Mã Lai, một năm nhìn lại - Dân Làm Báo

Mã Lai, một năm nhìn lại


Kính thưa quý vị,

Một năm qua thật nhanh, chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta sẽ tiễn ngựa và đón dê. Trước khi chúc Tết quý vị, Tiểu ban Mã Lai xin cùng quý vị nhìn lại một năm đã qua xem mình đã làm được những gì.

Trước hết, xin được giải thích tại sao lại có danh xưng "Tiểu ban Mã Lai": Như quý vị cũng biết, Lao Động Việt được thành lập với mục đích giúp đỡ người lao động Việt Nam đòi quyền lợi của mình khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động, giúp đỡ người lao động khi bệnh tật, tai nạn, hỗ trợ người lao động Việt Nam hiểu hơn về quyền lợi của họ cũng như biết thế nào là cơ cấu của một nghiệp đoàn độc lập, từ đó, họ có thể tự đứng lên đấu tranh cho đòi hỏi quyền lợi của mình như những nghiệp đoàn quốc tế khác. 

Nói thì nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế đây là một con đường dài và rất, rất nhiều khó khăn. Bởi vì Việt Nam chưa cho phép một tổ chức nào khác ngoài Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoạt động tại Việt Nam, vì thế việc tiếp cận với công nhân tại Việt Nam là vấn đề không dễ dàng, bằng chứng là 3 thành viên của Lao Động Việt ( Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương) đã bị bắt giam khi giúp công nhân hảng giầy Mỹ Phong ở Trà Vinh tổ chức đình công đòi quyền lợi. 

Do đó, muốn tiếp cận với công nhân để có thể thực hiện các mục tiêu trên thì phải tìm một cách tiếp cận khác: đó là các công nhân xuất khẩu lao động tại nước ngoài.

Một trong những thị trường xuất khẩu lao động đông nhất là Mã Lai, thời điểm đông nhất có thể lên đến 100.000 người. Gần đây, do kinh tế Mã Lai suy giảm nên số lượng này đã giảm, tuy nhiên đây vẫn là thị trường lao động xuất khẩu đứng thứ ba, chỉ sau Đài Loan và Nam Hàn. Và, do vậy một Tiểu Ban Mã Lai (TBML) được thành lập để tiếp cận với công nhân hầu có thể giúp đỡ họ. 

Gần như hầu hết các công nhân làm việc tại Mã Lai đều xuất thân từ nông dân, cuộc sống rất nghèo khổ nên họ phải đi lao động xuất khẩu để kiếm kế sinh nhai, và đa số là thaafnh phần thất học hoặc trình độ rất thấp. Do đó họ dễ bị môi giới lừa, bị chủ bắt nạt và quỵt lương mà không biết kêu cứu với ai.

Công việc của TBML vì thế rất nhiều. Ở giới hạn của bức thư cuối năm này, khó mà có thể kể hết. Dưới đây chỉ xin tóm tắt lại một vài công tác mà TBML đã thực hiện trong năm qua.

- Giải cứu các cô gái bị lừa qua Mã Lai (ML) bán bar: Nếu như công nhân qua ML để lao động đa số đi từ miền Bắc, thì phần lớn, các cô gái bị gạt qua ML làm gái bán bar đến từ miền Nam. Có lẽ do đường dây buôn người tại đây được bao che bới ông quan nào đó ở miền Nam chăng??? Nhiều cô gái bị môi giới dụ dỗ nói là qua ML lao động nhưng khi qua ML thì bị bắt bán bar, chữ bán bar còn hàm nghĩa bán thân, nếu cự tuyệt thì bị hăm doạ kêu cảnh sát ML bắt vì đa số các cô qua đều không có giấy tờ hợp lệ, có cô bị bán qua nhiều tay như nô lệ để làm osin giúp việc nhà.

TBML đã giải cứu được 3 cô gái bị gạt qua Melaka làm gái bán bar và mua vé máy bay đưa về Việt Nam an toàn. Các cô cũng đã gọi điện thoại cám ơn người cán bộ của TBML đã cứu.


- Giúp cho các công nhân 1 tàu Phan Khánh: 16 công nhân sống hàng tháng trời trên biển không có lương, chủ không cho về và hẹn đợi, đợi sẽ có việc. Nhưng hơn nữa năm vẫn không có việc, lương chỉ được phát vài tháng đầu và công nhân không được đi xa quá nơi tàu đậu. Cuộc sống bị giam hảm như tù. TBML đã làm áp lực với chủ tàu. Cuối cùng họ đã trả 1 phần lương cho công nhân và cho công nhân về lại Việt Nam để kịp ăn Tết với gia đình 


- Giúp cô công nhân hảng mì Twenty Twenty bị quản lý đánh và bắt nhốt riêng vì cô ta lên tiếng bênh 1 người công nhân bị hiếp đáp


- Một công nhân tên Nguyễn Đình Lộc bị tai nạn chết ở ML, TBML đã liên lạc vè gia đình anh tại VN, quyên góp tiền để đưa người công nhân xấu số về lại gia đình, xây mồ mả và giúp cho bà mẹ già của anh một số tiền sinh sống. Sau khi anh Lộc đã chôn cất xong. Tháng 12 năm 2014 đại diện của Lao Động Việt là cô Đỗ thị Minh Hạnh cũng đã ghé thăm Mẹ anh Lộc, thắp cho anh nén nhang và chia buồn cùng gia đình.


- Năm 2012, công nhân Trịnh Đăng Trường bị cháy 70% TBML đã quyên góp giúp cho anh Trường tiền trị bệnh khi còn ở ML và đến khi về lại Việt Nam. Tháng 12 năm 2014, thành viên Lao Động Việt là Đỗ thị Minh Hạnh đã đến thăm viếng và giúp đỡ thêm cho anh để tiếp tục trị lành vết thương.

- Ăn Tết với công nhân: cùng ăn Tết xa nhà với công nhân đi làm cũng như công nhân sống bất hợp pháp để họ được an ủi, để họ biết rằng cũng còn có những người quan tâm đến cuộc sống của họ. 


- Giúp 41 công nhân ở Ipoh đòi lại 8 tháng lương vì bị đuổi việc không hợp lý.


- Cứu công nhân bị cảnh sát ML bắt ra khỏi tù : một số công ty bóc lột sức lao động và ép lương công nhân. Nhiều công nhân trốn ra ngoài và trở thành bất hợp pháp nên bị cảnh sát ML bắt. TBML đã đến thăm các công nhân này và tìm cách giúp họ ra khỏi tù và đem họ về Việt Nam 


Kính thưa quý vị,

Chúng tôi vừa điểm qua một vào công tác chính mà TBML thực hiện trong năm qua. 

Trong năm sắp tới, ngoài những công tác đang thực hiện và các công tác đột xuất, TBML đặc biệt nhắm vào hai mục tiêu chính:

1. Cứu công nhân ra khỏi tù: Muốn cứu một công nhân ra khỏi tù cần thực hiện những bước sau:

- Tìm địa chỉ trại giam và làm cách nào để có số tù của công nhân 
- Làm hồ sơ thăm công nhân 
- Đóng tiền làm lại giấy chứng minh nhân dân và hộ chiếu 
- Đóng tiền phạt và tiền ăn ở trong thời gian công nhân ở tù
- Mua vé máy bay về Việt Nam 

Để thực hiện các bước trên, tức là từ lúc tìm được tù cho đến lúc giải cứu họ ra thì cần khoảng 2500 Rignggit (đơn vị tiền Mã ) tức khoảng 700 USD cho 1 người công nhân tù.

Cũng xin nói rõ, chúng tôi chỉ cứu những công nhân bị tù vì bị chủ đánh đập, hạ nhục nhân phẩm, ép lương đến nỗi phải trốn ra ngoài rồi bị bắt. Còn những công nhân bị bắt vì các tội hình sự khác thì chúng tôi không can thiệp.

2. Lấy lại hộ chiếu cho công nhân: Hầu hết các công nhân đến phi trường là bị chủ tịch thu hộ chiếu. Mặc dù điều này không đúng với luật pháp ML nhưng do công nhân không biết luật nên chủ vẫn tự tiện làm. Họ lấy lý do là "giữ dùm vì sợ công nhân làm mất hộ chiếu". Mục đích của việc giữ hộ chiếu này là để họ có thể chèn ép, bóc lột công nhân mà công nhân không thể bỏ đi, vì bỏ đi là trở thành bất hợp pháp trên đất Mã khi không có hộ chiếu. Lao Động Việt đang đấu tranh để công nhân được quyền giữ hộ chiếu của mình. Đây là một công tác dài hơi, không phải một ngày, một buổi thành công. Vì giới chủ nhân sẽ tìm mọi cách để phản đối. TBML phải kết hợp với công đoàn Mã Lai cũng như một số tổ chức NGO để thực hiện việc này.


Kính thưa quý vị,

Để tiếp tục thực hiện các công việc cứu người và giúp đỡ công nhân như trong thời gian qua cũng như các mục tiêu trong thời gian tới. Chúng tôi sẵn sàng bỏ ra công sức và thời gian. Mỗi năm chúng tôi phải đi Mã Lai từ 1-2 lần dể thăm viếng công nhân, có đến tận nơi gặp họ, chia sẽ với họ thì họ mới có niềm tin nơi mình và cũng để giữ mối dây liên hệ giữu TBML và các tổ chức NGO bên đó.

Ngoài ra cán bộ của TBML bên đó , ngoài giờ làm việc phải đi thăm công nhân, giúp đỡ công nhân mỗi khi có người kêu cứu. Có lần người cán bộ của chúng tôi phai rửa chén ròng rã 1 tháng trời để có đủ tiền mua vế máy bay cho 1 cô gái bị gạt làm gái bán bar.

Chúng tôi hoạt động với một quỹ tài chánh eo hẹp. Một mặt chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của các NGO, mặt khác chúng tôi phải tự bỏ tiền túi của mình để hoạt động, người cán bộ ở ML cũng phải vừa đi làm để nuôi sống bản thân, vừa phải chi từ tiền túi của mình khi thấy hoàn cảnh tội nghiệp của công nhân.

Chúng tôi rất mong sự góp tay của quý vị về nhân lực và tài lực để chúng tôi có thể tiếp tục thực hiện việc giúp đỡ những công nhân vì nghèo khổ mà phải đi làm xa xứ, vì kém hiểu biết mà bị chủ nhân đàn áp, bóc lột mà nhà cầm quyền làm ngơ để mặc cho số phận của họ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin chia sẻ với quý vị một niềm vui to lớn là trong năm qua đã có 2 thành viên của Lao Động Việt được thoát vòng lao lý:

- Đỗ thị Minh Hạnh: ra tù ngày 26/6/2014
- Đặng Chí Hùng: ra tù Thái Lan và đi định cư tại Toronto (Canada) ngày 10/9/2014

Trước thềm năm mới, Lao Động Việt kính chúc quý vị một năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc cũng như phát tài, phát lộc để có thể giúp đỡ những người khốn khó hơn mình.


Mọi sự giúp đỡ, xin liên lạc:

Hoa Kỳ: chị Holly Ngô (ntbh99@gmail.com)
Canada: anh Tiến Đặng (n2dang@hotmail.com)
Úc châu: anh Nguyễn Đình Hùng (hung@tcfua.org.au)
Âu châu: chị Ca dao (cd.ubbv@gmail.com)

GHI CHÚ (*): Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, WW.laodongViet.org, FACEBOOK.com/laodongViet, EMAIL chao@laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt (PT), Công Đoàn Độc Lập (CĐĐL), và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV)


Lao Động Việt


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo