Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (bài 6) - Dân Làm Báo

Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (bài 6)


“Phó tướng Phù Tang” trong mặt trận Đông Hải

“Nước xa không cứu được lửa gần” và để “cứu hỏa từ xa” Nhật Bản đã đi một nước cờ cao và hữu hiệu trong tình hình sôi động ở Châu Á-Thái Bình Dương mà tâm bão là biển Đông. Cái nhìn xa hơn của Tokyo là để yên bình cho vùng biển Hoa Đông mà tâm điểm là Senkaku/Điếu Ngư, nơi mà theo Tokyo là một phần thịt da của tổ quốc không thể tách rời. Để khẳng định ý chí này, năm 2012 chính phủ Nhật đã tiến hành mua lại của tư nhân một số đảo trong nhóm đảo Senkaku. Và rằng giải quyết tình thế (cuộc chiến) để có lợi cho quốc gia mà chiến trường càng xa tổ quốc càng là thượng sách.

Để chuẩn bị cho kế sách này, từ năm 2012 đảng Dân Chủ Tự Do Nhật Bản, Nghị viện Nhật Bản đã có dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1947. Vấn đề sửa đổi Hiến Pháp 1947 đã được chính giới Nhật quan tâm và đề xuất từ lâu nhất là đến 2005 thời Thủ tướng Koizumi với chủ trương cải cách mạnh mẽ. Song mãi đến khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền và tiếp tục với ý tưởng trên của vị Thủ tướng tiền nhiệm và dự thảo sửa đổi HP 1947 đã được chính phủ Nhật Bản thông qua. Điều 9 Hiến pháp được sửa đổi và cho phép quân đội Nhật được quyền tham chiến ở nước ngoài nhằm giữ gìn hòa bình và tham gia vào phòng vệ tập thể với Mỹ. Cũng trong dự thảo này “Bộ Quốc Phòng” được thành lập để thay thế cho “cục phòng vệ”. Lực lượng phòng vệ trở thành “Quân Đội”. Dư thảo sửa đổi Hiến Pháp Nhật được sự đồng tình ủng hộ của chính giới và mấy đời thủ tướng như cựu Thủ tướng Yasuhiro Nakasone đã 96 tuổi cũng được dìu lên phát biểu trong cuộc họp hàng năm về cải cách Hiến Pháp của Nhật Bản tại Tokyo, thứ 6 ngày 1.5.2015 vừa qua. 

Với những bước đi ban đầu như vậy đã chứng minh rõ ràng Nhật Bản đã sẵn sàng cho Đông Hải trận nhằm đề phòng và cứu hỏa từ xa... với vai trò “Phó Tướng”. 

Tham gia tập trận ở Biển Đông

Hoa Kỳ và Philippines trong nhiều năm qua đã có những cuộc tập trận chung quy mô. Giới chức quân sự Philippines và Hoa Kỳ cho biết cuộc tập này là tập trận thường niên mang tên Hợp Tác Sẵn Sàng và Huấn Luyện Trên Biển, gọi tắt là CARAT, nhắm vào mục đích tăng cường khả năng hoạt động chung giữa binh sĩ hải quân hai nước. Cuộc tập trân lần này được diễn ra ngoài khơi đảo Palawan của Philippines, một vị trí có tầm chiến lược ở biển Đông. Đặc biệt trong sự tham gia tập trận ngoài máy bay giám sát P-3 Orion, đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ gửi tàu tuần duyên USS Fort Worth và tầu cứu hộ USNS Safeguard tham gia, hoạt động chung với 2 khu trục hạm của Philippines. 

Điều đã khiến cho chính giới quan tâm, nhất là sự phản đối của Trung cộng là sau khi kết thúc cuộc tập trận với Mỹ, hải quân Philippines tiếp tục có cuộc tập trận chung với lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Trong cuộc tập trận này Nhật Bản đưa sĩ quan cùng các máy bay thám thính và máy bay chống tàu ngầm, địa điểm cũng ngoài khơi đảo Palawan. 

Qua sự kiện trên chứng minh cho chúng ta thấy Philippines được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hai cường quốc mà nhất là Mỹ với hiệp ước phòng thủ được ký kết năm 1951. Lần này có Nhật tham gia thì rõ ràng cường độ áp suất biển Đông không hề thuyên giảm mà sóng càng dữ dội hơn. Với sự kiện Nhật Bản tham gia tập trận Mỹ-Phi-Nhật đã khiến cho Trung cộng thêm phần phẫn nộ. Tân Hoa Xã chỉ trích Nhật Bản đã chen vào việc của nước khác mà nơi đó không có quyền lợi và nghĩa vụ của Nhật. Hơn thế nữa THX cũng lên án là Nhật Bản đã khuấy động biển Đông vốn đã căng thẳng lại càng trầm trọng hơn. Cũng trong thời gian này cả Mỹ và Nhật Bản đều cực lực phản đối, lên án hành động cưỡng chiếm, bồi đắp, đồng thời xây dựng các đường băng, các cơ sở quân sự trái phép trên một số đảo nhân tạo ở biển đông mà Trung cộng đang tranh chấp với Philippines, Việt Nam và các nước khác trong vùng. 

Từ nước Nhật, chính giới thể hiện sự ủng hộ lập trường của chính phủ, ông Narushige Michishita, một chuyên gia về quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia ở Tokyo, nói rằng trong tương lai, “chúng ta sẽ chứng kiến Nhật Bản tham gia các phi vụ trinh sát trện Biển Đông, cùng hợp tác với Hoa Kỳ, Australia, Philippines và các nước khác”. 

Từ Châu Âu, theo Corey Wallace, nhà phân tích an ninh thuộc Đại Học Freie ở Berlin, Đức cho rằng Nhật Bản đã sẵn sàng về cơ chế pháp lý và quân sự để tham gia trực tiếp vào tình hình Biển Đông trong thời gian gần nhất. 

Từ giới quân sự Hoa Kỳ,  Đô Đốc Harry Harris tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương trong chuyến thăm Tokyo đã hoan nghênh chính phủ Nhật Bản tích cực tiếp nhận vai trò to lớn hơn trong khối đồng minh Hoa Kỳ-Úc-Nhật-Philippines... để đối kháng lại tham vọng độc chiếm Biển Đông và tiến tới khuynh loát Thái Bình Dương của Trung cộng. 

Từ Đại Lục, Ông David Tsui một chuyên gia quân sự Đại Học Trung Sơn-Quảng Châu nhận định rằng hiện các máy bay J-15 và J-11 mà Tc dùng để bảo vệ các hòn đảo mới bồi đắp trên biển Đông không thể so sánh và không là đối thủ với các máy bay F-22, F-35 của Hoa Kỳ. Và rằng Trung cộng biết rõ một khi họ dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thì Hoa Kỳ và các đồng minh không thể ngồi yên mà không nhúng tay. Nhìn chung tương quan lực lượng khoa học kỷ thuật quân sự, khí tài, vũ khí... thì ta đã có cái nhìn khái quát về chung cuộc. 

Tuy nhiên “ Con đường tơ lụa trên biển” và “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình không dừng lại mà lao về phía trước một cách điên cuồng như một bầy thiêu thân lao vào ánh sáng “Cờ Hoa”. 

(Còn tiếp...)

Ngày 13. 7. 2015





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo