Cu Tèo (Danlambao) - Theo các vị còm sĩ chuyên gia phân tâm học, sỡ dĩ hôm rồi em mơ thấy Thím Ngân là vì em bị đôi mắt người Sơn Tây, à lộn, đôi mắt người Bến Tre dụ dỗ tuổi bị quá niên. Nhưng lần này mớ gặp lại Thím Ngân, có lẽ là do em cứ mãi thắc mắc không hiểu tại sao thím ấy lại xúi em tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa tới, mà mọi người - nhờ nền Bầu cử Tự do Định hướng XHCN - đã được biết trước Thím Ngân sẽ làm Chủ tịch.
Em đang văn vê vú nheo của Bà Nội thì có ai đó đưa tay khều khều, em mở mắt ra, thấy cái gì như hai quả bưởi dí vào mặt, em cảm giác âm ấm và thơm thơm nước bông Cha-nồ Nâm-bờ Phai (Chanel # 5) Bà Nội hay dùng ngày xưa còn bé. Em dụi mắt ngước lên thì nhận ra Thím Ngân. Em hồ hởi phấn khởi, nghĩ là thím ấy biết em khát sữa nên cho em bú. Em đang hí ha hí hửng nghĩ bụng “phen này quá đã…”, nhưng thay vì vạch vú ra, Thím Ngân vạch miệng ra, nói:
“Cu Tèo nên ra tự ứng cử để góp phần xoay chuyển tình trạng khẩn trương của đất nước…”
Nghe đến mấy chữ “Tình trạng khẩn trương của đất nước”, em cứ nghĩ là tình trạng đất nước đang đi nhanh, chạy mau, thì cần gì phải xoay chuyển.
Em tưởng thế vì sau ngày bị phỏng hai hòn, em được học văn hóa mới XHCN, “Khẩn trương” nghĩa là mau lên, nhanh đi. Ví dụ bữa nào em ăn bắp đỏ hay bo bo là em lảnh ngay hậu quả nghiêm trọng: đi “thăm lăng bác”’ rặn không ra, em liền bị quản giáo thúc, “Anh kia, khẩn trương lên! Bộ tính câu giờ trốn lao động hả?” và tối về ngồi kiểm điểm, quản giáo bắt em hứa lần sau phải khắc phục, bón mấy cũng phải tranh thủ ẻ khẩn trương. Trái lại, trong những ngày Trung Cuốc dọa “dạy cho VN một bài học”, chúng giàn quân sát biên giới rồi tràn sang sát hại đồng bào ta, phá hoại 6 tỉnh biên giới phía Bắc, em chả bao giờ nghe loa đài nhà nước nhắc đến “Khẩn trương”.
Phải công nhận Thím Ngân cực kỳ nhạy cảm: thím hiểu ý em và giải thích ngay:
“Cu Tèo đừng ngạc nhiên, Thím là dân Miền Nam mà. Khẩn trương ở đây là tiếng Việt Nam mình, không phải là “Khẩn trương” của ngoài ấy mang vào, kiểu “Ăn tranh thủ- Ngủ khẩn trương- Học bình thường- Yêu đương là chính”. Hối người ta ngủ cho mau, thúc người ta ẻ cho lẹ, cũng ”khẩn trương” nhặng lên như giặc đến nhà. Nhưng giặc đến nhà, thì cứ nhẩn nha, :Tình hình Biển Đông không có gì lạ”, hay tàu húc chìm ghe thuyền đánh cá của ngư dân ta ngoài Biển Đông rõ ràng là tàu Tàu mà vẫn bị Đảng bắt báo đài gọi tàu lạ…”
Nghe luận điệu phản Cắt Mạng của Thím Ngân, em càng ngạc nhiên hơn. Tự hỏi, “Sao cùng một lò CS, lại phải là CS “đĩ thập thành” mới leo lên được chức Chủ tịch QH mà lại phát biểu kỳ dzậy ta?”.
Em lý đoán có lẽ đây là lần đầu tiên rong đời đi theo Cắt Mạng, Thím Ngân gặp được một tên phản động tỏ ra ngạc nhiên trước những gì mình nói, nên Thím thừa thắng hứng lên, toạc móng heo luôn, nhưng em không biết thật hay giả:
“Thím chán Cắt Mạng lắm rồi Tèo ơi! Dân Bến Tre lầm to! Cũng may không phải dân Bến Tre ai cũng lầm mãi. Điển hình là nhà văn Xuân Vũ sinh ngày 19.3.1930 tại Mỏ Cày, Bến Tre. Tên khai sinh là Bùi Quang Triết, từng học tại trường Collège Mỹ Tho. Đi Kháng chiến chống Pháp năm 1945, tập kết ra Bắc năm 1955, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam (Hà Nội), làm việc tại tuần báo Văn Nghệ, Hà Nội. Sau khi hiểu thế nào là Cộng sản, ông vượt Trường Sơn trở về với Tổ Quốc năm 1968.(1)
“Nói đến vượt Trường Sơn, Thím lại nhớ tới nữ nghệ sĩ Kim Chi của đất Rạch Giá:
“Năm 1954, Nguyễn Thị Kim Chi được đưa đi “tập kết” ra Bắc khi mới 11 tuổi, thân phụ cô đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Khi lớn lên, cô chỉ được nghe những lời “nghệ thuật tuyên truyền” của đảng Cộng Sản. Năm 21 tuổi cùng chồng là nhà quay phim Hồng Sến vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam. Năm 1964, đảng Cộng Sản đưa thêm quân từ Bắc vào, tăng cường độ chiến tranh để chiếm miền Nam nhanh chóng hơn. Một hậu quả là thúc đẩy chính phủ Mỹ phải đưa quân vào cứu chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời gian đó Mỹ vẫn còn lo lắng ngăn cản cuộc bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á. Kim Chi tham dự cuộc chiến mà không biết mình đang đóng vai người một lính tiên phong, mở đường cho đạo “giải phóng quân” của Mao Chủ Tịch chiếm Hoàng Sa và Trường Sa sau này…” (2) và khi hồi tưởng lại 40 năm trước, Kim Chi nói:
“Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, chúng tôi vui thực sự, vui đến phát khóc.” Rồi cô kể tâm trạng ngày nay: “Bây giờ tôi mới thấy đó là niềm vui ngộ nhận. Hóa ra, niềm vui, niềm tin và những hy vọng cứ sáng lên trong tôi suốt thời chiến trường khói lửa ấy là do ‘nghệ thuật tuyên truyền…’’(2)
Nghe Thím Ngân nói đến đây, em “bức xúc” quá nhưng không bứt ra xúc đổ đi được, bèn hỏi thím:
“Thím Ngân sắp làm Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNCC rồi, sao lại nói bạo miệng như vậy?”
Thím Ngân hừm một cái rồi nói:
“Thì Hùng hói đang làm Chủ tịch Quốc hội, cũng Ngày càng bạo miệng (3) đó!”
Mớ đến đây, bỗng dưng Bà Nội đưa tay siết cứng lấy em làm em thức giấc.
__________________________________________
Ghi chú: