Bài thi viết 'Cộng sản và Tôi': Tôi đã thấy… - Dân Làm Báo

Bài thi viết 'Cộng sản và Tôi': Tôi đã thấy…

Tôi đã thấy từng đoàn quân “giải phóng”
Vào Sài Gòn trong khói lửa tơi bời.
Từ mọi hướng tiến về dinh Tổng Thống
Xô đẩy nhau náo loạn những đoàn người



Tôi đã thấy Sài Gòn trong hấp hối
Tiếng đạn bay dồn dập khắp mọi nơi
Tôi đã thấy những bàn chân chạy vội
Những con tàu đã vội vã ra khơi


Tôi đã thấy đồng bào tôi gạt lệ
Bỏ quê hương trong tủi nhục, lo âu
Bị láng giềng đuổi xua lời thậm tệ
Đau lòng thay giọt nước mắt khẩn cầu



Những đêm tối lênh đênh trên sóng biển
Bao người con đã tan nát cuộc đời
Có những chiếc không bao giờ tới bến
Đả làm mồi cho hải tặc, biển khơi



Tôi đã thấy những villa hoành tráng
Bên cạnh nhà xiêu vẹo của người dân
Tôi đã thấy những chiếc xe bóng loáng
Chiễm chệ ngồi những cán bộ Việt Gian


Tôi đã thấy dân Tàu vào chiếm nước
Những phố Tàu đây đó mọc khắp nơi
Người yêu nước bị Công An đánh, bắt
Trong ngục tù nhìn đất nước lệ rơi



Đảng đã bán đất nước tôi từng mảnh
Vơ vét tiền Đảng bán cả nhân dân
Tôi đã thấy vàng, kim cương lóng lánh
Đeo trên người những mệnh phụ phu nhân


Tôi đã thấy những nông dân trên ruộng
Lấy tấm thân ra sức kéo thay trâu
Tôi đã thấy những cánh đồng bỏ trống
Bao Dân Oan lăn lóc kiếp lưu đầy



Tôi đã thấy lính Cộng Hòa tàn tật
Sống ngoài lề xã hội đứng ăn xin
Thấy cô Tim ôm con trong tiếng nấc (*)
Bé tật nguyền hoi hóp thở im lìm



Những đứa bé chất ve chai từng đống
Lem luốc người bên cống rãnh mưu sinh
Trong đống rác em đào lên sự sống
Để làm người trong phế thải đất xình



Những em bé đánh giầy ngồi chờ đợi
Bụi đường đời làm bạc trắng tóc tai
Người qua lại vẫn vô tư bước vội
Xi giầy đen làm xẩm tối tương lai



Tôi đã thấy các em buôn vé số
Bữa đói no trong cuộc sống âm thầm
Bán hy vọng cho bao người cùng khổ
Khi đêm về, chiếc chiếu nhỏ che thân


Em đang sống trong “Thiên Đường Cộng Sản”
Trong “tự do”, “hạnh phúc”, “sự bình yên”
“Xã hội mới” mọi người đều bình đẳng
Em ăn no trong bức ảnh tuyên truyền


Đêm dần xuống bóng dáng người lác đác
Chim gọi bầy về tổ xoải cánh bay
Một đứa bé mồ côi nhìn ngơ ngác
Tôi mỉm cười, dấu đôi mắt se cay.




Trần Mộng Phan Thanh
danlambaovn.blogspot.com

_______________________________________

(*) Năm 1992, một cô gái họa sỹ trẻ, người Thụy Sỹ (Swiss), 20 tuổi tên là Aline Rebeaud, trong lần du lịch ở VN, một buổi tối cô thấy một em bé mồ côi, bênh hoạn ngồi bơ vơ bên cạnh một đống rác, cô đã dẫn nó đi ăn, vì không nói được tiếng Việt nên phải ra dấu với nó. Hôm sau cô dẫn bé tới sở nội vụ để biết cơ quan nào có thể giúp em, nhưng họ cứ chỉ vòng quanh hết cơ quan này tới cơ quan kia, cuối cùng chẳng ai nhận giúp cả, các viện mồ côi cũng từ chối vì chỉ nhận những em nhỏ mà thôi, nên cô đã đem em về chăm sóc, nuôi nấng, sau đó cô lại gặp một em bé mồ côi khác bị bệnh nặng, cô đem em tới bệnh viện chữa trị, nhưng bệnh viện chỉ chữa em nếu cô ở lại bệnh viện trông nom nó và cô đã ở lại 3 tháng để chăm nuôi.

Các bác sỹ muốn đặt tên Việt cho cô nhưng không biết đặt tên gì, nhìn lên thấy tấm bảng đề “Bệnh viện trị bệnh tim mạch” và đã đặt cho cô tên Tim.

Sau đó cô Tim quyết định ở lại VN, hiến tuổi thanh xuân của mình để giúp đỡ những trẻ em mồ côi, xấu số, lúc đầu cô giúp được 5, 10 đứa trẻ mồ côi, cô vẽ tranh, triển lãm và bán tranh để nuôi các em.

Thời gian đầu, khi Tim quyết định ở lại Việt Nam, cả nhà ai cũng lo cho cô. Mẹ và em trai Tim sang Việt Nam định động viên Tim về nước nhưng lại không nỡ bắt cô xa bọn trẻ. Vậy là thay vì đi “vận động” chị gái về nước, em trai của Tim đã ở lại Việt Nam giúp chị suốt một năm sau đó mới trở về Thụy Sĩ tiếp tục học tập.

Cô đã xin phép và mở “Maison Chance” (Căn nhà may mắn) ở Sài Gòn cho các em ở. Mỗi ngày trẻ em mồ côi thêm nhiều, cô cũng đi thăm những người khuyết tật nặng, vì lệ phí bệnh viện qúa cao nên đã bị gia đình bỏ rơi, cô đã gom về nuôi, cô đã nuôi khoảng 50 người và bây giờ đã đến 150 người, không đủ tiền nên cô đã vận động gia đình, bạn bè ở Thụy Sỹ, Bỉ, Mỹ, các ân nhân gửi tiền đến giúp và cô đã cố gắng học tiếng Việt.

Cảm phục trước nghĩa cử cao đẹp của Tim, một số người đã chung tay gánh vác công việc từ thiện với chị. Chị Trương Thị Kim Chi là cô giáo Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang, trước xin về dạy ở Nhà Bè, nhưng khi biết tin cô Tim cần cô giáo chị đã tìm đến tình nguyện dạy cho các cháu.

Sau đó cô Tim mở lớp dậy học và dậy nghề cho các em mồ côi và những người tàn tật để sau này các em có thể tự sống được vì lúc đó các em không có giấy tờ nên không thể đăng ký xin học ở đâu được.

Hơn 20 năm đã trôi qua, cô Tim đã giúp đỡ và nuôi nhiều thế hệ trẻ em mồ côi, tàn tật, những đứa trẻ khuyết tật hay mồ côi mà cô Tim mang về nuôi đều gọi cô bằng mẹ, dù cô chưa hề lập gia đình. và bây giờ cô đã trở thành… Mẹ Viêt Nam !

Cô Tim

Mẹ Việt Nam ơi con đã về đây

Mẹ ơi con đã về đây
Con về đây để tiếp tay đồng bào
Con về đào lại chiến hào
Đòi lại Bản Giốc thác cao rừng già
Con về lấy lại Hoàng Sa
Con về đòi lại thây ma dân chài
Con về dựng lại pháo đài
Con về chẳng ngại đường dài, núi, sông
Con xin lại súng thần công
Con xin lưỡi kiếm Quang Trung năm nào
Con về lòng những tự hào
Trường Sơn hùng vĩ, gío gào, rừng thiêng
Con về lấy lại Tây Nguyên
Con về với những lời nguyền bấy lâu
Con về đối mặt giặc Tầu
Con về lòng những hằn sâu mối thù
Con về trời đã sang thu
Bao nhiêu lá rụng, xác thù bấy nhiêu
Con về phố xá tiêu điều
Nhìn trên quê mẹ phố Tầu tràn lan
Con về đòi Ải Nam Quan
Con về lấy lại phố làng, đảo xa
Con về dậy sóng Gạc Ma
Con về giữ đất ông cha bao đời
Con về dưới ánh sao trời
Con về đây để đáp lời núi sông
Con về đây trước rạng đông
Con về đây uống nước sông Bạch Đằng
Con về mở hội Hoa Đăng
Con về treo cổ từng thằng Việt Gian!


Trần Mộng Phan Thanh

_________________________________________



...Thời gian nhận bài xúc tiến từ bây giờ và sẽ tiếp tục chọn đăng trên diễn đàn Danlambao cho đến hết ngày 28/4/2015. Đóng góp tác phẩm dự thi xin gởi về: Congsanvatoi@gmail.com. Để biết thêm chi tiết, xin đọc: 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo