Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - ...Nguyễn Phú Trọng đã cho thông qua QD 244 QD/TW để bịt đường tiếp tục khóa 12 của Nguyễn Tấn Dũng và mở rộng cho mình con đường là ứng cử viên độc nhất được giới thiệu của BCT khóa 11 cho khóa 12... Những kiến thức mà ông ta thu lượm được, nhờ đồng tiền của toàn dân góp vào đồng lương của ông ta, thì dùng để mưu cầu chức vụ cá nhân, mưu cầu bán nước cho TQ đến cùng. Loại tham nhũng kiểu này đáng phỉ nhổ gấp 100 lần những tham nhũng khác. Loại tham nhũng mua chức vụ để tiện bán nước là những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, đáng để muôn đời phỉ nhổ...
*
Điều lệ ĐCS VN, về quyền ứng cử, đề cử và bầu cử của đảng viên ghi rõ:
"Điều 3
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng."
Như vậy BCH TW có nhiệm vụ đưa ra những qui định làm rõ các quyền ứng cử, đề cử và bầu cử của đảng viên trong sinh hoạt bầu các cấp ủy.
Do Điều lệ ĐCS là văn bản luật cao nhất của ĐCS VN, nên mọi qui định diễn giải, mọi nghị định v.v... phải tuân theo Diều lệ, không được đi ngược với điều lệ.
Ngày 6/9/2014, Nguyễn Phú Trong thay mặt TW khóa 11 ký Quyết định 244/QD TW, qui định qui chế bầu cử trong ĐCS VN.
Trong Quyết định này, Điều 13.3 ghi rõ:
"...Điều 13. Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư
...
3- Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị."
Không rõ QD này có tuân theo trình tự hành chính qui định của ĐCS hay không, nghĩa là phải được thông qua toàn thể BCH TW khóa 11 biểu quyết, đây là hoạt động luật trong nội bộ ĐCS, tôi không quan tâm.
Tuy nhiên đọc Điều 13.3 những người quan tâm đến chính trường VN đều nhận ra ngay: đây là luật hóa ý đồ thâu tóm quyền ứng cử, bầu cử của các thành viên BCT vào tay TBT Nguyễn Phú Trọng. Mục đích của Trọng đã rõ, ông ta bịt quyền ứng cử, đề cử của các thành viên khác trong BCT, ông ta dựa vào vị trí TBT của mình, gây bè kết cánh để thao túng BCT, để duy nhất được đề cử làm TBT, lãnh đạo TW khóa sau.
Ta sẽ chứng minh nhận định này qua xem xét 16 gương mặt của các ủy viên BCT khóa 11.
BCT khóa này gồm có:
1.Trương Tấn Sang;
2. Phùng Quang Thanh;
3. Nguyễn Tấn Dũng;
4. Nguyễn Sinh Hùng;
5. Lê Hồng Anh;
6. Lê Thanh Hải;
7. Tô Huy Rứa;
8. Nguyễn Phú Trọng; Tổng Bí thư
9. Phạm Quang Nghị;
10. Trần Đại Quang;
11. Tòng Thị Phóng;
12. Ngô Văn Dụ;
13. Đinh Thế Huynh;
14. Nguyễn Xuân Phúc;
15. Nguyễn Thiện Nhân (bổ sung từ tháng 05/2013);
16. Nguyễn Thị Kim Ngân (bổ sung từ tháng 05/2013).
Những thành phần 100% trung thành với Trọng là:
1. Phùng Quang Thanh, 2. Tô Huy Rứa, 3. Phạm Quang Nghị, 4. Đinh Thế Huynh.
Những người Trọng có thể mua rẻ, không cần hứa hẹn nhiều là: 1. Nguyễn Sinh Hùng, 2. Lê Thanh Hải.
Những người Trọng buộc phải hứa hẹn chức vụ cao để kéo sang phía mình là: 1. Trần Đại Quang, 2. Nguyễn Xuân Phúc, 3. Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ba người này, nếu Trọng không dùng chức vụ cao mua chuộc, họ sẽ ủng hộ Dũng. Hơn nữa, đây là những người có uy tín trong BCT, nếu không mua chuộc được, họ sẽ không những ủng hộ Dũng mà còn gây hiệu ứng ảnh hưởng những thành viên khác cùng hùa với họ trong việc ủng hộ Dũng.
Sau khi tính toán như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã cho thông qua QD 244 QD/TW để bịt đường tiếp tục khóa 12 của Nguyễn Tấn Dũng và mở rộng cho mình con đường là ứng cử viên độc nhất được giới thiệu của BCT khóa 11 cho khóa 12.
Như vậy một quyết định cần thiết làm rõ ràng về cách tiến hành bầu cử, ứng cử, đề cử, đã biến thành một quyết định hạn chế các quyền này.
Một TBT tự khoe là nắm vững lý luận cộng sản, tự khoe là không tham quyền cố vị, không bè phái lũng đoạn BCT, tự khoe là tổ chức Đại hội 12 có “bài bản” chính là thủ đoạn này... thì là người bè phái nhất, tham quyền cố vị nhất và nguy hiểm hơn, Trọng đã sử dụng lý luận, kiến thức của mình để đi ngược với Điều lệ đảng.
Nguyễn Phú Trọng đã dẫm đạp lên Điều lệ đảng chỉ vì mục đích cá nhân. Điều lệ đảng đã ghi rõ mỗi đảng viên có quyền ứng cử, đề cử thì QD 244 chỉ cho phép một nhúm 9 người trong BCT chà đạp lên quyền ứng cử đề cử của 4 triệu đảng viên khác. Nhóm 9 người này do Trọng bè phái, nhử bổng lộc, dùng chức tước hứa hẹn mà hình thành.
Đây là điều cấm kị của đảng viên. Những đảng viên bình thường luôn được nhắc nhở là không bè phái, luôn phấn đấu cho lý tưởng của đảng. Thế nhưng Lãnh tụ cao nhất của họ là TBT Nguyễn Phú Trọng, sau bao nhiêu năm sinh hoạt đảng, lại là người bỉ ổi nhất, đê tiện nhất, lùa lọc nhất, bè phái nhất.
Những kiến thức mà ông ta thu lượm được, nhờ đồng tiền của toàn dân góp vào đồng lương của ông ta, thì dùng để mưu cầu chức vụ cá nhân, mưu cầu bán nước cho TQ đến cùng.
Loại tham nhũng kiểu này đáng phỉ nhổ gấp 100 lần những tham nhũng khác.
Loại tham nhũng mua chức vụ để tiện bán nước là những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, đáng để muôn đời phỉ nhổ.
QĐ 244 được ban hành từ tháng 9/2014 là 1 QD đi ngược Điều lệ đảng. Đã có bao nhiêu đại biểu đại hội đảng 12 được bầu theo quyết định này?
Đây là QĐ trái với Điều lệ đảng. Nguyễn Phú Trọng đã xây dựng nội dung của QĐ này, phải chịu trách nhiệm với nó.
Bộ phận phụ trách kỷ luật của đảng cần truy tố và bãi nhiễm chức vụ của ông ta ngay trước Đại hội đảng 12.