Cuộc đua vào ghế thủ tướng 2016 tại VN - Dân Làm Báo

Cuộc đua vào ghế thủ tướng 2016 tại VN

BBC - Tạp chí The Economist của Anh mới có bài phân tích về động thái bổ nhiệm các phó thủ tướng mới tại Việt Nam.

Một phần chính trong bài viết  Party People (Người của Đảng) đánh giá ý nghĩa của việc Quốc hội Việt Nam vào hôm 13/11 đã đồng ý phê chuẩn vị trí phó thủ tướng với hai ông Vũ Đức ĐamPhạm Bình Minh trong khi ông Nguyễn Thiện Nhân từ tháng Chín đã nhận bàn giao công việc Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

“Các nhà quan sát chính trường Việt Nam nói việc thay đổi nhân sự cho thấy một số điều thú vị về chính trị Việt Nam. 

“Điểm có thể thấy được là Thủ tướng Dũng dường như đang tái khẳng định ảnh hưởng của mình sau nhiều tháng bị nội bộ chỉ trích mạnh. 

“Cách đây một năm ông bị các đối thủ của mình buộc phải công khai xin lỗi vì quản l‎ý kinh tế yếu kém, nhưng nay ông đang đưa vào nội các của mình những đồng minh trung thành và nhiều năng lực”. 

'Không đủ hậu thuẫn' 

The Economist đề cập triển vọng của ba vị phó thủ tướng 
Bài báo bình luận rằng ông Dũng có thể đang nhìn tới mốc 2016 khi ông từ nhiệm ghế thủ tướng nhưng vẫn có thể là thành viên trong Bộ Chính trị. 

“Mặc dù không phải tất cả Phó Thủ tướng đều là ủy viên Bộ Chính trị, nhưng có người thân cận của mình trong các vị chính cao nhất của chính phủ sẽ chả có hại gì cho ông Dũng,” tác giả bình luận. 

Hai vị tân phó thủ tướng không phải là ứng viên cho chức thủ tướng vào năm 2016. 

The Economist đánh giá ông Phạm Bình Minh sẽ không bao giờ có khả năng đua vào ghế thủ tướng bởi ông là người “cả đời làm ngoại giao và không có đủ hậu thuẫn chính trị”. 

Trong khi đó, về tương lai lâu dài, ông Vũ Đức Đam có khả năng sẽ trở thành ứng viên cho cả ghế thủ tướng lẫn ghế trong Bộ Chính trị, hiện có 16 thành viên.

Tiến sỹ Tường Vũ từ Đại học Oregon ở Hoa Kỳ được tạp chí này dẫn lời mô tả chính khách có nhiều khả năng trở thành thủ tướng hơn vào năm 2016 là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hiện đã là Ủy viên Bộ Chính trị. 

Tạp chí The Economist dẫn lời giới phân tích nói trong khi ghế thủ tướng còn bỏ ngỏ thì cơ hội cho ông Nguyễn Thiện Nhân không nhiều. 

"Các nhà phân tích nói có lẽ sẽ không phải là ông Nguyễn Thiện Nhân, vị phó thủ tướng vừa rời chức. Một số người xem việc miễn nhiệm ông Nhân vừa là sự cô lập và cũng phản ánh cáo buộc ông đã thể hiện kém khi còn là bộ trưởng giáo dục." 

Đây chỉ là các đồn đoán, nhưng điều rõ ràng là "90 triệu dân Việt Nam sẽ không được vấn ý về việc Đảng sẽ chọn ai làm thủ tướng tương lai bởi chính phủ vẫn chưa cho phép có bầu cử tự do. 

“Các Đại hội Đảng về cơ bản vẫn không mở cho truyền thông theo dõi, và theo dõi chính trị Hà Nọi có lẽ giống như xem bóng đá với gọng kính bị đeo lộn. 

“Tức là sân cỏ và nét thi đấu chung thì đủ rõ nhưng điểm không rõ là các cú dẫn bóng và những pha cản phá”.

*

Lê Quỳnh (BBC) - Bài báo của The Economist đáng chú ý vì trong khoảng vài tuần gần đây tin tức về ông Nguyễn Xuân Phúc được tung ra như một cách thăm dò dư luận.

Có điểm không chính xác khi tạp chí gọi ông Phúc là Phó Thủ tướng (PTT) thứ nhất, vì hiện tại chính phủ Việt Nam không có chức PTT thường trực, cũng không có PTT thứ nhất. 

Bài báo có vẻ hạ thấp triển vọng của ông Nguyễn Thiện Nhân, nhưng thực tế ông Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn là hai ứng viên chính cho chức Thủ tướng năm 2016. 

Một điều chắc chắn là các ứng viên cho ‘tứ trụ quyền lực’ phải đang là thành viên BCT hiện nay. Và các nhân vật có triển vọng, điều kiện cũng đều gặp phản đối của không ít người trong Ban Chấp hành TW. Điều này khiến kết quả sẽ chỉ được ngã ngũ vào phút chót, tại phiên bỏ phiếu ở Đại hội Đảng.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo