẳng có công lý nào cho kẻ yếu, nhất là khi kẻ đó giám đương đầu với bạo quyền. phiên tòa này chỉ duy trì thêm sự sợ hãi tối thiểu trong nhân dân, nhưng lại biểu hiện nỗi bất an tối đa của chính quyền. từ đây, con đường đang dần ngắn lại. đó không phải con đường dẫn tới thiên đường cộng sản, nó dẫn đến miệng cống nơi Muammar al-Gaddafi đang chờ.

Đổ vỡ lòng tin tối thiểu.


Từng đoàn người vẫn đổ về Hà Nội để đưa đơn khiếu kiện liên quan tới đất đai. Không còn tin vào chính quyền địa phương, nơi quan chức tham những, công an lộng quyền. Họ còn chút ít niềm tin vào trung ương, ra thủ đô là lựa chọn cuối cùng.

Trung ương cũng là hy vọng cuối cùng của anh vươn. không quyền thế, không có những mối quan hệ để hình thành nên nhóm lợi ích. Anh Vươn tìm đến súng với hy vọng đánh động đến dư luận, từ đó thoát khỏi cảnh tay trắng, giữ được đất đai mà mình đã đổ cả gia sản, cả tính mạng người thân để khẩn hoang. Ngoài súng, anh không còn nhiều những giải pháp.

Thủ tướng việt nam kết luận chính quyền địa phương hoàn toàn sai trong vụ cưỡng chế đầm Cống Rộc. Hơn một năm sau ông phong tướng cho vị chỉ huy trận đánh hay đánh đẹp hôm ấy. còn anh Vươn, sau khi bị biến thành chiêu Pr cho trung ương, anh trở lại với thân phận kẻ giết người.

Vụ án Đoàn Văn Vươn đã đánh động lương tri của dư luận trong và ngoài nước, là nỗi kinh hoàng về sự bất cập của pháp luật đất đai, lời cảnh báo mạnh mẽ vẫn nạn liên minh nhóm lợi ích giữa tư sản lưu manh với quan chức nhà nước. Hơn hết, vụ án này đã có án lệ lịch sử cánh đồng Nọc Nạn. thế nhưng, bất chấp tất cả tòa án của đảng vẫn chà đạp lên công lý và công luận để kết tội anh.

Phiên tòa phúc thẩm kết thúc cũng là lúc mộng tưởng vào trung ương vụn vỡ trong vô vàn những người nông dân, không riêng gì anh Vươn.

Tin vào trung ương, tức là nông dân vẫn còn lòng tin tối thiểu vào đảng, thì sau phiên tòa phúc thẩm xử vụ án Đoàn Văn Vươn. Người nông dân vỡ ra rằng chẳng có ánh sáng công lý nào chiêu rọi từ trung ương cả. Trung ương to hơn địa phương, cũng là hiện thân của một nhóm lợi ích to hơn nhóm lợi ích địa phương, và đảng là nhóm lợi ích to nhất. thế thôi!

Khi giai cấp chiếm tới 70% dân số việt nam đổ vỡ lòng tin, dù không còn quyết định đến an ninh quyền lực của chế độ như trong quá khứ. Cũng hãy tin rằng bão tố sắp nổi lên rồi.

Sau phiên tòa là miệng cống.


Khi người bán rau Mohameb bouazizi tự thiêu, anh chẳng còn chút lòng tin nào vào hệ thống pháp luật nào nơi anh đang sống sẽ đem lại công lý. Ngọn lửa là lựa chọn cuối cùng của bouazizi, cũng như cầm súng là lựa chọn cuối cùng nhân dân Trung Cận Đông. Dẫn tới những kết cục thảm khốc cho lũ độc tài. Hình ảnh Gaddafi van lạy xin tha mạng bên miệng cống là bằng chứng minh tường.

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn Việt Nam chưa thể làm mồi lửa để thiêu rụi chế độc độc đảng toàn trị, nhưng phiên tòa xử anh sẽ là chất xúc tác dữ dội đợi những ngọn lửa bùng phát.

Khi không còn tin vào bất cứ ai có thể bảo vệ mình và trước viễn cảnh bị tước đi tư liệu duy nhất để mưu sinh là đất đai. Chắc chắn rằng, khi công quyền huy động công an và quân đội thực thi pháp luật, nông dân cũng tìm đến súng để đấu tranh đòi công lý.

Đừng bao giờ nghĩ rằng, với những công cụ bạo lực hùng hậu, chế độ có thể dễ dàng dập tắt các cuộc nổi dậy của nông dân. Nông dân khác với tri thức, phương pháp đấu tranh của họ cũng thế. Khi những “cây lúa củ khoai’’ nổi giận hãy nhìn vào bài học phong kiến thực dân.

Khi đến bước đường cùng, đừng hy vọng người nông dân mang tới những bản kiến nghị, những lời tuyên bố tuyệt thực, chỉ có súng và bom cho độc tài.

Trông đợi vào quân đội và công an để giải quyết những tranh chấp dân sự chỉ cho thấy chính quyền đang suy yếu và bất an cực độ.

Chưa kể, chính quân đội và công an cũng chẳng mạnh mẽ gì để hy vọng nhiều. Cứ nhìn vào vụ cưỡng chế Cống Rộc thì biết. Một lực lượng hỗn hợp bao gồm bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương, công binh, quân khuyển và công an cộng thêm “nhân dân bất bình”. Tổng quân số lên đến hàng trăm người, trang thiết bị vượt trội. Nhưng kết quả là một tấn hài kịch, khi có tới sáu nhân mạng của “liên quân” thương vong.

Càng hài hước hơn, khi vây chặt ngôi nhà giữa đầm mà chẳng biết đối phương trốn đi lúc nào. Những lý do được đưa ra như không thông thạo địa hình, phải huy động thuyền để tiếp cận.

Những lý do trên chỉ ra rằng đám công cụ kia chỉ nuôi để làm cảnh và dọa những ai yếu bóng vía. Bộ đội biên phòng không thông thạo địa hình, đặc nhiệm cần thuyền để vượt ao. Và cả trăm tay súng bị một khẩu hoa cải dùng đạn bắn chim đuổi chạy trối chết. Công cụ đó làm nên trò trống gì khi đối mặt với cơn bão giận dữ của hàng triệu Đoàn Văn Vươn khác.

Ngoài ra, khi đối đầu với nhân dân dù được trả thù lao cao bao nhiêu đi chăng nữa, tính chất phi nghĩa của cuộc chiến cũng sẽ phân hóa nội bộ những công cụ kia. Thất bại đến ngay từ đó.

Hãy xem lại bài học của Lybia để thấy rằng chẳng có sức mạnh nào có thể ngăn cản được cơn thịnh nộ của của những người ở tầng đáy của xã hội. quân đội Lybia được huấn luyện bài bản, có những cuộc diễu binh hoành tráng đã tan rã nhanh thế nào trước quân nổi dậy. Thì quân đội và công an Việt Nam, những người đã tạo ra trận đánh hay đánh đẹp ở Tiên Lãng Hải Phòng lấy gì đảm bảo tính mạng cho chế độ.

Qua phiên tòa oan nghiệt xử Đoàn Văn Vươn, chính chế độ đã viết bản án kết tội mình.

Thế nên, khi chế độ đã gieo gió, hãy tìm kiếm thật nhiều miệng cống để hy vọng tránh bão.



Nguyễn Văn Thông


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo