Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Theo chân tập đoàn quốc doanh sắt thép Sinosteel rung rinh vỡ nợ vì không trả nổi đúng hạn 135 triệu Mỹ kim tiền lời từ nợ công phiếu là đến tập đoàn quốc doanh sản xuất xi-măng lớn nhất Trung Cộng có tên là Shanshui Cement Group hồi thứ ba tuần qua cũng đành tuyên bố không thể trả nổi 500 triệu Mỹ Kim nợ tiền lời từ nợ công phiếu do chính phủ bán ra. Đây là một vụ default, tức là một vụ thất tín trả nợ lớn nhất trong lịch sử của Trung Cộng.
Việc cả hai đại công ty quốc doanh này, Sinosteel và Shanshui cùng nhau lần lượt vỡ nợ mở màn một giai đoạn vỡ nợ liên tục cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh, vốn được coi là đầu tàu cho nền kinh tế của Trung Cộng.
Thật ra, cho rằng hai tập đoàn quốc doanh này mở màn cho sự sụp đổ của nền kinh tế quốc doanh Trung Cộng là quá lạc quan bởi sự sụp đổ này không phải một sớm một chiều mà có, mà đã được báo trước bằng sự sụp đổ vỡ nợ liên tục của các công ty quốc doanh khác trước cả hai tập đoàn này.
Trước đó, tháng Ba năm 2014, tập đoàn Shanghai Chaori Solar Energy Science & Technology Co. bị default; tháng Giêng năm nay, tập đoàn địa ốc Kaisa Group Holdings Ltd bị default; tháng Tư, tập đoàn sản xuất thiết bị năng lượng Baoding Tianwei Group bị default.
Riêng về Sinosteel và Shanshui đã khánh kiệt về tài chánh trước đó và được Bắc Kinh vung tiền cứu vãn thông qua công khố phiếu. Sinosteel có được 20 tỷ Nhân Dân tệ từ Bắc Kinh do chính phủ bán công phiếu và nay đại công ty quốc doanh này không thể trả nổi tiền lời từ công phiếu chính phủ. Đại công ty Shanshui cũng chung số phận như Sinosteel báo hiệu nền kinh tế quốc doanh chỉ đạo từ trung ương của Trung Cộng đang mỗi lúc mỗi tiến gần hơn đến bờ vực của phá sản.
Riêng về Sinosteel và Shanshui đã khánh kiệt về tài chánh trước đó và được Bắc Kinh vung tiền cứu vãn thông qua công khố phiếu. Sinosteel có được 20 tỷ Nhân Dân tệ từ Bắc Kinh do chính phủ bán công phiếu và nay đại công ty quốc doanh này không thể trả nổi tiền lời từ công phiếu chính phủ. Đại công ty Shanshui cũng chung số phận như Sinosteel báo hiệu nền kinh tế quốc doanh chỉ đạo từ trung ương của Trung Cộng đang mỗi lúc mỗi tiến gần hơn đến bờ vực của phá sản.
Theo nhận định của các nhà kinh tế, Bắc Kinh chưa từng có kinh nghiệm điều hành đất nước khi kinh tế suy thoái nên hành động và tính toán của Bắc Kinh hết sức cưỡng ép, điên rồ và chỉ làm cho tình hình kinh tế thêm tồi tệ.
Lãnh vực sản xuất của đất nước đang bị thu hẹp mà Bắc Kinh cứ tiếp tục đầu tư cưỡng ép vào sản xuất thì tránh sao không khỏi lao xuống hố nhanh hơn dự tính. Khi sản xuất thu hẹp, đầu tư phải nhiều hơn cho các cải cách an sinh xã hội, trong đó có việc gia tăng thu nhập của giới tiêu thụ lao động trong nước, cải thiện giáo dục và hỗ trợ các ngành kinh tế dịch vụ để tạo thêm công ăn việc làm với thu nhập khá hơn so với lãnh vực sản xuất lắp ráp. Có như thế, nhu cầu nội địa sẽ gia tăng đủ sức bù lại nhu cầu xuất khẩu đang bị hạn hẹp, kích thích sản xuất bùng phát trở lại để phục vụ thị trường nội địa.
Đằng này Bắc Kinh lại tiếp tục chèn ép lương bổng lao động làm sức mua nội địa tiếp tục suy giảm, cố cưỡng ép đầu tư sản xuất và tìm đủ cách đẩy mạnh xuất khẩu cũng như gia tăng các đề án xây dựng điên rồ nhằm kích cầu nhưng tạo ra hoang phí cho tài lực đất nước vì những công trình xây dựng chẳng giúp ích gì cho dân sinh và phục hưng kinh tế.
Vào giữa năm 2014, giới tài chánh thế giới đã lên tiếng báo động cho Bắc Kinh nhìn thấy nợ của các tập đoàn kinh tế quốc doanh độc quyền của Trung Cộng chiếm gần 125 % GDP nhưng Bắc Kinh vốn ngoan cố, không chịu sửa đổi sách tài chánh khiến qua năm 2015 thì tình hình càng trở nên tệ hại.
Dựa trên báo cáo của McKinsey Global Institute vào quý Hai năm 2014, thống kê chi tiết nợ nần của Trung Cộng như sau:
Bản thống kê trên cho thấy chính các đại công ty quốc doanh là gánh nặng nợ nần lớn nhất của nền kinh tế Trung Cộng và sẽ kéo cả nước đi xuống hố khủng hoảng vỡ nợ trong nay mai không thể tránh khỏi nếu không nhanh chóng cải tổ hủy bỏ kinh tế quốc doanh. Càng cố chấp duy trì hệ thống kinh tế quốc doanh thì thảm họa đổ vỡ kinh tế càng nặng nề mà thôi.
Tuy nhiên, không thấy có dấu hiệu Bắc Kinh chịu từ bỏ đường lối kinh tế độc tài đảng trị của mình dù biết rõ thảm họa đổ vỡ sẽ xảy ra.
Chủ nghĩa Cộng sản độc tài toàn trị, bất luận là ở quốc gia nào, bất luận là có thực thị kinh tế tư bản hay không thực thi kinh tế tư bản, thì trước hay sau gì cũng đều đem đến thảm họa tan nát cho kinh tế xã hội và môi trường của đất nước mà thôi, không hề có ngoại lệ.
17/11/2015
Nguồn tham khảo: