Buồn cho Đức Thánh Trần! - Dân Làm Báo

Buồn cho Đức Thánh Trần!

Nguyên Anh (Danlambao) - Buồn cười thật! Những môn đệ của Hồ Chí Minh toàn một đám vô thần tin vào thuyết duy vật biện chứng thế mà ngày nay lại trở thành những kẻ mê tín dị đoan nhưng lại ở mức độ cao một cách biến thái! Tin cho hay những lãnh đạo tỉnh Tiền Giang do mê tín đã xoay tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo nhiều lần làm cho bà con cười nôn ruột.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Đức Thánh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng Dân tộc, giữ chức Tiết chế trong triều đại vua Trần Nhân Tông. Điểm son trong cuộc đời ông là chiến công ba lần đánh bại đế quốc Nguyên Mông trên đường bành trướng xuống Việt Nam mà trận Bạch Đằng Giang với cọc vót nhọn và lợi dụng nước triều đã đánh thủng thuyền giặc dẫn đến việc tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để tránh quân Việt xạ tiễn mới trốn được về nước.

Ba trận của Hưng Đạo Vương gồm:

Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu (1258) tháng Mười (âm lịch) năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai (1285) Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ “ nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.

Đầu năm 1285, tức 27 năm sau, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía bắc và vùng Thanh Hóa

Nghệ An Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân. Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Vua Trần Thánh Tôn lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khẳng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng". Tháng 5 (dương lịch) năm ấy (1285) ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận Hàm Tử, 

Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông, giải phóng đất nước.

Cuối năm 1287 nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Trần Nhân Tông hỏi: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Trần Hưng Đạo đáp: "Năm nay đánh giặc nhàn". Khi đoàn thuyền lương đối phương bị tiêu diệt ở Vân Đồn chủ tướng là Hoàng tử Thoát Hoan phải rút lui, ông bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư (âm lịch) năm Mậu Tý 1288 Thoát Hoan nghe tin đội quân thủy đã vỡ tan rồi, liền dẫn tàn quân tháo chạy về nước, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến "quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần". Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước. (*)

Với chiến công lẫy lừng trọn đời vì nước vì nước vì dân và lịch sử cũng chứng minh chưa có vị tướng nào từ xưa cho đến ngày nay có thể hơn ông vậy mà ông cũng... sống không yên với các quan cộng sản của thiên đàng xã nghĩa tại tỉnh Tiền Giang!

Đầu tiên hai khẩu thần công trang trí thêm cho tượng tăng phần uy dũng được đem vào viện bảo tàng, sau đó các quan cộng sản cho rằng ông đứng quay mông vào trụ sợ cho nên sợ ông... xịt mùi thối vào mặt các quan chịu không nổi mới cho quay ngược lại!

Tướng quân đại vương không chỉ tay ra sông mà lại chỉ vào mặt các quan thì lâu dần các quan lại... teo trim vì cái tỉnh Tiền Giang nổi tiếng ác với dân qua các trại tù từ khắp nơi đưa xuống, xem mòi không yên khi nhìn mặt người cho nên sau khi bàn tới họp lui chúng đành quay lại như cũ!

Quay lại như cũ làm gì để ngài vãi rắm vào mặt các quan, cứ để ngài nhìn trừng trừng vào trong trụ sở ghi nhận những việc làm của các quan giòi để chứng kiến sự sụp đổ của một chế độ phi nhân chứ?

Đúng là tại xứ mù nên toàn những kẻ đui mù điều hành đất nước!



___________________________________

Tượng thánh cũng không yên

Chúng tôi xin ý kiến xoay bức tượng trở lại hướng bờ sông, chớ không liên quan gì đến chuyện phong thủy... nhưng cũng xéo xéo một chút qua hướng tây nam chừng 15 độ, vì nếu xoay trực diện ra sông thì sẽ... đưa đít thẳng qua khu nhà làm việc của tỉnh ủy”.

Hoàng Phương Gần đây, dư luận TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) rất thắc mắc việc tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo nằm trong khuôn viên của Công ty TNHH Chương Dương, đường 30.4, trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Tiền Giang, bỗng dưng bị trùm kín lại và đục để xoay hướng khác. 

Bức tượng quay mặt hướng về khu nhà làm việc tỉnh ủy trước khi bị sửa chữa 

Bức tượng bây giờ đã được xoay ra hướng bờ sông - Ảnh: H.P 

Theo người dân địa phương, bức tượng Hưng Đạo vương có từ trước năm 1975. Ngoài tượng Trần Hưng Đạo đeo gươm, đứng chỉ tay về phía bờ sông, hai bên còn có 2 khẩu súng thần công và cạnh bờ sông có ngôi nhà lợp ngói rất đẹp, gọi là “nhà 9 nóc”. Sau năm 1975, “nhà 9 nóc” được tỉnh sử dụng làm nơi tiếp khách và hội họp, sau đó khu vực này được cải tạo lại, xây thêm nhà hàng, khách sạn và giao cho Công ty TNHH Chương Dương quản lý. Cũng từ đó, 2 khẩu súng thần công được di chuyển đến Bảo tàng Tiền Giang, còn tượng Hưng Đạo vương thì bị xoay lại 180 độ, quay mặt về hướng bắc, đối diện với khu nhà làm việc của tỉnh ủy. Nay khu nhà làm việc của tỉnh ủy đang được sửa chữa lại thì người ta thấy tượng Hưng Đạo vương được xoay về hướng khác.

Bây giờ nhiều người nói như vậy là không đúng với lịch sử, vì ngày xưa Trần Hưng Đạo chỉ huy đánh trên sông. Vì vậy, chúng tôi xin ý kiến xoay bức tượng trở lại hướng bờ sông... nhưng cũng xéo xéo một chút qua hướng tây nam chừng 15 độ, vì nếu xoay trực diện ra sông thì sẽ... đưa đít thẳng qua khu nhà làm việc của tỉnh ủy

Ông Đoàn Văn Lập - Giám đốc Công ty TNHH Chương Dương

Ông Nguyễn Công Trung, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Tiền Giang cho biết: “Trước giải phóng, bức tượng này quay ra hướng sông Tiền. Đến khoảng năm 1979, khi hội trường Chương Dương được sửa chữa thì mấy ổng nói phải xoay bức tượng lại, vì nếu để... day đít vô (khu nhà làm việc của tỉnh ủy -PV) thì kỳ. Vì vậy, lúc đó bức tượng được quay ngược về đường 30.4. Bây giờ có ý kiến của mấy vị cán bộ hưu trí nói Trần Hưng Đạo đánh trận Bạch Đằng, đường thủy, vì vậy phải quay ra hướng bờ sông. Sẵn dịp đang sửa lại “nhà 9 nóc” nên mình xoay bức tượng trở lại hướng bờ sông như cũ. Việc này không liên quan gì đến chuyện mê tín như bức tượng chỉ tay ra, chỉ tay vô gì cả”.

Tương tự, ông Đoàn Văn Lập, Giám đốc Công ty TNHH Chương Dương, giải thích: “Bây giờ nhiều người nói như vậy (tượng quay mặt ra đường - NV) là không đúng với lịch sử, vì ngày xưa Trần Hưng Đạo chỉ huy đánh trên sông. Vì vậy, chúng tôi xin ý kiến xoay bức tượng trở lại hướng bờ sông, chớ không liên quan gì đến chuyện phong thủy”. Cũng theo ông Lập, xoay bức tượng hướng ra sông “nhưng cũng xéo xéo một chút qua hướng tây nam chừng 15 độ, vì nếu xoay trực diện ra sông thì sẽ... đưa đít thẳng qua khu nhà làm việc của tỉnh ủy”.

Hoàng Phương

http://news.skydoor.net/link/600600


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo