Sự thật khó che. Răn đe không ngại - Dân Làm Báo

Sự thật khó che. Răn đe không ngại

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Chủ nghĩa Cộng sản của Marx-Lenin và cái gọi là tư tưởng của Mao-Hồ, thường tô vẽ lãnh tụ hay cán bộ cao cấp, với mục đích lừa dối để người dân tôn thờ các nhân vật này, nhưng sự thật khó che đậy được lâu dài. Ngoài ra, còn răn đe người dân, để dễ dàng trấn áp và bóc lột, với mục đích là người dân không dám phản kháng, dù vậy chế độ cộng sản cũng không thể tồn tại lâu dài. Điều này đã minh chứng rằng: Các nước Cộng sản Đông Âu đã sụp đổ năm 1989, Cộng sản Liên Xô đã tan rã năm 1991, quốc kỳ Liên Xô tại điện Kremlin phải hạ xuống để thay thế bằng quốc kỳ Nga và Nga tuyên bố thừa nhận nền độc lập của mười hai (12) nước Cộng hòa trong Liên bang Xô Viết. Từ đấy, thấy rõ ràng là chủ nghĩa Cộng sản của Marx-Lenin và cái gọi là tư tưởng của Mao, của Hồ là thứ rác rưới độc địa và lỗi thời, đã/đang/sẽ phế thải!.

Sự thật khó che

Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), từ khi manh nha gọi là Việt Minh còn trong trứng nước, đã manh tâm tiêu diệt các đảng phái Quốc gia và làm công cụ cho cộng sản quốc tế, chính Hồ Chí Minh (HCM) đã thổ lộ “Tôi dẫn năm châu đến đại đồng” trong bài thơ “Viếng Đền kiếp Bạc”. Dù vậy, những nhân vật ly khai khỏi ĐCSVN hoặc những người Quốc gia chân chính đã đem tâm huyết nói lên bản chất thật của ĐCSVN là dã man, gian dối, như “Sự thật về Hồ Chí Minh” của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo, đã được nhiều đồng bào hưởng ứng, tuy nhiên còn có người chưa tin rằng ở đấy đã lột trần sự thật hoàn toàn. Ngoài ra, ĐCSVN vẫn chống chế cho rằng đấy là xuyên tạc, hoặc người còn cảm tình “Bác” như ông Trần Chung Ngọc thì cho rằng “một tài liệu chống Cộng quen thuộc rất rẻ tiền” trong bài viết: “Nhận định về DVD-Sự thật về Hồ Chí Minh”.

Thế nhưng “Thiên đạo chí công” (Đạo trời rất công bằng), nên gần đây đã rộ lên những chứng cớ từ những nhân vật ĐCSVN, mà họ là những người đã/đang tôn thờ Hồ Chí Minh và đang vui sống với chế độ cộng sản, họ là kẻ “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Nên họ đã nói thật nói đúng về ĐCSVN thì không còn nghi ngờ và chối cãi gì nữa, đấy là:

1- Đèn Cù của Trần Đĩnh: Nếu chúng ta không bình phẩm “Đèn Cù” về vấn đề nghệ thuật văn chương có lề lối viết theo “Kách mạng của bác” như thiếu lớp lang... Thì tác phẩm “Đèn Cù” đã lột trần bộ mặt thật của ĐCSVN vậy. Trong Chương 3, có đoạn: “Tháng 10-1949, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Hơn hai tháng sau Cụ Hồ bí mật len qua vùng địch ở Phục Hòa, Cao Bằng đi Trung Quốc qua Thủy Khẩu. Trần Đăng Ninh, Vũ Đình Huỳnh và Phạm Văn Khoa phiên dịch tiếng Trung Quốc theo cụ... Nhưng hệ lụy đã nằm lại sâu bền trong vô thức đảng viên cộng sản Việt Nam: vị trí đàn em, bên dưới, yên phận biết ơn đã thành nền móng cho một tư thế ứng xử với Trung Quốc... Để liền một dải với Trung Quốc, với phe xã hội chủ nghĩa, nói khác đi, để làm được tiền đồn của phe, để thoát cảnh một mình “chiến đấu giữa vòng vây” (chữ của Võ Nguyên Giáp) ta mở Chiến dịch Biên Giới giải phóng Cao Bắc Lạng. Tháng 8-1950 tôi lên Cao Bằng. Một nhóm lên đường với nhau từ Gốc Thông cửa ngõ Bộ Tổng: Dương Bích Liên, Vũ Cao, Hoàng Nghiêm điện ảnh, Thân Nhất Đài phát thanh và tôi. Bộ đội sang Quảng Tây học tác chiến từ mấy tháng trước trở về rầm rập đêm ngày. Cố vấn Trung Quốc cùng với những con ngựa cao to kiểu Xích Thố chở ngất ngưởng chăn đệm, thau chậu. Cố vấn xuống tới tiểu đoàn, trung đội...”. Qua đoạn này, thấy rõ ràng là HCM phải len lỏi qua vùng Pháp đóng quân rất nguy hiểm để đi chầu thiên triều và trong Bộ đội Việt Nam cán bộ Tàu làm “Cố vấn xuống tới tiểu đoàn, trung đội...” (Hết trích).

2- Lê Mã Lương là thiếu tướng quân đội đã tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam, chính là “đồng chí lãnh đạo cấp cao”. Ông cho biết trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988, quân đội Việt Nam đã nhận lệnh “không được nổ súng” khi quân đội Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất cứ đảo nào ở quần đảo Trường Sa. Do đấy, hải quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma và đã thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam rất dễ dàng, kết quả trận chiến kết thúc với thời gian thật ngắn ngủi. Trung Quốc nhờ vậy mới có cơ hội cho ngày nay ráo riết xây sân bay quân sự tại đảo Gạc Ma, dùng nơi này để uy hiếp toàn khu vực miền Nam của Việt Nam. Người “đồng chí lãnh đạo cấp cao” là ai? Có lẽ là Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng?!.

3- Người vợ thứ hai của cố tổng bí thư Lê Duẩn, bà Nguyễn Thị Vân (thường gọi là 7 Vân) vừa cho phổ biến công khai lá đơn tố cáo đại tướng Võ Nguyên Giáp đúng vào dịp giỗ đầu của ông Giáp. Bà đã thẳng thừng vạch ra cái thâm độc và xấu xa của tướng Giáp:

a-Võ Nguyên Giáp làm tình báo cho Pháp.

b- Ông Giáp luôn mưu lợi cá nhân và nhiều thủ đoạn nhằm chiếm đoạt công lao.

c- Ông Giáp là kẻ hèn nhát, nhu nhược trong chiến dấu...

Thế nhưng trớ trêu thay! ĐCSVN lại đúc tượng tướng Giáp đem đặt ngang hàng với các vị tiền nhân lẫy lừng của Việt Nam: Việt quốc công Lý Thường Kiệt; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ; tượng đã đặt tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam?!. Ngoài ra, bà 7 Vân trong lá đơn tố cáo tướng Giáp, luôn nhắc nhở công trạng và con người gọi là khả kính của HCM và Lê Duẩn. HCM là người thế nào mời xem “Bác Hồ ám ảnh”, còn Lê Duẩn, có lẽ bà 7 Vân đã quên câu nói khó quên của kẻ muốn làm tôi tớ cho ngoại bang. Cựu Tổng bí thư Lê Duẩn không biết nhục nhã đã nói: “Ta Đánh Miền Nam là Đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”!

Răn đe không ngại

Chế độ cộng sản luôn răn đe người dân, để hòng người dân không dám phản kháng lối cai trị độc tài, chẳng những vậy còn không giữ lời hứa với dân chúng. Đặc khu Hồng Kông vào năm 1984, hai nước Trung cộng và Anh quốc đã ra Tuyên bố chung quy định rằng Hồng Kông sẽ được chuyển giao vào năm 1997, Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cho đến năm 2047 (50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền). Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Tuyên bố chung còn quy định rằng Hồng Kông sẽ được quản lý như một đặc khu hành chính (Special Administrative Region), được giữ lại các luật lệ của mình. Nhưng chính quyền Hoa lục trong cuộc họp Quốc hội ngày 31-08-2014, đã quyết định rằng Hồng Kôngkhông được tổ chức bầu cử tự do về chức vụ Đặc Khu Trưởng (Chief Executive) vào năm 2017. Các ứng cử viên Đặc khu trưởng Hồng Kông phải do Ủy ban tại Bắc Kinh kiểm sóat và đề cử. Từ đấy, mấy hôm nay mới bùng nổ phong trào tranh đấu cho tự do bầu cử, và các cơ quan truyền thông cả thế giới đang rầm rộ phổ biến tin tức này. Để tiện theo dõi, người viết xin nêu một số điểm chính về “Đặc khu Hồng Kông”.

Hồng Kông (Kongkong) còn gọi là Hương Cảng, Hồng Kông chủ yếu bao gồm Đảo Hồng Kông, Đại Nhĩ Sơn, Bán đảo Cửu Long và Tân Giới. Hồng Kông gồm có 262 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Đại Nhĩ Sơn là đảo lớn nhất, Đảo Hồng Kông là đảo lớn thứ hai và đông dân nhất. Năm 1839, do triều đình nhà Thanh từ chối nhập khẩu thuốc phiện, giữa nhà Thanh và nước Anh đã xảy ra Chiến tranh Nha phiến. Đảo Hồng Kông lại bị quân Anh chiếm vào năm 1841, và theo thỏa ước để thỏa thuận ngưng bắn giữa đại tá hải quân Anh là Charles Elliot và tổng đốc Lưỡng Quảng của nhà Thanh là Kỳ Thiện, nhưng thỏa thuận này đã không được phê chuẩn của hai chính phủ.

Đến năm 1842, đảo Hongkong mới chính thức là nhượng địa của nước Anh, theo điều ước Nam Kinh. Người Anh đã xây dựng Hongkong thành Victoria City vào năm sau. Tính từ năm 1842 đến năm 1997 là 155 năm. Như vậy với thời gian dàiđằng đẵng, người Hongkong về xã hội, văn hóa, học hành, kinh tế... đều ảnh hưởng bởi người Anh. Dân số Hồng Kông khoảng 7 triệu người trong đấy có khoảng 95% dân Hồng Kông là gốc Trung Hoa. Mặc dù trước và sau khi Anh quốc chuyển giao Hồng Kông cho Hoa lục (1997), những người giàu có hoặc có điều kiện, tìm cách di cư sang các nướcCanada, Hoa Kỳ, Anh quốc... nhưng dân số Hồng Kông vẫn tiếp tục tăng nhanh, do làn sóng dân di cư từ Hoa lục đến Hồng Kông khoảng 45.000 người mỗi năm. Ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông là tiếng Hoa và tiếng Anh. Về tôn giáo, gần khoảng 90% dân chúng theo Phật giáo; số người còn lại là: Đạo Công giáo, Tin lành, Đạo giáo...

Phong trào bất tuân dân sự bao gồm Sinh viên, Học sinh và dân chúng đang biểu tình đông đảo và quyết liệt. Đặc khu trưởng Hồng Kông hiện tại là ông Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh), đã nói rằng: “ông không từ chức theo như đòi hỏi của người biểu tình và kêu gọi chấm dứt ngay những cuộc biểu tình”; còn chính quyền Bắc Kinh thì khẳng định “không-nhượng bộ phong trào đấu tranh bất tuân dân sự tại Hồng Kông”. Người thành lập phong trào Scholarism cũng là người lãnh đạo phong trào biểu tình đòi hỏi dân chủ, do sinh viên Joshua Wong là một thanh thiếu niên mới 17 tuổi cùng với những thành viên trẻ tuổi khác đã xác quyết trách nhiệm công dân của mình. Joshua Wong đã khẳng khái phát biểu: “Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho đời sau. Đây là trách nhiệm của thế hệ chúng tôi”. Cảm phục thay!

Cả thế giới đang theo dõi và hâm mộ Joshua Wong,! Từ đấy, người Việt đã có người so sánh và than thở rằng: Tuổi trẻ Hồng Kông can trường và nhiệt huyết, còn tinh thần đấu tranh cho tự do nhân quyền tại Việt Nam, thì tuổi trẻ Việt Nam không sao sánh bằng?! Người viết xin thưa rằng: So sánh như vậy không đúng với hoàn cảnh thực tế. Vì lẽ, tại HồngKông, người dân đã trên trăm năm được sống theo thể chế tự do dân chủ, do đấy tuổi trẻ Hồng Kông được học đầy đủ về: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Thuyết “Tam quyền phân lập của Montesquieu”... nên họ biết rõ quyền hạn của người dân cũng như bổn phận giữa chính quyền với dân. Trong khi đấy, ở Việt Nam tại miền Bắc đã 69 năm (2014-1945) và toàn nước Việt Nam đã 39 năm (2014-1975), tuổi trẻ Việt Nam bị nhồi nhét bởi chủ nghĩa Cộng sản của Marx-Leninvà tư tưởng của Mao-Hồ, hoặc bắt học những bài thơ đấu tố man rợ, như các bài thơ trong thời gian “cải cách ruộng đất”, Tố Hữu chẳng những ác độc, mà còn muốn làm nô lệ cho Tàu-Nga:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”?!.

Còn Xuân Diệu độc địa cũng không kém:

“Địa hào, đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quì gục xuống, đọa đày chết thôi”

Thử hỏi sống trong một môi trường như vậy, làm sao để so sánh tuổi trẻ Việt Nam với tuổi trẻ Hongkong?! Tuy nhiên, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” mới đáng phục, tuổi trẻ Việt Nam như những cánh hoa sen vượt chốn bùn lầy, đã/đang dũng cảm hiên ngang đấu tranh trực diện với ĐCSVN. Người viết xin trân trọng kể đến:

- Nguyễn Phương Uyên đã khẳng khái xác định tại Phiên tòa phúc thẩm ở Long An năm 2013, bằng câu nói lịch sử, “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần tòa xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc”.

- Đinh Nguyên Kha đã dõng dạc trả lời tại phiên tòa tại Tòa án tỉnh Long An năm 2013: “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”.

- Chúng ta cũng không thể quên lòng can trường nhiệt huyết của: Nguyễn Hoàng Vi, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nhạc sĩ Việt Khang, Nguyễn Đắc Kiên...

Nghiền ngẫm kỹ, thấy rõ ràng tuổi trẻ Việt Nam can trường và bất khuất hơn tuổi trẻ Hongkong, vì lẽ tuổi trẻ Việt Nam phải vẫy vùng hết sức dũng cảm dưới chế độ khắc nghiệt ĐCSVN. Chỉ có khác biệt là người Việt Nam hưởng ứng phong trào tranh đấu cho tự do, cho nhân quyền, cho quyền lợi chính mình mà thiếu đông đảo và mạnh mẽ như dân chúng Hongkong?!.

Câu hỏi lớn mà chúng ta cần ngẫm nghĩ, đấy là: “Vì sao, khi Hongkong là một thuộc địa của Anh quốc, thì người dân thích sống với thân phận là dân thuộc địa, hơn là sống với chính quyền của quốc gia mình là Trung cộng???!”.

Ngày 4-10-2014




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo