Thủ Tướng Úc Tony Abbott đáp phi cơ trực thăng xuống soái hạm USS Blue Ridge của hạm đội 7 trong thời gian ghé thăm Sydney trước khi tham gia chiến dịch tập trận đại qui mô tại Bắc Úc kéo dài hai tuần lễ từ 07/07/2015
RT news * Nguyễn Hùng (Danlambao) chuyển ngữ - Mỹ và Úc đang khởi đầu chương trình tập trận chung thường kỳ hai năm một lần vào ngày chủ nhật, với Nhật Bản lần đầu tiên tham gia. Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tranh chấp trong khu vực Biển Đông.
Các cuộc tập trận với biệt danh 'Talisman Saber' sẽ kéo dài hai tuần, với 30.000 quân Mỹ và Úc tham gia.
Cũng sẽ có 40 sĩ quan và binh lính Nhật Bản tham gia, cùng với 500 binh sĩ từ New Zealand. Các buổi diễn tập được diễn ra ở Northern Territory và Queensland.
Theo kế hoạch, những cuộc tập trận được tổ chức cả trên biển, trên không và trên đất liền.
"Đó là một liên minh rất, rất quan trọng", Thủ tướng Tony Abbott cho biết khi đề cập đến mối quan hệ Úc-Mỹ. "Đó là một mối quan hệ rất quan trọng và ngay bây giờ chúng ta đang phải đối mặt với thách thức khá lớn ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông."
Một khu trục hạm của Mỹ tham gia cuộc tập trân hải lục không quân
Các lần diễn tập của chiến dịch “Talisman Saber” thực hiện bởi quân lực Úc và Mỹ tại ít nhất sáu địa điểm nằm trong vùng Bắc và trung tâm của nước Úc. Đây là lần tập trận thứ sáu được hai nước thực hiện tính từ năm 2005.
Úc đã bàn thảo về việc mở rộng quan hệ quân sự với Nhật Bản trong vài năm qua. Mùa hè năm ngoái, Abbott mô tả Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe là "một người bạn rất, rất gần gũi" trong chuyến thăm chính thức Canberra của ông.
Các cuộc tập trận quân sự đang diễn ra trong bối cảnh ngày càng tăng căng thẳng trong khu vực Biển Đông Thái Bình Dương, với việc Trung cộng muốn gia tăng khả năng quân sự của mình.
Hôm thứ Ba, Bắc Kinh công bố một sách lược quốc phòng mới được thiết kế để cải thiện khả năng của hải quân của nước này. Phương hướng mới là sẽ chuyển từ "phòng thủ không phận" sang cả hai mục tiêu "phòng thủ và tấn công." Trung cộng cũng tố cáo ngược các nước láng giềng, cho rằng các nước trong vùng có "hành động khiêu khích" tại các "rạn san hô và hải đảo” của Trung cộng.
Làm cho quan hệ căng thẳng hơn với các nước là các tranh chấp ngày càng tăng với Bắc Kinh về một nhóm đảo nhỏ tại Biển Đông. Trong khi Tàu tuyên bố chủ quyền hầu hết các vùng biển Đông; Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng đòi chủ quyền của họ trên khu vực giàu tài nguyên này.
Mối quan tâm sâu sắc của ba quốc gia tham gia cuộc tập trận lần này là họ cùng chia sẻ rằng Tàu có thể áp đặt các hạn chế không lưu và hải lưu trong khu vực quần đảo Trường Sa, một khi họ hoàn thành xây dựng bảy hòn đảo nhân tạo trên những rặn san hô họ chiêm đóng (từ Việt Nam).
Trong khi đó, Bắc Kinh cho rằng họ có toàn quyền để thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” nếu cần thiết.
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo thường kỳ rằng liệu Bắc Kinh lo ngại cuộc tập trận “Talisman Saber”, và dường như nó nhằm vào Trung cộng? Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh nói rằng bà "không lo lắng."
"Chúng tôi tin rằng tất cả các nước liên quan nên đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng để tăng cường tin cậy lẫn nhau và hợp tác giữa các nước trong khu vực", Reuters dẫn lời nói của bà ấy.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng Mỹ và các đồng minh của Mỹ đang nhìn soi mói vào Trung cộng. "Có tin rất đáng tin cậy được truyền ra ngoài rằng ở mọi cấp độ - từ thiết bị đến chuyên môn về kỹ thuật và hợp tác về chiến lược - đồng minh chính của Mỹ và Mỹ đang làm việc rất chặt chẽ với nhau phần lớn là để nằm vững các ý đồ đen tối của Trung cộng", một chuyên gia về Trung cộng tại Đại học Sydney, John Lee , nói với AFP.
*
Nhật Bản tham gia cuộc tập trận quân sự Mỹ-Úc lần đầu tiên trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực Biển Đông, Thái Bình Dương
Theguardian * Nguyễn Hùng (Danlambao) chuyển ngữ - Quân đội Nhật Bản lần đầu tiên sẽ tham gia vào một cuộc tập trận quân sự Mỹ-Úc vào tháng Bảy, trong khi Washington mong tăng cường liên kết giữa các đồng minh của mình khi đối mặt với một Trung cộng ngày càng ngang ngược.
Lực lượng tự vệ Nhật Bản - đội quân chính của Nhật - sẽ gửi 40 sĩ quan tham gia chiến dịch tập trân quân sự đại qui mô mang bí danh “Talisman Sabre”, được thực hiện mỗi hai năm một lần, bắt đầu vào ngày 07 Tháng Bảy, trong đó sẽ bao gồm khoảng 27.000 binh sĩ kể cả nam giới và phụ nữ, một phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản cho biết.
"Chúng tôi sẽ tham gia tập trận chung với hải quân Mỹ, chứ không phải là hoạt động trực tiếp với quân đội Úc," ông nói.
"Nhưng sự tham gia của chúng tôi được coi là một phần của những nỗ lực" để tăng cường quan hệ quốc phòng giữa Nhật Bản và Australia.
Cuộc tập trận, ở hai nơi gần Rockhampton và Darwin, được dự định "để cải thiện chuyên môn chiến thuật trong hoạt động chiến đấu và tăng cường khả năng tương tác Nhật-Mỹ".
Tin tức về sự tham gia của Nhật Bản được đưa ra khi căng thẳng vẫn còn cao trong khu vực Biển Đông, với những lời chỉ trích ngày càng tăng về hành vi của Trung cộng ở Biển Đông, nơi mà họ đã tăng tốc độ xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp.
Các tàu chiến Mỹ đang xem xét việc gửi và máy bay giám sát trong vòng 12 hải lý - vùng lãnh thổ thông thường trên đất tự nhiên - các rạn san hô bị Trung cộng bồi lấn.
Việc triển khai như vậy có thể dẫn đến sự đối đầu và tạo nên căng thẳng trên vùng biển có các tuyến đường biển toàn cầu quan trọng.
Bắc Kinh xem gần như toàn bộ Biển Đông là của họ, và hình ảnh vệ tinh cho thấy họ đang nhanh chóng xây dựng một đường băng trên một hòn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa, nơi mà trong số các nước trong vùng cũng tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần gồn nước đồng minh của Mỹ là Philippines, và Việt Nam,
Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ riêng biệt với Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát, có tên Tàu là Diaoyus, ở Biển Đông Trung Quốc.
Washington và Tokyo đã làm việc để củng cố quan hệ an ninh với các nước có cùng chí hướng khác trong khu vực.
Trong tháng 7 năm 2014 của Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tổ chức cuộc tập trận kéo dài một tuần tại Thái Bình Dương.
Được biết đến như chiến dịch tập trân Malabar, một sự kiện quân sự hàng năm của Ấn Độ và Mỹ, nhưng lực lượng hải quân của Nhật Bản tham gia lần này là lần thứ ba kể từ năm 2007.
8/07/2015