Văn Hóa Giáo Dục và cuộc Canh Tân Việt Nam - Dân Làm Báo

Văn Hóa Giáo Dục và cuộc Canh Tân Việt Nam

Những “thiên thần” mất cuộc sống (Phần kết)

Bảo Giang (Danlambao) - "...Đã đến lúc không thể chần chờ gì thêm nữa. Muốn thực hiện việc cải cách, canh tân trong văn hóa giáo dục để bảo vệ con cái chúng ta khỏi biến dạng thành những kẻ côn đồ, không nhân tính, chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất để đi. Tất cả cùng đứng lên, ra khỏi nhà, nắm chặt lấy bàn tay của người lối xóm, cùng lên đường thành Phong Trào đòi buộc nhà nước phải Miễn, Giảm Học Phí cho học sinh, sinh viên. Yêu cầu chấm dứt việc xây các “tượng đứng đái” mang tên bất cứ kẻ nào, bởi nó sẽ bị đạp đổ sau này nếu nó không thuộc về lịch sử dân tộc và phải dùng ngân qũy đó cho giáo dục học đường, xây cầu, làm đường cho con em đến trường. Đòi đến khi nào thành công mới thôi."

*

VI. Chấm dứt độc quyền giáo dục.

1. Các cơ sở học đường tại miền Nam trước 30-4-1975

Ai cũng cho rằng, miền Nam Việt Nam có được một nền giáo dục phong phú, đạt tiêu chuẩn Quốc Tế là vì, ở đó, chính phủ đã hòa đồng với cuộc sống khốn cùng của người dân. Chính phủ đã thực sự cùng đi trong khát vọng phát triển đất nước của dân tộc. Đã mở ra rất nhiều trường học tại các địa phương, và đã hết lòng hỗ trợ cho các học sinh có cơ hội đến trường miễn phí. Hơn thế, sau khi đưa ra một chính sách giáo dục nhân bản, nhằm thăng tiến đời sống con người và xã hội về mọi mặt. Chính phủ đã trực tiếp hỗ trợ và kêu gọi các tôn giáo, và tư nhân, cùng tiếp tay với chính phủ để khai triển nền giáo dục nhân bản để phục vụ đời sống dân sinh và xã hội. 

a. Về cơ sở, khu vực tư.

- Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare" bà Maguerite Higgins cho biết: "có 1275 ngôi chùa mới được xây cất, và có 1295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Ngô Đình Diệm (Đệ Nhất Cộng Hòa)".

- Theo hai ông Đoàn Thêm và Mai Thọ Truyền thì "trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2206 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất”.

- Về các cơ sở văn hóa, trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Phật Giáo chưa mở trường học. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời. Cho đến năm 1970, hệ thống trường Bồ Đề trên toàn miền nam có 137 trường gồm có 65 trường Trung Học Với tổng số học sinh trên dưới 60,000. “Hầu như tất cả các trường này đều được chính phủ hỗ trợ và xây dựng trước ngày 1-11-1963. Chỉ có một số nhỏ được xây dựng sau ngày này” (Đỗ Mậu)

- Thời Đệ Nhất Cộng Hòa niên khóa 1960 có 1,514620 học sinh Tiểu và Trung học. Tăng 200% so với niên học 1955, lúc mới thu hồi Độc Lập từ tay Pháp.(Wikipedia) 

- Thập niên 1970 -71 có trên 1000 trường Trung, Tiểu học tư thục trên toàn quốc. Trong đó có quá một nửa là hệ thống các trường trung tiểu học Công Giáo và có 137 trường trung tiểu học mang tên Bồ Đề. Đến năm 1974 có trên 1.2 học sinh miền Nam thụ huấn trong hệ thống trường tư thục. 

* Về các trường đại học được ghi nhận như sau: Viện Đại học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957, thuộc Giáo hội Công giáo đã có 26.551 người tốt nghiệp về chuyên môn như ngành Chính Trị kinh doanh, Khoa học, Sư phạm. 

- Viện Đại học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên. 

- Viện Đại học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.

- Viện Đại học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.

- Viện Đại học Cao Đài: Thành lập năm 1971 ở Tây Ninh. Viện Đại học này trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh.

- Viện Đại học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn. Viện Đại học này do Giáo hội Công giáo điều hành (wikepedia)

b. Các cơ sở khu vực công

Ở khu vực công. Vào niên khóa 1955 trên toàn miền Nam có 8191 lớp học với 800,465 học sinh tiểu học, và 890 lớp học cho bậc trung học vời con số học sinh khá khiêm tốn là 51465. Đến niên học 1970 khu vực công có 44104 lớp tiểu học với 2,556,000 học sinh và 9069 lớp học bậc trung học với 632,000 học sinh trên toàn quốc (wikipedia) tất cả đều không thu học phí. “Vào năm học 1973-1974, con số được tổng kết bao gồm cả hai lãnh vực tư và công có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh Trung học, và 101.454 sinh viên Đại học (không bao gồm Quốc Gia Hành Chánh và các trường đại học cộng đồng). Số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số.”(Nhìn lại nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa)

Riêng về cấp đại học, các cơ sở công gồm có: Viện đại học Sài Gòn, Viện đại học Huế, Viện Đại Học Cần Thơ, Viện Đại Học bách Khoa thủ Đức. Ngoài ra còn có Học viện Quốc Gia Hành Chánh. Học Viện Quốc Gia Nông Lâm, Nghiệp. Tất cả đều không phải đóng học phí. Tổng số sinh viên trên toàn quốc được ghi nhận vào niên khóa 1974-75 là 176,475. Họ có đầy đủ các cơ sở học hành và nghiên cứu trên tổng dân số ước tính là 19 triệu người (wikipedia). Đây là con số khá cao xo với thời chiến khi thanh niên phải lên đường tòng chinh và chỉ được tiếp tục ở lại học đại học theo tiêu chuẩn 18+1. Nghĩa là 18 tuổi phải vào đại học và mỗi năm được cộng thêm một tuổi. Sau mỗi kỳ thi lại có nhiều sinh viên phải nhập ngũ (sỹ quan trừ bị) vì không còn đủ điều kiện 18+1 (1972)

“Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), tuy nhiên, nền Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển” (Nhìn lại giáo dục VNCH)

2. Các cơ sở giáo dục theo sách lược ngu dân của Việt cộng sau 30-4-1975

Với con số vào khoảng 1,4 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học niên khóa 1975, không kể đại học, cho thấy, khu vực tư đã đóng góp rất nhiều trong việc đạt mục đích của nền giáo dục cao quý, tốt đẹp, tinh hoa của miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau ngày 20-7-1954 tại miền Bắc và sau ngày 30-4-1975 tất cả các cơ sở giáo dục của tôn giáo và tư nhân bao gồm 1087 trường tư và hệ thống trường công lập, từ tiểu học, trung học đến các viện đại học công, tư đều bị cộng sản dùng búa để sang đoạt, chiếm hữu và đặt cho những ngôi trường này những cái tên như ma quỷ. Sau đó, CS thiết lập hệ thống giáo dục bá đạo theo chủ nghĩa tam vô, và áp đặt sách lược ngu dân trên phần đất Việt Nam. 

Từ đây CS giữ độc quyền về giáo dục. Để biểu lộ việc thi hành sách lược ngu dân một cách tuyệt đối, Việt Cộng đã lấy những cái tên như Lê văn Láo (Tám), Nguyễn văn Trỗi, Võ thị Sáu… cùng nhiều cái tên có nợ máu với nhân dân Việt Nam khác như Hồ chí Minh, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Lê Duẩn, Nguyễn văn Linh, Nguyễn lương Bằng, Tôn đức Thắng… và có thể sẽ là Đỗ Mười, Lê đức Anh… để đặt tên cho các trường trung tiểu học tại Việt Nam. Việt Nam được gì từ hệ thống giáo dục bần cùng này?

a. Hệ thống trường mang tên những kẻ có nợ máu với nhân dân:

Với những cái tên trường mang tên Hồ chí Minh, kẻ được xếp vào hàng đồ tể, đứng thứ 7 trên thế giới chỉ sau Lênin, Hitler, Mao,… đến Lê Duẩn, kẻ chủ trương “đánh chiếm, giết dân miền Nam là đánh cho Trung Quốc”. Phạm văn Đồng với công hàm bán nước 1958 và Trường Chinh với lời kêu gọi người Việt Nam hãy “bỏ học chữ Quốc Ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được làm chư hầu cho Trung Cộng”, đã đem lại hay đạt được những thành quả nào? 

Trả lời, nó tạo ra lớp quan cán cộng từ cao nhất như Hồ chí Minh đến chủ tịch nước, thủ tướng, nội các, tổ quốc hội, xuống hàng tỉnh, huyện, dân phường, dân phố, xã thôn, cũng như hệ thống đảng cộng, không một kẻ nào không thạo nghề buôn dân bán nước. Không một kẻ nào không rành nghề chặt chém, bòn rút, khoét đục của công cũng như tư. Không một kẻ nào không tàn độc, gian trá, lừa đảo. "Hiện tại, không có ai sống bằng đồng lương thật, kể cả người lao động bình thường cho đến những quan chức ở cấp bậc cao nhất…" (Dương Trung Quốc, ĐBQH, báo Dân Trí).

b. Với các trường trung tiểu học mang tên Lê văn Láo (Tám) ra sao?

Trước tiên, tôi gọi nó là trường Lê văn Láo thay vì Lê văn Tám. Lý do, cái tên Lê văn Tám chỉ là một cái tên giả tưởng ngụy tạo, được dựng nên, vẽ ra hay hư cấu từ chuyện kho xăng Nhà Bè trong thời Pháp bị bốc cháy để lừa bịp trong chiến tranh tuyên truyền. Không hề có một nhân vật nào trong sự kiện. Theo đó, câu chuyện này dùng trong chốn rác rưởi, tuyên truyền đã là một điều đáng kinh tởm, nói chi đến dùng nó trong hệ thống giáo dục, nên tôi phải gọi nó là trường Lê văn Láo.

Nhắc lại, cho đến nay, lý do nào khiến cái kho xăng Nhà Bè bị bốc cháy? Vì bị phá hoại, vì bất cẩn, không có bất cứ nguồn tin chính thức nào được xác nhận. Tuy nhiên, Trần huy Liệu, bộ trưởng tuyên truyền bịp của Việt cộng đã nhân vụ cháy này mà hư cấu ra một thanh thiếu niên tên Lê văn Tám để làm tuyên truyền, láo lếu vẽ ra gương anh hùng, dũng cảm cho Việt cộng noi theo (giống như trường hợp Hồ chí Minh). Như thế, bản chất của nó là láo, là gian trá, là không có giá trị. Một cái tên đã không có thật, không có giá trị thì việc gì phải tôn trọng. Theo đó, tôi gọi đó là trường Lê văn Láo, hay Hồ chí Láo nghe ra còn trung thực hơn cái tên Lê văn Tám của Trần huy Liệu rất nhiều. Bởi lẽ, tôi đã xác nhận nó là láo! Đã Láo thì không thể tồn tại. Và đây là bằng chứng rất láo do Liệu hư cấu và được Việt cộng Phan huy Lê ghi lại như sau:

“GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại. Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu … Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng. Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường… kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình”. Về câu chuyện Lê Văn Tám, Phan Huy Lê viết lại theo lời dặn của Trần Huy Liệu như sau: "Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị cháy vào khoảng tháng 10 – 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên, (tạo ra, hư cấu) câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét”.

“Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS Trần huy Liệu đã tự trách là vì thiếu cân nhắc (ngu dốt) về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý" (Phan huy Lê). Tôi cũng không đánh giá điều Phan huy Lê viết là đáng tin cậy hơn. Bởi y cũng là một Việt cộng. Tuy nhiên, trong hai điều dối trá, ta có thể chọn điều nghe ra có lý và bớt dối trá hơn. Người bị đốt cháy như ngọn lửa thì không thể chạy thêm được mấy bước! Điều đó xác định Trần huy Liệu là hư cấu, là dựng chuyện. 

Sự dối trá của Trần huy Liệu như thế vẫn chưa kinh vì nó ở trong thời chiến và cần tuyên truyền lừa bịp. Nhưng với đoạn trích sau cho thấy cái chủ đích gian trá của nền giáo dục CS ra sao. "Cập nhật lúc 17:47 20/11/2014 KTĐT - Hôm nay (20/11), thầy trò Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng) vinh dự đón Bằng công nhận Trường chuẩn Quốc gia mức độ I của UBND/ TP Hà Nội và Bằng khen của Bộ GD&ĐT.” Không biết nó đạt điểm chuẩn về cái gì? Gian trá, láo lếu, độc ác hay tất cả những thứ đó cộng lại để được nhận bằng tuyên công?

Có thể nhiều người không trách Trần Huy Liệu hư cấu ra câu chuyện Lê văn Tám để làm tuyên truyền, cổ động trong chiến tranh. Nhưng việc chủ trương lấy một cái tên hư cấu gian trá trong tuyên truyền mà đặt cho nhiều trường trung tiểu học tại Việt Nam, để cho học sinh noi gương là một hành động vô ý thức, vô liêm sỉ, nếu như không muốn nói đó là hành động vô giáo dục, là một hành động mang tính gây tội ác. Bởi vì nó đã đem sự láo lếu, gian trá, chà đạp công lý và đầu độc nhiều thế hệ ngay từ lúc trẻ thơ. Nó phải bị lên án và dẹp bỏ tức khắc. Giáo dục không thể là gian trá.

c. Trường mang tên Nguyễn văn Trỗi, Võ thị Sáu… thế nào?

Võ thị Sáu có lẽ cũng không khác câu chuyện của Lê văn Láo là mấy. Phần Nguyễn văn Trỗi, theo Lê diễn Đức, một cựu học sinh từ Hà Nội trong thời chiến tranh cho biết: “Sự dối trá về Nguyễn Văn Trỗi cũng tương tự như "ngọn đuốc sống" Lê Văn Tám trong thời chống Pháp, một nhân vật được Trần Huy Liệu, dựng lên. Trớ trêu thay, cho đến ngày nay, người ta cũng bất chấp dư luận, sống sượng và vô liêm sỉ đến mức vẫn lấy tên Lê Văn Tám để đặt tên cho nhiều trường học và công viên ở Việt Nam. Họ cũng chẳng chỉnh sửa, đính chính những điều không có về hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi”. 

“Trong xã hội miền Bắc, con người sống như bị giam hãm trong "trại súc vật", bị tẩy não, bị thuần hóa, mù tịt thông tin, chỉ biết thế giới bên ngoài qua các phương tiện báo chí truyền thông của đảng. Lúc ấy cũng chưa có Internet, dường như ai ai cũng tin, tin như đinh đóng cột vào cả những điều phi lý hiển nhiên. Một con người nơi pháp trường đã bị trói gập khủy tay làm sao có thể giật mảnh băng đen bịt mắt. Rằng, đã bị súng bắn chết gục sao còn có thể đứng "thẳng dậy" mà hô khẩu hiệu! Nhưng tuyệt nhiên không hề có một sự nghi kị nào!... Nó bị xiên xẹo, bịa đặt, dối trá. Cả một nửa đất nước đã bị lừa gạt thảm hại.". (Nguyễn văn Trỗi, sản phẩm dối trá, Lê diễn Đức)

Thật ra, việc Việt Cộng dùng một cái tên như Hồ chí Minh, Lê văn Tám làm tuyên truyền là quyền của họ, nhưng khi mang nó đặt tên cho những trường học, những cơ sở giáo dục thì nó là một tội ác. Nó là một tội ác, bởi vì: thứ nhất, nó phỉ nhổ, chà đạp nhân bản tính và lòng tự trọng, sự chân thật của dân tộc Việt Nam. Tiền nhân ta nhân dân ta dù từ “một thước kiếm xây nền Độc Lập”, Nhưng ý chí vẫn là “Đem đại Nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân mà thay cường bạo”, Không bao giờ dung túng cho sự ác, cho gian trá. Kế đến, nó chủ trương đầu độc và hủy diệt nhân bản tính và văn hóa của dân tộc Việt Nam bằng những bài giáo khoa kiểu “thực hành kỹ năng” do cán bộ diện hộ lý làm công tác viết sách dạy trẻ như sau: 


Đây là nội dung "Tình huống 2" trong sách “Bài tập thực hành kĩ năng số 4”. Do hai cán bộ Hộ Lý: Lưu Thu Thủy (chủ biên) Trần thị Thái Hà – Đào văn Vi phụ tá, biên soạn. (Không biết em tên Nam mấy tuổi là nam hay nữ?)

Đoạn viết này rõ ràng là một đại họa cho nền văn hóa nói chung, và lòng trong trắng của trẻ thơ nói riêng. Tôi không tìm ra lý do họ đưa đoạn viết này vào sách giáo khoa cho trẻ. Bạn tôi lý giải: “có thể do được học tập, thực hiện từ nhỏ, hoặc đã trực tiếp hướng dẫn nhiều người thực hiện kỹ năng này với bản thân, nên họ truyền kinh nghiệm cho người khác. Ở đây, nó lại phản giáo dục, nó không phải là bài học, vì thực tế chỉ có kẻ lớn hơn dụ dỗ rồi thực hiện hành vi dâm loạn với trẻ em trong lúc vắng mặt những người khác.”! Rồi bạn đọc đã nghe câu chuyện này chưa?

Phóng viên: “Vĩnh Phúc đang chuẩn bị xây dựng trung tâm thể thao, với dự án 5,600 tỷ liệu có khó khăn gì không?"

Chánh văn phòng tỉnh Vĩnh Phúc: “Ai bảo khó khăn? Mày có biết là ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc đứng thứ bao nhiêu cả nước không?”.

Hỡi ôi là giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa! Nó vô đạo, tàn bạo đến thế là cùng. Người ta không thể biện minh cho nó dù lý luận từ chiều chủ quan hay khách quan: Hướng chủ quan thì nó tạo ra càn dở, đần độn, thô bạo và nô lệ. Nó đã không nhìn ra được sự thiếu giáo hóa của chính bản thân, nhưng lại tự cho mình là cao nhất, hay nhất, trên tất cả. Muốn làm gì thì làm, muốn viết gì thì viết, muốn nói gì thì nói. Theo đó, nó không thể ngụy biện đoạn viết trên là “dạy kỹ năng”. Vì thực tế, đó là phản ảnh từ một tình huống “đạo đức bất cập” mà cộng sản theo gương Hồ chí Minh đã cài, cấy vào trong lòng trẻ qua bàn tay của những loại cán bộ bại hoại, vô đạo đức, nhưng thừa kinh nghiệm bản thân để đầu độc học sinh. Nó là một hành vi tội ác, làm băng hoại luân thường đạo lý của xã hội do chính nhà nước cộng sản chủ trương.

Đến khách quan. Lý luận một chiều, nên bản thân không tiếp nhận được trí năng và sự hiểu biết của xã hội. Bản thân không sáng tạo, khô cứng, lệch lạc, bệnh hoạn, không phát triển. Rồi càng lúc càng nhai lại ý tưởng hạ cấp, mất nhân tính nên đặt niềm tin vào bạo lực và quyền lực, rồi tạo ra bất ổn và bạo động từ học đường, hủy hoại nguồn sinh lực của xã hội. Ngày nay, ai cũng thấy trẻ rất bạo động, không có lòng kính trọng và tin tưởng cô thầy. Ở chiều ngược lại, thầy cô ngoài lớp cán bộ “đẳng cấp” sẵn sàng đầu độc trẻ thơ bằng những bài học bại hoại luân lý như Lưu thu Thủy, Trần thị Thái Hà, Đào văn Vi, tuyệt đại đa số còn lại thì rất ích kỷ và mặc kệ … “chúng”, học được gì thì học. Họ không còn mang tâm tình của những “Lương Sư hưng Quốc” vì tương lai đất nước. Phần vì, luôn phải đối diện với lũ cán sự đảng rình rập quanh trường, dẫu muốn, họ cũng không thể bước ra ngoài những cuốn sách do chúng viết ra. Phần vì cuộc sống tất bật lo chén cơm manh áo. 

Kết quả, xã hội phải gánh lấy hậu quả như tai họa trong nền giáo dục của cộng sản. Đến trường thì gặp cán cộng ác độc nhiều hơn thày cô. Về nhà đối diện với cái nghèo khổ cùng cực. Tất cả giống như một thảm họa không thể tránh. Điển hình là chuyện tang thương vừa xảy ra ở Tân Biên, Tây Ninh. Bốn cha con ông Tâm đã cùng bị chết cháy vì cái nghèo khổ và sự đổ vỡ của gia đình. Trong đó có hoàn cảnh “các cháu bé rất ngoan, nhất là bé Quý, năm vừa qua do gia đình không có tiền nên Qúy đã nghỉ học, ở nhà”!

Trước những thảm họa này, muốn thay đổi, muốn cải thiện nền văn hóa giáo dục, muốn canh tân Việt Nam, vào lúc này, một em nhỏ cũng biết là chỉ có một con đường duy nhất. Triệt căn nền văn hóa cộng sản, rồi xây dựng một mô hình Văn Hóa Nhân Bản Dân Tộc nhắm đến hai mục đích: Phát triển đất nước và bảo vệ Công Bằng, Lợi Ích cho xã hội. Việc xây dựng này dựa trên những nguyên tắc sau: 

- Chấm dứt việc đưa chính trị đảng phái vào trường học. Miễn toàn bộ học phí cho các cấp, hay miễn giảm một phần cho sinh viên đại học.

- Chấm dứt độc quyền giáo dục. Phải trả lại các cơ sở, trường học, viện mồ côi mà cộng sản đã cướp đoạt, chiếm hữu của các tôn giáo và từ nhân trước hay sau ngày 30-4-1975 vô điều kiện. Kêu gọi những tổ chức này góp công sức vào việc xây dựng nền giáo dục mới trong tinh thần Nhân Bản Dân Tộc.

- Giáo dục là Tín, Nghĩa. Phải đào tạo thực dụng trong tín nghĩa. Công bằng trong Tín Nghĩa. Tín nghĩa như một tờ giấy phẳng. Nếu nó đã bị vò nát thì không có thể làm cho nó phẳng lại được nữa. Theo đó, phải giữ Tín Nghĩa trong việc bảo đảm, tôn trọng quyền chính trị của người dân. 

Hướng đi là thế, tiếc là trong muôn vàn cái khó của cuộc sống hôm nay, phụ huynh chỉ biết còng lưng đi làm và đóng thuế, còn lại bao nhiêu là lo cho gia đình. Họ không còn nhiều thời giờ để nhìn thấy những biến động của xã hội. Không nhìn thấy việc cộng sản đã thành công trong việc áp đặt nền văn hóa vô đạo tại Việt Nam. Nó đã biến đổi bản tính nhân ái, bao dung, của người dân ta thành độc ác, ghen tuông đố kỵ, đầy lòng thù hận. Tệ hơn, biến đổi rất nhanh bản tính thuần lương của lứa tuổi vừa lên trung học. Để ở đó, thanh thiếu niên tuổi 13-16 đã có đủ những chiêu trò chém giết, ghen tuông, yêu đương và phá thai. Là những câu chuyện làm cho các phụ huynh bàng hoàng, đau xót trong hoảng loạn, khóc gào, không phương cách giải quyết khi nó ập đến. 

Trong khi, cũng làng xóm đó, xúm nhau lại đánh đến chết một tên ăn trộm chó, trộm gà, nhưng khi những tên côn đồ của nhà nước đến đánh đập, thậm chí là hãm hiếp, cướp đất, cướp nhà của người hàng xóm thì lại dửng dưng, khoanh tay đứng nhìn. Nghĩa khí thế nào, tình nghĩa đồng bào còn không? Hai loại trộm cướp này, loại nào chúng ta cần phải tiêu diệt để đem lại yên vui cho xóm làng đây? Bọn ăn trộm chó, trộm gà hay bọn côn đồ cường quyền CS?

Hỏi thế, không phải là để khó cho nhau. Trái lại, đã đến lúc không thể chần chờ gì thêm nữa. Muốn thực hiện việc cải cách, canh tân trong văn hóa giáo dục để bảo vệ con cái chúng ta khỏi biến dạng thành những kẻ côn đồ, không nhân tính, chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất để đi. Tất cả cùng đứng lên, ra khỏi nhà, nắm chặt lấy bàn tay của người lối xóm, cùng lên đường thành Phong Trào đòi buộc nhà nước phải Miễn, Giảm Học Phí cho học sinh, sinh viên. Yêu cầu chấm dứt việc xây các “tượng đứng đái” mang tên bất cứ kẻ nào, bởi nó sẽ bị đạp đổ sau này nếu nó không thuộc về lịch sử dân tộc và phải dùng ngân qũy đó cho giáo dục học đường, xây cầu, làm đường cho con em đến trường. Đòi đến khi nào thành công mới thôi. 

Đây không phải chỉ là bước tiến như ngọn thủy triều dâng để tự cứu nhà, cứu nước và cứu lấy nền Văn Hóa Nhân Bản Dân Tộc. Nhưng còn là phương cách để cải tạo xã hội, khôi phục lại những giá trị truyền thống trong nền văn hóa và luân lý của dân tộc. Là một phương cách hữu hiệu nhất để giảm thiểu con số trẻ bỏ học, giảm thiểu con số "Những thiên thần mất cuộc sống” trong các nghĩa trang hài nhi. Giảm bớt những nỗi lo âu, căng thẳng, hoảng loạn của mỗi gia đình, và giảm bớt thực sự con số “Những thiên thần mất cuộc sống” trong đời thường. Bởi vì, nhờ bước đi của chúng ta, người người, từ trẻ thơ đến tuổi tác đều tìm lại được nguồn an vui, tín nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Mọi người sẽ cảm nhận cuộc sống đáng sống và có ý nghĩa hơn. 

Tóm lại, chỉ còn một phương cách duy nhất. Phải triệt căn nền văn hóa vô đạo của Cộng sản và thay thế bằng nền văn hóa đạo đức, tín nghĩa, nhân bản của dân tộc. Ngoài ra, chẳng còn một phương cách nào khác.

9-2015




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo