Quê hương tự do trong tâm tưởng - Dân Làm Báo

Quê hương tự do trong tâm tưởng


Lời người dịch: Nhân đánh dấu mười năm Cách mạng Tháng Mười Nga nhà văn Vladimir Nabokov đã viết bài sau vào năm 1927 ca tụng cộng đồng lưu vong Nga là người gìn giữ nước Nga đích thực.

Chúng ta là làn sóng Nga đã tràn bờ; chúng ta đã lan tỏa ra khắp thế giới. Nhưng cuộc đời lưu lạc của chúng ta không phải lúc nào cũng sầu bi... và mặc dù thỉnh thoảng chúng ta tưởng như phiêu bạt trên thế giới này không chỉ một mà hàng ngàn hàng ngàn người Nga, đôi lúc nghèo và cáu gắt, đôi lúc hay cãi vã nhau, nhưng có một điều ràng buộc chúng ta lại với nhau: nỗ lực chung nào đấy, một tinh thần chung mà sử gia tương lai sẽ hiểu và trân quý.

Chính chỉ vì một lý do mà chúng ta chào mừng mười năm tự do. Có lẽ không nước nào đã biết tự do như chúng ta biết. Trong nước Nga đặc biệt này mà vô hình bao bọc quanh chúng ta, nuôi nấng và ủng hộ chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn, tô điểm giấc mơ - không có luật nào ngoại trừ luật tình yêu dành cho nước Nga, và không có quyền lực nào ngoại trừ chính lương tâm chúng ta. Chúng ta có thể nói bất kỳ điều gì và viết bất kỳ điều gì về nước Nga ấy: chúng ta không có gì phải giấu, và không có chế độ kiểm duyệt nào bày ra trở ngại trước mắt chúng ta. Chúng ta là những công dân tự do của giấc mơ mình. 

Ngày nay, khi họ chào mừng ngày lễ cách mạng Liên Xô xám xịt, chúng ta chào mừng mười năm khinh bỉ, trung thành và tự do. Chúng ta không trách đời lưu vong của mình. Hôm nay chúng ta hãy lập lại lời của một chiến binh cổ đại mà Plutarch đã viết về: "Ban đêm, trong những chiếc lều, giữa sa mạc cách xa La Mã: Tôi dựng lều của tôi, và đối với tôi lều tôi là La Mã." 


Vladimir Nabokov (1899-1977) là nhà văn Mỹ sinh trưởng ở Nga. Ông sáng tác thơ, truyện ngắn, và tiểu thuyết, nổi bật nhất tác phẩm Lolita (1955). Tựa đề của người dịch. 

Nguồn

Trích từ bài viết của "Valadimir Sirin" (bút danh củaVladimr Nabokov), đăng trong báo Ruľ tiếng Nga, số 2120, ngày 18 Tháng mười một, 1927, trang 2. 

Được trích lại và dịch sang tiếng Anh trong tác phẩm "Russia under the Bolsevik regime" của Richard Pipes, nhà xuất bản Alfred A. Knopf, New York, 1993, chương 2, trang 140. 

Và trong bài viết "Poetry, Exile, and Prophetic Mystification in "Vasiliy Shishkov" (1939)" của Maxim D. Shrayer, trang 8. 


Bản tiếng Việt:




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo