Thoạt đầu, tôi nghĩ là ai đó ăn trộm trong làng và bị dân làng đuổi bắt để "dạy cho nó một học", nhưng không phải thế. Đó là những chú "lính canh gác" của làng tôi đang "ra sức" bảo vệ gái làng, tiếng "tùm" kia là những anh "láng giềng" xấu số, qua làng tôi "kiếm gái" và "được" xuống sông mò tôm (theo cách zai làng tôi hay nói). May mắn thay, tôi cũng nằm trong số "gái làng" được bảo vệ đó, để đến tận bây giờ 22 xuân xanh tôi mới có một mảnh tình vắt vai khi dời quê đi nơi khác.
Trước đây, khi tôi vô tình nhìn thấy các biểu ngữ như "Bảo vệ gái làng", "Trai làng ta quyết tâm bảo vệ gái làng ta",... trên những con cầu, trên những bức tường quanh làng, tôi chỉ cười, và nghĩ đó là trò chơi tinh nghịch của tụi nhóc choai choai. Tôi không biết nó xuất phát từ đâu, nhưng có lẽ là làng tôi (vì lần đầu tôi nhìn thấy là ở làng tôi, hehe), rồi lan tới làng bên cạnh, bên cạnh... cứ thế cho tới khi cả một huyện hầu như làng nào cũng có những biểu ngữ ấy. Nó cứ xuất hiện một cách công khai, "nham nhảm" trên những con cầu ngăn cách giữa 2 làng, hay những bức tường nhà ai có "con gái đang độ tuổi lúa trổ đòng đòng", tôi chỉ cười và buông một chữ: "khùng".
Tôi đâu có ngờ, từ lời cảnh cáo, từ những trò chơi tinh nghịch lại biến thành những hành động "bảo vệ hết lòng". Không có vì hòa bình, vì đại cục, vì ổn định của khu vực gì hết á. Đụng tới gái làng là trai làng tôi lên đường chiến đấu. Không có thương lượng và đương nhiên không, nhất định không để cho thằng láng giềng nào khoan ẩu, khoan tả, vừa khoan vừa xịt nước gái làng tôi.
"Trai làng ta quyết tâm bảo vệ gái làng ta". Đây phải là khẩu hiệu, phải là chính sách, phải là hành động.
Nguồn ảnh: Internet
“Làng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm trinh tiết của gái làng tôi, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
"Bảo vệ gái làng" muôn năm!!!