Đưa CSVN ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ bằng thủ tục khiếu kiện của Hội Đồng này - Dân Làm Báo

Đưa CSVN ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ bằng thủ tục khiếu kiện của Hội Đồng này

Nguyễn Hội (Danlambao) - Điều 8, nghị quyết 60/251 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 03 tháng 06 năm 2006 qui định việc truất phế tư cách thành viên Hội Đồng Nhân Quyền, nếu quốc gia thành viên này vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống: "… với hai phần ba tổng số thành viên hiện diện Đại Hội Đồng (the general assembly) có thể biểu quyết (với sự đồng thuận của 2/3 thành viên hiện diện) đình chỉ tư cách thành viên Hội Đồng của quốc gia thành viên có tội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống[1]"

Cuối tháng hai năm 2011 Đại hội đồng LHQ dùng điều khoản này để truất phế tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền của Lybia vì nước này đã vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng[2]. Tội phạm này mọi cá nhân, mọi tổ chức có liên quan đến sự việc xảy ra có thể tố cáo bằng cách dùng thủ tục khiếu kiện của hội đồng nhân quyền LHQ.

Thủ tục khiếu kiện của hội đồng nhân quyền


Trước khi Hội Đồng Nhân Quyền được thành lập thủ tục này có tên gọi là Thủ tục 1503. Thủ tục 1503 được Hội đồng Kinh Tế và Xã Hội LHQ ban hành ngày 27.05.1970 và được tu chỉnh lần thứ nhất vào ngày 19.06.2000. Khi hội đồng nhân quyền LHQ được thành lập vào năm 2006 thủ tục 1503 được tu chỉnh một lần nữa với tên gọi mới là thủ tục khiếu kiện của Hội đồng nhân quyền LHQ (complaint procedure of the human rights council).

Điều kiện theo Thủ Tục khiếu kiện của Hội đồng Nhân Quyền

Điều kiện nộp đơn kiện theo thủ tục này gồm các điểm sau đây[3]:

- Không mang động cơ chính trị. Sự kiện phải phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và các công cụ khác trong lĩnh vực pháp luật về nhân quyền;

- Mô tả trung thực những vi phạm bị cáo buộc, đồng thời nêu ra những điều luật bị vi phạm;

- Nguyên đơn có thể là một cá nhân, một nhóm nạn nhân của vi phạm nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Đứng đơn kiện cũng có thể bất kỳ một cá nhân hoặc nhóm người, tổ chức phi chính phủ, hoạt động với mục đích phù hợp với nguyên tắc về nhân quyền, không có động cơ chính trị trái với quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời xác nhận là có thông tin trực tiếp và đáng tin cậy về các vi phạm được kiện. Tuy nhiên, thông tin đáng tin cậy và xác thực không chấp nhận nguồn tin nhận được từ người thứ ba (trung gian). Trong trường hợp này bằng chứng vi phạm phải được trưng bày rõ ràng kèm theo hồ sơ kiện thì đơn kiện mới được công nhận;

- Không được lợi dụng ngôn từ. Tuy nhiên, sự kiện vẫn có thể được cứu xét nếu các điều được nêu trong bản tố cáo hội đủ điều kiện (của thủ tục khiếu kiện) sau khi xóa bỏ những ngôn từ lăng mạ trong bản tố cáo;

- Các vi phạm được mô tả không chỉ dựa vào các tin tức trên báo chí.

- Các vi phạm chưa được xử lý bởi một thủ tục đặc biệt, một cơ chế hoặc Công Ước Liên Hiệp Quốc hoặc bởi một thủ tục khiếu kiện vi phạm nhân quyền tương tự của khu vực quốc gia;

- Đã sử dụng hết các biện pháp trong nước, trừ khi các biện pháp đó sẽ không có hiệu quả hay gây nguy hiểm cho nguyên đơn.

- Mặc dù Hội Đồng Nhân quyền thông báo rằng, hồ sơ kiện có thể gửi qua Email, Fax hay thư bình thường, nhưng theo kinh nghiệm người viết hồ sơ nên gửi bảo đảm có biên nhận của người nhận qua bưu điện về địa chỉ sau đây: 

Complaint Procedure Unit
Human Rights Council Branch
Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights
United Nations Office at Geneva
CH-1211 Geneva 10, Switzerland
Fax: (41 22) 917 90 11
E-mail: CP@ohchr.org

Các bước kiểm tra, xét xử theo thủ tục khiếu kiện của hội đồng nhân quyền [4]

Bước 1: Văn Phòng Hội Đồng Nhân Quyền cùng Chủ Tịch nhóm Quan Hệ (Working Group on Communications) xét hồ sơ khiếu kiện có hội đủ điều kiện hay không?

Bước 2: Nhóm Quan Hệ (Working Group on Communications)

Nhóm Quan Hệ đúc kết, tóm lược hồ sơ khiếu kiện và chuyển tiếp cho Chính phủ liên quan để chính phủ này bày tỏ quan điểm về sự việc bị kiện. Trả lời của chính phủ được giữ bí mật, không thông báo đến nguyên đơn. 

Sau khi đúc kết hồ sơ và quan điểm của chính phủ bị kiện, nhóm Quan hệ có thể từ chối và đóng hồ sơ khiếu kiện hoặc chấp thuận hồ sơ và chuyển tiếp qua nhóm Quan Tình huống (Working Group on Situation) xem xét.

Nhóm Quan Hệ họp mỗi năm hai lần. Năm 2014 nhóm sẽ họp từ 28 tháng Tư cho đến ngày 2 tháng Năm (14th session) và từ 18 cho đến 22 tháng Tám (15th session). Nhóm gồm các thành viên: Mr. Mario L. CORIOLANO (Argentina, 2015), Mr. Latif HüSEYNOV (Azerbaijan, 2014), Ms. Katharina PABEL (Austria, 2015), Ms. Cecilia Rachel V. QUISUMBING (Philippines, 2014), Mr. Dheerujlall Seetulsingh (Mauritius, 2014).

Bước 3: Nhóm Tình Huống (Working Group on Situations)

Nhóm Tình Huống xem xét sự kiện qua tài liệu và kết quả thu thập được của Nhóm Quan Hệ. Nhóm có năm thành viên, đại diện cho các khu vực trên toàn thế giới là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền nhằm bảo đảm cho việc phân phối công bằng. Thành viên của nhóm tình huống hiện nay là: Mr. José Luis Balmaceda Serigos (Chile), Mr. Luc-Joseph Okio (Congo), Mr. Hanns Heinrich Schumacher (Germany), Mr. Zamir Akram(Pakistan), Ms. Maria Ciobanu(Romania). Nhóm Tình Huống họp hai lần trong năm. Vào năm 2014 nhóm sẽ họp từ 27 đến 31 tháng Giêng (13th session) và 30 tháng Sáu cho đến 4 tháng Bảy (14th session).

Nhóm Tình Huống có thể quyết định chuyển tiếp hồ sơ đến Hội Đồng Nhân Quyền với một số khuyến nghị cụ thể giải quyết cuộc kiện này. Ngoài ra, Nhóm Tình Huống còn có thể quyết định tiếp tục xem xét hoặc đóng hồ sơ khiếu kiện.

Cũng như Nhóm Quan Hệ, các buổi họp của Nhóm Tình Huống cũng mang tính cách bảo mật.

Bước 4: Hội Đồng Nhân Quyền 

Hội Đồng Nhân Quyền họp kín nhằm xem xét các hồ sơ kiện qua kết quả thu nhận được của các Nhóm Quan Hệ và Tình Huống. Đại diện của chính phủ liên hệ được mời đến và trả lời các câu hỏi của Hội Đồng. Hội Đồng có quyết định cuối cùng trong phiên họp kín sau đó, đại diện của Chính phủ liên quan cũng có thể tham dự buổi họp này.

Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp quốc sẽ có một trong những quyết định như sau[5]:

- Chấm dứt xét xử sự kiện được kiện nếu sự tiếp tục xét xử không đảm bảo đạt được kết quả tốt hơn;

- Sự kiện được tiếp tục theo dõi và yêu cấu chính quyền liên quan cung cấp thêm thông tin trong thời hạn hợp lý;

- Sự kiện được tiếp tục theo dõi và Hội đồng Nhân quyền chỉ định chuyên gia độc lập, có trình độ cao theo dõi tình hình tại quốc gia liên quan để báo cáo lại cho Hội đồng;

- Chấm dứt xét xử sự kiện bằng thủ tục khiếu nạn kín, đồng thời chuyển sự kiện qua thủ tục xét xử công khai[6];

- Đề nghị Cao ủy Nhân quyền OHCHR cung cấp hợp tác kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng năng lực hoặc dịch vụ tư vấn cho chính quyền liên quan.

Kết luận


Cộng đồng người Việt đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cần khai thác mọi phương thức đấu tranh, đặc biệt phương thức đấu tranh về pháp lý và nhân quyền mà chúng ta bỏ ngỏ trong thới gian vừa qua. Sự việc này thể hiện rõ ràng qua kỳ bầu thành viên Hội Đồng Nhân Quyền vào tháng 11 năm 2013 vừa qua. Không những CSVN đã đạt được kết quả bầu cử cao nhất, với 184 phiếu, mà trước cuộc bầu cử báo chí và các Tổ chức Nhân quyền quốc tế đã lên án đặc biệt các ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền như Nga, Trung cộng và Cuba. Còn CSVN chỉ được phê phán phụ theo, không nổi bật cho mấy.

"Con có khóc thì mẹ mới cho bú!" Nếu chúng ta không chính thức tố cáo những tội phạm nhân quyền của đảng và Nhà nước CSVN bằng các thủ tục kiện cáo thì dư luận quốc tế và LHQ cho rằng sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày nay chỉ ở mức độ tầm thường, sự rên la bị đàn áp của một số người là không thực.

Đấu tranh bằng phương thức này đòi hỏi điều kiện tối thiểu là chúng ta phải trang bị kiến thức, sự dấn thân và lòng kiên trì. Kết quả mong muốn đạt được đến với chúng ta sau một vài lần nộp đơn kiện có xác xuất rất nhỏ. Việc liên tục và trường kỳ nộp đơn kiện bày tỏ cho LHQ cùng dư luận thế giới thấy được sự đàn áp rất qui mô và là chính sách của Đảng và Nhà nước CSVN đang áp đặt lên Dân tộc Việt Nam.

The United Nations Petition System (procedure 1503)[7]


__________________________________

Chú thích:






[6] Thí dụ như chuyển qua thủ tục 1235 như trường hợp Á Căn Đình, Paraguay, Uruguay, Phi Luật Tân, Haiti với thủ tục 1503 hoặc Eritrea (năm 2012) với thủ tục Khiếu Kiện của Hội Đồng Nhân Quyền hiện nay.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo