Lê Minh Khôi (Danlambao) - Sau khi ngư trị được miền Bắc Hồ Chí Minh lập tức tiến hành cái gọi là “Cải Tạo Công Thương Nghiệp” và tiếp tục chiến dịch “Cải Cách Ruộng Đất” đã phát động từ cuối năm 1953 tại các vùng Cộng Sản kiểm soát như tại Thái Nguyên hoặc một số tỉnh thuộc Liên Khu 4, Liên Khu 5, bao gồm các tỉnh Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quãng Ngãi...
A. Cải tạo công thương nghiệp:
Theo lập luận của chủ nghĩa Mác Lê thì hai giới CÔNG và THƯƠNG nghiệp là bầy lũ ăn bám, làm giàu nhờ bóc lột sức lao động của người khác. Chủ nhân các cơ sở CÔNG NGHIỆP thuê mướn công nhân với một giá rẻ mạt để sản xuất vật dụng hàng hóa rồi bán ra với giá cắt cổ, kiếm lời. Giới THƯƠNG NGHIỆP thì mua đi bán lại, mua rẻ bán đắt, mua một bán mười, đầu cơ tích trữ, thao túng thị trường, ngồi mát ăn bát vàng. Vì thế, muốn có công bằng xã hội thì cần phải dẹp bỏ hai giai cấp này.
Sự thật không giản dị như vậy. Dù mở một cơ xưởng công kỹ nghệ hay một tiệm bán chạp phô nhỏ nhoi trong một xóm làng hẻo lánh người chủ cũng phải lao tâm khổ trí lo tìm vốn, góp vốn, hoặc vay nợ, hoặc cầm thế nhà cửa. Sau đó còn phải cạnh tranh với những hãng xưởng hay các cửa hàng bên cạnh, làm sao cho món hàng của mình tốt hơn và giá bán rẻ hơn. Giỏi, gặp thời thì thành công. Không may, thua lỗ thì tiêu tan cơ nghiệp, táng gia bại sản, đôi khi còn nợ nần chồng chất đến nỗi phải bỏ xứ trốn đi nơi khác, có khi cùng đường phải tự vẫn.
Chính vì có sự cạnh tranh giữa hãng xưởng này và hãng xưởng khác, giữa tiệm buôn này với tiệm buôn khác nên người tiêu dùng, tức là người dân, được hưởng lợi. Phẩm chất hàng hóa tốt hơn, giá cả rẻ hơn. Bây giờ tất cả quy về một mối, chỉ có Cửa Hàng Quốc Doanh Nhà Nước, bán sao phải mua vậy, không bán cho thì chết đói, mà muốn hàng cũng không dễ, phải có sổ hộ khẩu, sổ lương thực, sổ xanh, sổ đỏ.
Sau 1975 những tên hậu duệ kế thừa Hồ Chí Minh cũng đem áp dụng hai chiến dịch Cải Tạo Công Thương Nghiệp và Cải Cách Ruộng Đất tàn ác này vào Miền Nam. Tuy nhiên, nhờ vào kinh nghiệm thu thập được trong các cao trào đấu tố tại Miền Bắc vào các năm 1953-1956 nên không có những màn con cái đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng hay chôn sống người theo kiểu dã man thời trung cổ.
Đợt I của chiến dịch Cải Tạo Tư Sản Miền Nam khởi đầu ngày 04/9/1975. Đợt II tiến hành vào tháng 12 năm 1976. Những tên cán bộ đảng viên đầu trâu mặt ngựa dẫn lũ khố rách áo ôm và những tên cơ hội chụp giật bất ngờ nửa đêm xông vào từng cơ xưởng, từng tiệm buôn, từng cửa hàng phở, từng cửa tiệm bán xe đạp..., đóng chốt, bắt gia chủ kê khai tài sản, sau đó dồn tất cả người trong gia đình vào một góc rồi chia nhau lục lạo, lật từng viên gạch, đổ đất trong các chậu cảnh, lật nắp cầu tiêu, tháo gỡ các khung hình treo tường, thậm chí lật cả bàn thờ, đập các bức tượng để tìm tòi vàng ngọc châu báu tiền bạc của chủ nhà có thể cất dấu trong đó. Hột xoàn ngọc thạch kim cương thì ghi vào biên bản là đá quý. Vàng thì ghi là kim loại màu vàng.
Chủ nhà in Phong Phú trên đường Bùi Thị Xuân là bà Ngọc kể lại: Khi lục soát nhà tôi chúng tìm được ba chục lượng vàng dấu trong chậu cảnh. Biên bản chúng ghi là 10 lượng và bắt ký xác nhận. Tôi nói: Số vàng là 30 lượng mà biên bản ghi có 10 lượng? Cán bộ trả lời: “Ghi nhiều thì đi tù lâu, ghi ít thì được tha sớm. Chị muốn ghi thế nào?”. Tôi sợ quá vội vàng ký ngay vào biên bản.
Chiến dịch cải Tạo Công Thương Nghiệp tại Miền Nam tuy không đổ máu nhưng không phải là không tàn nhẫn và không có người chết Những tên Cộng Sản tiếp nối Hồ Chí Minh từ Miền Bắc vào Nam đã phát huy việc giết người không cần súng đạn bằng cách tịch thu nhà cửa tài sản, cưỡng bức nạn nhân định cư vĩnh viễn tại các vùng rừng núi hoang địa, khỉ ho cò gáy không ai biết đến, chỉ có làm mà chẳng có ăn, được mệnh danh là các vùng kinh tế mới và buộc phải cư trú vĩnh viễn tại đó. Người dân bị dồn vào bước đường cùng, sớm muộn cũng chết, trước sau cũng chết, nên đành liều mạng vượt biên vượt biển, lợi dụng màn đêm tăm tối xuống một chiếc ghe nhỏ ra khơi, mặc cho sóng dập gió vùi hay trôi giạt về đâu, ngàn chết một sống.
Con số nạn nhân chết oan ức, chết tức tưởi, chết vì tự tử, chết vì đói khổ, chết vì thiếu thuốc men trên các vùng kinh tế mới hoặc chết trên đường vượt biên vượt biển đến nay vẫn không ai biết nhưng chắc chắn phải là một con số không nhỏ.
Nơi chương III trong hồi ký “Bên Thắng Cuộc” nhà báo Huy Đức, một đảng viên Cộng Sản, ghi rõ chỉ thị của Bộ Chính Trị Hà Nội là phải đuổi dân thành phố về vùng quê hay lên các vùng đất hoang vu để tịch thu nhà cửa tài sản:
Số người bị đuổi khỏi thành phố được xác nhận:
- Từ năm 1976 đến năm 1979 có 1,5 triệu người, 95% là từ Sài Gòn.
- Từ năm 1979 đến năm 1984 có 1.3 triệu người, 50% là từ Sài Gòn.
Cùng thời gian này chúng lùng bắt quân dân cán chính Miền Nam giam cầm trong các trại tù tập trung gọi hoa mỹ là trại học tập cải tạo. Chúng “Vào Vơ Vét Về”. Chúng tàn ác đến nỗi người dân phải bỏ nhà bỏ cửa trốn đi vượt biên. Chúng gài bẫy, chúng bán bãi, chúng tạm giam rồi cướp nhà để tra khảo vàng bạc. Gần ba triệu người vượt biên thì một nửa chết vì hải tặc, vì chìm thuyền, vì thiếu lương thực. Chuyện vượt biên vượt biển khó khăn nguy hiểm chết chóc là thế, vậy mà bồi bút Nguyễn Thị Ngọc Diệp đã viết bài “Ba mươi năm nhìn lại tội ác cưỡng ép di cư của Mỹ, Ngụy ở miền Nam Việt Nam”, được lưu trữ trong hồ sơ Tội Ác Mỹ Ngụy tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia III tại Sài Gòn (1975-2005) như sau:
…Cho đến phút cuối cùng của cuộc chiến tranh phi nghĩa, đế quốc Mỹ vẫn còn phạm thêm tội ác “lợi dụng những dân tị nạn và trẻ mồ côi làm con tin”, cưỡng ép người Việt di cư sang Mỹ chẳng khác gì việc “buôn bán nô lệ trong thế kỷ trước mà hàng triệu người da đen từ Châu Phi đã bị đưa sang Mỹ”
Nhiều người không muốn di cư đã bị Mỹ tiêm thuốc mê để đưa đi. Đại bộ phận những người di cư đã phải trải qua một cuộc sống thiếu thốn, khổ nhục, bị đày ải và vô cùng hỗn loạn tại các lều vải của Mỹ và các nơi khác như ở khu vực Thái Bình Dương. Cho đến hôm nay, 30 năm sau, những con số, có giá trị lịch sử và có ý nghĩa to lớn đối với các nhà nghiên cứu…
Có giá trị lịch sử và có ý nghĩa to lớn vì lịch sử đã bị Việt Cộng bóp méo vo tròn. Ngay cả dưới thời thực dân Pháp, phát xít Nhật và ngay cả nạn đói kinh hoàng năm 1945, dân số cả nước chỉ có hơn hai chục triệu người mà con số bị chết đói lên đến 2 triệu, nghĩa là cứ mười người chết một, cũng không có một người Việt Nam nào đành đoạn rời bỏ quê hương và cũng không có một người cha hay người mẹ nào bán cả cơ nghiệp tài sản để lấy tiền gữi gấm con mình cho người lạ, hay đưa con mình xuống một chiếc thuyền mong manh ra biển giữa đêm khuya, ngàn chết một sống.
Quả thật, gần đến ngày 30-4-1975 đã có trên dưới một trăm ngàn (100,000) người từng làm việc cho DAO cho USOM, cho USIS… vì sợ bị kết tội ôm chân đế quốc, vì sợ bị hành hạ trả thù, nên đã chạy một mình, hoặc đem theo gia đình thoát ra khỏi nước. Số còn lại, hơn ba triệu người liều chết vượt biên vượt biển trong nhiều năm sau này chỉ vì họ chạy không kịp, hay vì phải sống với Cộng Sản nên biết được thế nào là Cộng Sản. Những người này bỏ nước ra đi không phải vì ôm chân đế quốc Mỹ. Nhiều người còn hận Mỹ là đàng khác vì họ cho rằng Mỹ đã bỏ rơi Miền Nam. Nhưng có một điều rất chắc chắn là họ không bị chích thuốc mê vì thuốc mê và kim tiêm lấy ở đâu ra để chích cho một lúc hàng triệu người. Chích rồi ai khiêng ai? Bị chích thuốc mê rồi làm sao nhúc nhích để tìm bến, tìm bãi, tìm tàu?
Thật sự, họ đã phải nộp tiền hay nộp vàng cho công an để mua bãi. Họ phải gom góp dành dụm từng đồng bạc, lùng mua chợ đen từng lít dầu rồi lén lút chôn dấu ngoài bãi biển để có dầu vượt biển. Họ phải bỏ lại cha mẹ vợ con tài sản. Họ sẽ bị tịch thu nhà cửa và bị trút lên đầu đủ mọi thứ tội, kể cả tội phản quốc. Họ phải chịu ngồi tù nếu không vượt thoát. Họ phải bỏ mạng vì lính biên phòng. Thân xác họ phải nằm trong bụng cá nếu tàu gặp giông bão hay tàu thiếu dầu hư máy. Họ ra đi mà không biết trôi dạt về đâu. Không phải chỉ riêng dân Miền Nam vượt biên vượt biển mà có cả trăm ngàn nười dân Miền Bắc cũng vượt biên vượt biển chạy trốn cái gọi là “Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhạc sĩ Châu Đình An đã viết bài hát “Đêm Chôn Dầu Vượt Biển” rất xúc động.
Thời gian qua mau mau! Mới ngày nào những tên Cộng Sản vào đánh chiếm Miền Nam từ trong rừng ra, vai đeo AK, hai bàn tay trắng, "đầu nón cối, chân dép râu, giữa lũng lẵng bác “Hồ Chí Minh vĩ đại” bây giờ tên nào tên nấy giàu có nứt đố đổ vách. Chúng mua nhà mua cửa. Chúng cho con cái du học và cho thân nhân ra ngoại quốc làm đầu cầu giữ tiền. Chúng không dám chường mặt mà cho vợ con hay thân bằng quyến thuộc đứng tên làm chủ những hãng xưởng hay những cơ sở kinh doanh trong nước và gọi “những người làm kinh doanh là chiến sĩ của thời bình”.
Chúng lật lọng. Chúng nhổ rồi lại liếm. Nhà của một tên cán bộ xã còn to hơn nhà của ông Nguyễn Văn Thiệu thời Việt Nam Cộng Hòa. Ở đây, cần phải chú ý, chỉ có lũ đảng viên cán bộ Cộng Sản là được hưởng bổng lộc giàu có uy quyền chứ người dân thường hoặc những ai đi binh lính nghĩa vụ, nếu không phải là đảng viên thì dẫu “Sinh Bắc Tử Nam” cũng vẫn bị áp bức bóc lột, vẫn trên răng, dưới dép, giữa lũng lẵng “Bác Hồ”.
Một thời Phạm Văn Đồng và băng đảng Cộng Sản từng gọi những người vượt biên là đĩ điếm trộm cướp, là cặn bã của xã hội. Bây giờ chúng quay ngược 180 độ gọi những người vượt biên là khúc ruột xa ngàn dặm và thi nhau rúc rỉa tất cả những gì trong khúc ruột non ruột già ngàn dặm đó. Bỉ ổi hơn nữa, chúng vẫn không đả động gì đến việc trả lại tài sản cho những khổ chủ từng bị chúng hành hạ và cướp giật trong các cuộc Cải Tạo Công Thương Nghiệp.
B. Chiến dịch cải cách ruộng đất
Song hành với chiến dịch “Cải Tạo Công Thương Nghiệp” là “Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất”. Cộng Sản chia giới nông dân làm năm giai cấp: địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông và cố nông đồng thời đưa ra khẩu hiệu “Tiêu diệt địa chủ, cô lập phú nông, đoàn kết trung nông, giải phóng bần cố nông” với lập luận địa chủ phú nông là những cường hào ác bá làm giàu trên xương máu bần cố nông nên cần phải tiêu diệt. Khởi đầu cán bộ cộng sản dưới tên “Đội Cải Cách” đến những vùng quy định tìm cho ra 5% gia đình để đấu tố theo chỉ tiêu. Những gia đình này tất nhiên là thuộc loại có bát ăn bát để trong vùng. Tuy nhiên đây chỉ là mặt nổi. Mặt chìm và mặt chính là tìm ra những người có uy tín nhất trong vùng để triệt hạ bởi vì Cộng Sản độc tài, độc tôn và độc ác, không muốn ai ngoài băng đảng của chúng. Cái trò san bằng giai cấp chỉ là trò dối trá bịp bợm dùng làm chiêu bài đánh lừa người dân. Cái chủ yếu là tiêu diệt hết những gì có thể là những chướng ngại nguy hiểm cho trò độc tài độc tôn của chúng.
Việc đầu tiên của Đội là tìm vào các gia đình nghèo “bắt rễ xâu chuỗi” bằng chính sách ba cùng: “Cùng ăn, Cùng ở, Cùng làm” nghĩa là đội phân phối cán bộ đến ở những nhà nghèo nhất, cùng ra đồng cầy cuốc làm việc với họ, tối về cùng ăn uống chung với họ. Sau đó gợi ý cho người nghèo kể ra những nổi khổ và dẫn đến kết luận sở dĩ người dân phải chịu nghèo đói khổ sở chỉ vì bị bọn địa chủ phú nông bóc lột. Bây giờ phải tiêu diệt bọn chúng, lấy lại ruộng đất để chia đồng đều cho mọi người.
Suốt trong thời gian chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất những gia đình bị quy kết là địa chủ bị cô lập, con cái không được bước ra khỏi nhà, làng xóm không ai được lại gần. Trước đêm đấu tố cán bộ còn bắt những “RỄ NÒNG CỐT” được gọi là “RỄ CÁI”, tên gọi tắt của những kẻ sẽ đứng ra đóng vai đấu tố phải học thuộc lòng những tội trạng do cán bộ ghi sẵn. Phải nói làm sao, khóc làm sao, lúc nào vung tay, lúc nào rấm rứt, uất nghẹn, lúc nào lau nước mắt, lúc nào ngất xỉu để kích động sự căm thù của quần chúng. Những bản án đều được quy định trước.
Thí điểm đầu tiên mở màn tại Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào tháng 4-1953. Nạn nhân là một người đàn bà tên Nguyễn Thị Năm, thường được gọi là bà Cát Hanh Long, bị đưa ra đấu tố, bị hành hạ và bị xử bắn ngay tại chỗ. Báo Nhân Dân đã tường thuật từng chi tiết diễn biến vụ đấu tố này nhưng dấu nhẹm việc các thủ lãnh cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, đã nhiều năm đến núp váy bà, gọi bà là mẹ nuôi, nhờ bà che chở bao bọc khi còn hoạt động trong bóng tối. Bà đã đóng góp 110 lạng vàng vào những ngày đầu kháng chiến và được tặng danh hiệu địa chủ yêu nước. Hai con trai bà, ông Nguyễn Công làm chính uỷ trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin.
Điều không thể không nói là bà Cát Hanh Long cũng như ông Trịnh Văn Bô là hai người được tuyên dương công trạng trong chiến dịch “Tuần Lễ Vàng Cứu Quốc”. Trong buổi công bố kết quả Hồ Chí Minh đã từng nói với bà Cát Thanh Long và ông Trịnh văn Bô: “Cô Chú là ân nhân của Đảng và của dân tộc”
- Bà Cát Thanh Long Nguyễn Thị Năm có dồn điền ở tại Hải Phòng ngày Tuần Lễ Vàng ủng hộ 110 lạng, từng nuôi lũ Tố Hữu, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng... trong nhà
- Trịnh Văn Bô, vợ là Hoàng Thị Minh Hồ nhà số 34 Hoàng Diệu ủng hộ 5,147 lạng vàng (193 kg) và dùng ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của ông tại Hà Nội làm nơi viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập. (Nguồn: Nguyễn Minh Cần- Cải Cách Ruộng Đất Nửa Thế Kỷ Trước).
Sau này, Hoàng Tùng, Tổng Biên Tập tờ Nhân dân là Cơ Quan Ngôn luận Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ghi lại trong tập hồi ký “Những Kỷ Niệm Về Bác”: Khi nhắc lại chiến dịch cải cách ruộng đất thì Bác thấy điều sai lầm nhất là người bị đem ra đấu tố đầu tiên lại là một người đàn bà, rồi Bác nhắc lại rằng: Người ta không nên đánh đàn bà dù là đánh bằng một cành hoa. Sự việc là do áp lực của đàn anh Trung Quốc. Nếu không làm vậy thì sẽ bị cắt viện trợ...
Lời bào chữa bịp bợm của Hoàng Tùng đã bị lộ tẩy khi Trần Đỉnh, một người từng viết tiểu sử cho Hồ Chí Minh, một người đi sát với Hồ Chí Minh và nhiều lần ngồi chung trong một xe hay đi lại trong chiến khu với Hồ Chí Minh đã ghi lại nơi trang 85-86 trong tập hồi ký “Đèn Cù”, Người Việt Books, California, ấn hành 2014, nguyên văn:
“....Để có phát pháo mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật vụ đấu Nguyễn Thị Năm - Cát Hanh Long. Tôi nhận nhiệm vụ. Trường Chinh nói phân công tôi vì cần một bài báo viết nổi bật lên khung cảnh sôi sục, sinh động của cuộc đấu tố để ca ngợi sức mạnh của bần cố nông được phát động, còn tội ác thì tôi cứ theo tài liệu, cáo trạng của đội. Tôi nói ngày hôm đó tôi không có mặt làm sao mà viết thì anh bảo tôi khai thác Văn, người cấp dưỡng đi theo anh (Trường Chinh) tới tận Đồng Bẩm và đã chứng kiến các buổi đấu tố. Sở dĩ báo chí không được dự đấu là vì giữ bí mật, ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số đường chim bay, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt....
Thế là tôi viết bài khai hỏa cải cách ruộng đất theo sự pha phách thêm nếm khó lòng tránh khỏi của người cấp dưỡng đáng yêu của tổng bí thư.
Bài báo này tôi ký một tên ú ớ không còn nhớ và sau đó cũng không mó đến nó bao giờ."
Trên báo Nhân Dân số ra ngày 21-7-1953 xuất hiện bài " ĐỊA CHỦ ÁC GHÊ" dưới bút danh CB (Của Bác). Sau này, năm 1955, bài viết được đưa vào tập tài liệu "Phát động quần chúng và gia tăng sản xuất " của Hồ Chí Minh. Nguyên văn:
ĐỊA CHỦ ÁC GHÊ
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng. Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng.
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
CB.
Nếu đúng như hồi ký nói về “Mười Nỗi Buồn Của Bác Hồ” của Hoàng Tùng viết rằng Hồ Chí Minh không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm nhưng phải nghe cố vấn Trung Quốc. Vậy thì Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch Nước hay là một tên bán nước?
Trần Đỉnh viết tiếp:
Dăm bữa sau bài “phóng sự nghe kể lại,” tôi xuống Đồng Bẩm. Tình cờ Tiêu Lang, báo Cứu Quốc, trong đội cải cách về đây còn ở lại lo hậu sự. Tôi hỏi chuyện bắn, anh lè lưỡi lắc đầu mãi rồi mới kể lại.
“Sợ lắm, tội lắm, đừng có nói với ai, chết tớ. Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van “các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh”. Du kích quát: “Đưa đi chỗ giam khác thôi, im!”. Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng. Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy…”
Trong hồi ký của tác giả “Màu Tím Hoa Sim” nhà thơ Hữu Loan còn cho biết “Địa chủ bị trói chặt chôn xuống dưới ruộng sâu chỉ để chừa cái đầu lòi ra rồi cho trâu bò kéo cày bừa qua cổ...”.
Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng
Rửa không hết ác, dù tát cạn nước bể.
CB.
Khiếp thay miệng lưỡi đặt điều dựng chuyện của con rắn độc. Ai là kẻ tàn ác? Ai là kẻ giết người không chớp mắt? Ai là kẻ “Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng. Rửa không hết ác, dù tát cạn nước bể?”. Hỏi là đã trả lời. CB là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh. Tội phạm chính là ác quỷ Hồ Chí Minh.
Một cuộc đấu tố khác, con đấu cha, vợ đấu chồng, do hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi Miền Bắc, người đã từng tham gia nhiều vụ Cải Cách Ruộng Đất kể lại và được nhà báo Vũ Thị Linh đưa lên điện báo Hải Ngoại Phiếm Đàm ngày 20-9-2014, như sau:
“…Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Đô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nội. Nạn nhân Nguyễn Văn Đô rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Đảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Đảng để hoạt động cho Quốc Dân Đảng. Người đứng kể tội là một nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Đô. Một cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con gái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần.
Đến khi ông Đô buộc phải nói lời nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời: Ông không phải là Quốc Dân Đảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi. Về vụ hiếp dâm, ông quay sang trả lời cô con gái: “Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa”.
Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu “Đả đảo tên Đô ngoan cố” để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5 giờ sáng tới 13 giờ trưa mới xong".
Những câu chuyện đấu tố trên là do chính người trong đảng và trong cuộc kể lại chứ không phải “bọn xấu” đặt chuyện bôi bác. Có một điều khó hiểu là tại sao cô này lại đếm và nhớ kỹ được là 177 lần chứ không phải là 90 lần hay 100 lần?
Thật không có sự tán tậm lương tâm bất nhân thất đức nào hơn sự tàn ác dã man lưu manh lật lọng phản phúc của Hồ Chí Minh và băng đảng Cộng Sản. Thực dân Pháp xử tử phạm nhân cũng chỉ chặt đầu hay bắn cho vài phát. Quân phiệt Nhật thì lia cho một nhát kiếm. Chỉ có ác quỷ Hồ Chí Minh và băng đảng Cộng Sản Việt Nam mới có dư dã man tàn ác, trước khi giết còn hành hạ nạn nhân, cho trâu bò cày bừa qua cổ, trói nạn nhân như con heo rồi ngâm nạn nhân trong nước đông lạnh, kéo dài sự đau khổ của nạn nhân trước khi chết để thỏa mãn thú tính man rợ.
Nếu vua Lê Lợi, người anh hùng áo vải Lam Sơn đã từng đánh đuổi quân Minh dành lại độc lập cho đất nước, mà sống vào thời buổi này chắc chắn cũng bị Hồ Chí Minh đem ra đấu tố vì tội địa chủ, phong kiến.
Kết quả Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất được đăng tải trên báo Nhân Dân số ra ngày 20-7-1955 cho biết tiến hành tại 2730 xã giải thoát 1,068,000 nông dân khỏi ách bóc lột, tịch thu 810,000 hecta ruộng đất chia lại cho giai cấp bần cố nông.
Sự thực việc chia ruộng đất lại cho nông dân chỉ là màn giáo đầu. Màn chính là sau đó dồn ép tất cả nông dân vào Hợp Tác Xã nghĩa là nông dân từ “hai bàn tay trắng” trở lại “trắng hai bàn tay”, hôm trước được chia vài sào ruộng hôm nay lại mất hết. Trước đây có nhiều địa chủ, nếu không thích địa chủ này thì đi làm cho địa chủ khác. Nay tất cả vào tay một ông chủ là Hợp Tác Xã Nông Hội, nếu không đi làm sẽ chết đói. Kết cuộc, nông dân trở thành nông nô. Cán bộ Cộng Sản trở thành chủ nô trong khi ngoài miệng vẫn bô bô “Nhân Dân Làm Chủ”, có làm mà không có ăn ngoài mấy danh hiệu bánh vẽ như anh hùng lao động tiên tiến, anh hùng đổ thùng, anh hùng tải đạn...
Qua các vụ đấu tố, ngay cả đảng cộng sản cũng không thể chối cãi được tính lừa đảo phản bội, lưu manh bất lương, ăn cháo đá bát, tàn ác giảo quyệt và lừa đảo ngay cả hai giai cấp vô sản công, nông, là hai giai cấp được chúng mệnh danh tiên phong của Đảng.
Thú tính và ác tính là điều kiện cần thiết và phải có của một tên cộng sản. Không lưu manh, không thủ đoạn phản phúc, không lừa đảo tàn ác không phải là cộng sản. Ngoài miệng thì thơn thớt nhân nghĩa nhưng trong bụng là dao găm nọc độc. Khi cộng sản nói lời ngon ngọt hay bàn chuyện hợp tác với ai là chúng đã có kế hoạch giết người đó rồi. Giết ngay cả người chúng thọ ơn. Hôm trước giết người, hôm sau mang vòng hoa đến phúng điếu. Chính vì vậy mà ngày nay tại Việt Nam khi chửi ai là hạng giả dối lừa đảo thì người dân chửi người đó là thứ “bịt râu đeo kính”.”Mày đừng tưởng bịt râu đeo kính mà qua được mặt tao...”. Bốn tiếng “bịt râu đeo kính” đã trở thành một thành ngữ trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam
Vì thấy lòng dân bất bình đến cực độ nên vào tháng 9 năm 1956, Hồ Chí Minh và băng đảng Cộng Sản trình diễn màn kịch “Sửa Sai”. Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí Thư Đảng, Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính trị, Lê Văn Lương mất chức Ủy Viên dự khuyết Bộ Chính Trị, Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 29 tháng 10 năm 1956, tại nhà hát lớn Hà Nội Võ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh nhìn nhận sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố. Quả thật có một số bộ đội được phục hồi nhưng không được trả lại những nhiệm vụ ngày trước và vẫn bị canh chừng theo dõi chặt chẽ cho đến lúc bị sa thải.
Theo biên khảo của tác giả Đặng Chí Hùng trong loạt bài Những Sự Thật Không Thể Chố Bỏ- Phần 5- đăng trên Dân Làm Báo, ghi lại cho biết: Trong Bộ Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam, tập 2, 1955-1975, Viện Kinh Tế Việt Nam, Hà Nội 1974, Cộng Sản Hà Nội đã xác nhận con số nạn nhân bị đấu tố oan sai như sau:
- Địa chủ bị quy là cường hào ác bá đem ra đấu tố 26,453 người. Số bị oan sai là 20, 493 người (77,4%)
- Địa chủ thường bị đem ra đấu tố 82,777 người. Bị quy kết oan sai là 51, 480 người ( (62,19%)
- Địa chủ kháng chiến bị đem ra đấu tố 586 người. Quy kết oan sai 290 người (49,4%)
- Phú nông bị đem ra đấu tố 62, 192 người. Quy kết oan sai 51,003 người (82%)
Thật ra, ngay từ lúc vở tuồng “Sửa Sai” khai diễn ai cũng biết đó chỉ là trò hề rẻ tiền của lũ mặt người dạ thú. Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí Thư Đảng, nhưng chuyển sang làm Chủ Tịch Quốc Hội và vẫn là Ủy viên Bộ Chính Trị, Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính Trị nhưng lại chuyển sang làm Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng tuy ngoài mặt là bị trừng phạt nhưng thực tế được thưởng công đi thư giản ở Nga, sau đó trở về nhận nhiệm vụ mới.
Hơn nữa, nói là sửa sai nhưng thực ra đâu có sai mà sửa. Hai chiến dịch cải Tạo Công Thương Nghiệp và Cải Cách Ruộng Đất đã làm tròn kế hoạch tiêu diệt hết những kẻ tình nghi có thể gây nguy hại cho chế độ và gom sạch tài sản của người dân đem về cho băng đảng Cộng Sản. Những giọt nước mắt cá sấu của Hồ Chí Minh ngày 29-10-1956 rơi tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội không lừa gạt được ai mà còn bộc lộ thêm bản chất hiểm độc, giả dối, lật lọng, gian manh, kịch cỡm của tên lưu manh ác tặc.
Nếu Hồ Chí Minh có khóc là khóc cho cái ngu của chính hắn vì đã dại dột mở hai chiến dịch Cải Tạo Công Thương Nghiệp và Cải Cách Nông Nghiệp quá sớm. Chính vì cái ngu này của Hồ Chí Minh nên nhân dân Miền Bắc mới có cơ hội thấy rõ sự bạo tàn ác độc của bè lũ Cộng Sản. Cũng nhờ cái ngu này của Hồ Chí Minh mà gần một triệu người Miền Bắc đã bỏ nhà bỏ cửa, bỏ mồ mả ông bà cha mẹ, ào ạt tìm mọi cách di cư vào Nam và sau này trở thành một nhân tố tích cực đóng góp cho công cuộc chống Cộng của quân dân Miền Nam. Nếu Cộng Sản không lập mưu ngăn cản và đón đường chận bắt thì con số người dân Miền Bắc di cư vào Nam sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Hai bức thư của Hồ Chí Minh gửi Stalin:
Nhìn kỹ, Hồ Chí Minh ký tên bằng chữ Tàu. Chi tiết nhỏ nhặt trên cho thấy Hồ Chí Minh lúc này chính là Hồ Tập Chương và việc ký tên bằng chữ Tàu chỉ là một động tác vô tình của bản năng
Bản dịch:
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có người chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất.
Hồ Chi Minh
30-10-1952
Từ đây tất cả gom về một mối. Nông dân trở thành “nông nô”. Công nhân lao động trở thành “lao nô”. Một khi con cá đã vào rọ thì chỉ còn chờ đem lên thớt. Từ đây mỗi gia đình phải có một “Sổ Hộ Khẩu” ghi đầy đủ tên tuổi và năm sinh tháng đẻ của mỗi người trong gia đình. Trẻ em không có tên trong “Sổ Hộ Khẩu” thì nhà trường không cho ghi tên nhập học. Người lớn không có tên trong “Sổ Hộ Khẩu” thì hết đường sinh sống vì không một hãng xưởng hay cơ sở nào dám chấp nhận cho việc làm. Kiểm tra không có tên trong “Sổ Hộ Khẩu” thì bị bắt giam về tội cư ngụ bất hợp pháp. Muốn thay đổi chỗ cư trú phải được sự chấp thuận và giấy chứng nhận đã được sự đồng ý của chính quyền của cả nơi đi và nơi đến.
Ngoài ra mỗi gia đình còn phải có một quyển “Sổ Lương Thực” ghi rõ tiêu chuẩn thực phẩm được phân phối mua trong tháng. Người trực tiếp lao động được hưởng mức cao nhất. Người già và trẻ em có mức thấp. Công nhân viên nhà nước được phân phối tại cơ quan. Cán bộ đảng viên được mua cửa hàng khác, dân thường mua ở cửa hàng khác.
Ngay cả khi ốm đau vào bệnh viện thì đảng viên cán bộ cũng có khu riêng biệt, tiện nghi đầy đủ thuốc men. Tư liệu và hình ảnh của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho thấy tại mỗi tỉnh hay mỗi huyện còn có “Bệnh Viện và an Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khỏe” dành riêng cho cán bộ đảng viên. Trong khi đó, dân thường bị bệnh thì nằm xếp cá mòi, hai người một giường, hay phải nằm tràn lan ra cả hành lang.
Một chế độ rêu rao là công bằng tự do mà người dân bị kìm kẹp, người này rình rập người kia, nhà này rình rập nhà khác, bới lông tìm vết, bươi móc những sơ hở của nhau để chứng tỏ mình là thành phần trung kiên với Đảng.
Một chế độ ấm no hạnh phúc mà khi làm thịt một con gà do chính tay mình nuôi để cúng giỗ ông bà cha mẹ và để cả gia đình có một chút dinh dưỡng tươi mát cũng phải lén lút giấu diếm vì nếu bị phát giác sẽ bị ghép vào tội phá hoại công cụ sản xuất, phá hoại tài sản nhà nước.
Một chế độ con đấu cha, vợ tố chồng, trò phản thày, em giết anh chỉ vì theo lệnh Đảng để được sống còn.
Một chế độ rêu rao là công bằng tự do ấm no hạnh phúc mà khi sống thì phải có tên trong sổ hộ khẩu, sổ lương thực. Hai sổ này cũng chia ra sổ đỏ sổ đen: sổ đỏ là của đảng viên cán bộ, sổ đen là của nhân dân. Đến khi chết cũng còn phân chia giai cấp: Cán bộ đảng viên chôn ở khu riêng biệt, dân thường thì vào nghĩa trang nhân dân. Những tên trong Bộ Chính Trị hay Trung Ương Đảng thì được tống táng ở nghĩa trang MAI DỊCH.
Dân trong nước nói nhỏ với nhau: MAI DỊCH là nơi MAI táng những thằng mắc DỊCH.
Đời sống và bệnh viện của NHÂN DÂN ANH HÙNG
Đời sống và bệnh viện của cán bộ đảng viên Cộng Sản “ĐẦY TỚ NHÂN DÂN”
Tư liệu của Bác Sĩ ĐỖ HỒNG NGỌC
Vụ án nhân văn giai phẩm
Mùa xuân năm 1956 những người này thấy cần phải có một tiếng nói để nói lên những sự thực nhằm cải thiện chế độ mà họ một thời bỏ cả tuổi xuân và hy sinh cả cuộc đời theo đuổi. Những tiếng nói ấy kết hợp trên một tờ báo lấy tên là Nhân Văn-Giai Phẩm. Số báo đầu tiên ấn hành vào mùa xuân nên gọi là Giai Phẩm Mùa Xuân. Tiếp theo là Giai Phẩm Mùa Thu...
Trong các số báo này với những bài viết của Trần Dần (Nhất Định Thắng, Hãy Đi Mãi) Hoàng Cầm (Em Bé Lên Sáu tuổi), Phùng Quán (Lời Mẹ Dặn, Chống Tham Ô Lãng Phí) Phùng Cung (Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh), Nguyễn Mạnh Tường (Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất, Vừa Khóc Vừa Cười) Trần Đức Thảo (Nội Dung Xã Hội Và Hình Thức Tự Do) Hữu Loan (Cùng Những Thằng Nịnh Hót, Lộn Sòng), Văn Cao (Anh Có Nghe Chăng) họa sĩ Trần Duy (tranh biếm họa), Sĩ Ngọc (Làm Cho Hoa Nở Bốn Mùa), Như Mai (Thi Sĩ Máy) Tạ Hữu Thiện, Hoàng Tích Linh, Bùi Quang Đoài. Phan Khôi (Phê Bình Lãnh Đạo Văn nghệ, Ông Năm Chuột, Nắng Chiều...) Trong tập Nắng Chiều cây bút lý luận Phan Khôi đã viết: “Cây Cộng Sản” còn có một tên khác gọi là “Cây Chó Đẻ”, ám chỉ Hồ Chí Minh là thứ chó đẻ). Ngoài ra cụ Phan Khôi còn viết mấy truyện ngắn tưởng như là vô hại nhưng thực ra là những nhát búa chắc nịch đóng đinh lên chiếc quan tài của Hồ Chí Minh và chế độ nên đã làm chế độ điên cuồng nhức nhối.
Những đoạn in chữ nghiêng dưới đây được trích lại trong các tác phẩm “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc”, nhà xuất bản Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa, học giả Hoàng Văn Chí xuất bản dưới bút hiệu Mạc Định.
Đây là bài thơ “Nhất Định Thắng” của Trần Dần, nguyên Đại Úy Phóng Viên báo Quân Đội Nhân Dân Miền Bắc, năm 1948 tham gia Vệ quốc quân, Ban Chính Trị Trung đoàn 148, Sơn La, nay thuộc Sư đoàn 316. Trần Dần từng được đưa sang tu nghiệp tại Trung Cộng:
...Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng
máu rỏ xuống bùn
Lưng tôi có tên nào chém trộm?
...Tôi đã sống rã rời cân não
Quãng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam
Những cơn mưa rơi mãi tối sầm
Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng
Tôi đã trở nên người ôm giận
Tôi đem thân làm ụ cản đường đi
– Đứng lại!
– Đi đâu?
– Làm gì?
Tôi muốn khóc giữ từng em bé...
...Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.
...Gặp em trong mưa
Em đi tìm việc
Mỗi ngày đi lại cúi đầu về
– Anh ạ.
Họ vẫn bảo chờ…
Tôi không gặng hỏi, nói gì ư?
Trời mưa, trời mưa
Ba tháng rồi
Em đợi
Sống bằng tương lai
Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi
Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã…
Một kiện tướng trong làng văn học, nhà văn Phan Khôi viết trong truyện “Cầm Vịt”:
Cuộc sống phiêu lưu nay ở vùng này, mai ở vùng khác, chủ cũng như người làm công đều làm lụng cực khổ như nhau, không ai bóc lột ai cả. Cái nghề này tuy vất vả mà ăn ở như thế thì đầy đủ lắm, giữa chủ và thợ không có chi khác nhau. Ông chủ nói rằng nếu không thế thì không thuê được người, cuối mùa còn phải chia hoa hồng cho anh em, vì thế tuy được lãi nhiều mà về tay người chủ không còn mấy....”
Mới đọc tưởng như chuyện đồng quê nhưng nhà thực ra nhà lý luận Phan Khôi mượn câu chuyện để xác định rằng việc đấu tranh giai cấp là việc được dựng lên nhằm gây hận thù để lợi dụng. Qua câu chuyện chúng ta thấy rõ ràng ở đây “không ai bóc lột ai cả, chủ và thợ cùng khổ như nhau” mỗi người có một cái khổ: Thợ thì khổ vì lao động tay chân vất vả, chủ thì lao tâm tổn trí, lo vốn, lo nợ, lo điều hành, lo không kiếm được người làm, lo lương tiền cho người làm, lo phá sản...
Trong truyện “Tiếng Chim” cụ Phan Khôi viết:
... Một lần ở Cần Nhân tôi ngồi nơi nhà sàn thấy hai con quạ rình bắt gà con, một con bắt được bay ra bờ ruộng xé con gà ra ăn, còn con kia bị gà mẹ chống cự, bắt không được cũng bay ra đứng cạnh con thứ nhất, nó nhìn sững và đi đi lại lại rồi cũng bay đi tuốt, không hề nói: “Mày phải cho tao với.”
Trong truyện này, ý cụ muốn nói là ai làm thì người nấy ăn, ngay như con quạ cũng không dở trò cướp giật “Không làm mà đòi hưởng của người khác, đấu tranh giai cấp là chuyện vô lý và bất nhân”
Trong truyện “Cây Cộng Sản” cụ viết:
...Có một thứ thực vật nữa cũng như sen Nhật Bản, ở xứ ta trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều, dân thường gọi là “Cây Cứt Lợn, Cây Chó Đẻ, Cây Bọ Xít”... nó mọc đầy cả đồn điền, trừ khử không hết được. Cái tình trạng ấy có bắt đầu từ những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương Cộng Sản đang bắt đầu hoạt động. Phong trào Cộng Sản cũng lan nhanh như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy nên bọn Tây đồn điền gọi là cây Cộng Sản (herbe communiste),.. Nó còn có một tên nữa rất lạ. Một ông già Thổ nói rằng trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng thì thấy thứ cỏ ấy mọc lên mọc đầy cả đường xá đồi đồng nên dân gọi là “Cỏ Cụ Hồ”...
Đem “Cây Cứt Lợn, Cây Bọ Xít, Cây Chó Đẻ” gọi là “Cỏ Cụ Hồ” rõ ràng đặt Hồ Chí Minh ngang hàng với thứ chó đẻ, thứ bọ xít, thứ cứt lợn.
Truyện ngắn “Ông Bình Vôi” của cụ đã gợi ý cho nhà thơ Trần Dần viết lên những câu thơ để đời:
...Có những người sống lâu trăm tuổi
Ỳ ra như một chiếc bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại...
Gọi Hồ Chí Minh là thứ “ông Bình Vôi, càng sống càng tồi, càng sống càng bé lại...” đã làm Hồ Chí Minh và chế độ điên cuồng nhục nhã.
Để trấn áp, Hồ Chí Minh hạ độc thủ bịt miệng báo chí bằng cách ký Sắc Lệnh Báo Chí ngày 15-12-1956 phạt khổ sai chung thân và tịch thu toàn bộ gia sản những kẻ vi phạm. Kết cục 304 văn nghệ sĩ bị đưa đi chỉnh huấn cải tạo. Nguyễn Hữu Đang, người dựng lễ đài độc lập ngày 2-9-1945, và Thụy An mỗi người bị kết án 15 năm tù giam trong Hỏa Lò. Trần Đức Thảo bị cấm giảng dạy và bị cô lập, không ai được lại gần. Vợ của Thảo là Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhứt bị Đảng gã cho tên bồi bút Nguyễn Khắc Viện.
Trong “Mémoire d'un Vietcong” “Hồi ký của một Việt Cộng” trang 300, Trương Như Tảng, nguyên Bộ Trưởng Bộ Tư pháp của cái gọi là “Chính Phủ Lâm Thời Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” ghi lại:
"Trần Đức Thảo bị công an bao vây, cô lập không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo nói chuyện với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Ông phải sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man."
Về phần Nguyễn Mạnh Tường, dù là người năm 1946 được Hồ Chí Minh cử đi dự Hội Nghị Trừ Bị Đalat họp với Cao Ủy D’Argenlieu, năm 1952 được cử đi Bắc Kinh dự Hội Nghị Hòa Bình Châu Á -Thái Bình Dương và đến năm 1956 được cầm đầu một phái đoàn Hà Nội đi Bruxelles tham dự Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ Thế Giới để giải độc vụ Cải Cách Ruộng Đất, rút cuộc cũng bị lột chức Khoa Trưởng Luật Khoa, Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn, phó Khoa Trưởng Sư Phạm và thành viên ban chấp hành Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Trong hồi ký Un Excommunié (Kẻ Bị Rút Phép Thông Công) bản dịch Nguyễn Quốc Vĩ, phần III, “Hành Trình Đi Vào Sa Mạc” chúng ta được Nguyễn Mạnh Tường cho biết cuộc sống trong gia đình:
...Mỗi ngày mỗi người trong nhà chỉ được một bát cháo. Ông phải đi ra chợ vào lúc chập choạng tối mong không ai nhận ra mặt để nhặt những mớ rau vụn hư vất bỏ đem về ăn. Gia tài cả nhà có một con gà đẻ trứng, mỗi người mỗi ngày thay phiên nhau ăn một cái trứng để có thể sống sót. Quần áo đồ đạc trong nhà bán hết, ông cùng gia đình phải chịu khốn khổ suốt quãng đời còn lại...
Số phận ông Nguyễn Hữu Đang cũng không khá hơn. Sau 15 năm tù Hỏa Lò và bị quản chế ông cũng chết khốn khổ nhưng cuối cùng cũng bị đào mồ lôi dạy trao tặng huy chương.
Nhà văn Phùng Quán ghi lại những ngày cuối đời của ông trong bài “Phùng Quán tìm thăm Nguyễn Hữu Đang”
...Anh dọn ra hai cái đĩa, rồi chọn trong hai cái bát hương đậy viên gạch vỡ gắp ra năm sáu viên gì đó tròn tròn, đen xỉn, nom rất khả nghi. Anh chỉ vào mỗi đĩa, giới thiệu thực đơn: “– Đĩa này là chả cóc, đĩa này là chả nhái. Nhờ ăn thường xuyên hai thứ đặc sản này mà tôi rất khỏe, còn khỏe hơn cả chú....
Tôi lấy đưa anh xem một số tư liệu liên quan đến ngày Đại lễ mồng 2 tháng 9 năm 1945, vừa sao chụp: “Em suy luận ra anh là Trưởng ban Tổ chức Ngày Độc lập như trong tư liệu hiện còn giữ được. Em muốn được tận tai nghe anh kể lại những kỷ niệm, những hồi ức mà anh cho là sâu sắc nhất... Mà nếu anh không dùng đến thì cho em xin” .
...Bữa cơm tiễn tôi, anh có vẻ buồn. Vừa dùng đũa tém tém mấy khúc rắn om mặn chát nổi muối trong đĩa, anh vừa nói: “Hiện tôi đang cố gắng hoàn thành thiên hồi ký thuật lại tất cả những gì có liên quan đến thế sự, kể từ khi tôi bước chân vào con đường hoạt động cách mạng cho đến những năm tháng gần đây... Trong hồi ký, tôi sẽ đề cập đến những sự việc mà từ trước đến nay tôi chưa hề tiết lộ với ai. Ví dụ như bản thảo bản Tuyên ngôn Độc lập cụ Hồ viết... Còn hay mất, nếu còn thì bây giờ đang ở đâu... Hoặc cụ định sửa hai câu trong bản Tuyên ngôn, nhưng không kịp vì bản chính đã đưa in mất rồi. Là Trưởng ban Tổ chức ngày lễ, tôi phải phụ trách việc in ấn những tài liệu có liên quan đến vận mệnh đất nước này, nhưng... Như chú biết đấy, hiện nay trong Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng như Bảo làng Lịch sử, không có bản thảo Tuyên ngôn Độc lập... Tôi sợ sẽ làm không kịp mất, gần tám chục tuổỉ đầu rồi còn gì, mà lại không có điều kiện làm việc, ban đêm coi như chịu chết, đèn đóm tù mù, đúng là đóm thật”... Anh im lặng một lúc lâu, rồi ngẩng lên nhìn tôi, hỏi tiếp: “ Chú có biết điều lo lắng nhất hiện nay của tôi là gì không?” Không đợi tôi đoán, anh nói luôn: “ Tôi lo nhất là không biết chết ở đâu. Lúc sống thì tôi ở nhờ nhà ai chẳng được, ở đây cũng như ở trên Hà Nội... Nhưng lúc chết thì người thân mấy cũng làm phiền người ta. Có ai muốn một người không phải ruột rà máu mũ lại nằm chết trong nhà mình? Ngay cả cái chái bếp này cũng vậy, tôi nằm chết sẽ làm phiền đến nhà trường, các thầy cô giáo, các cháu học sinh... Bởi vậy mà hai năm nay tôi không muốn lên Hà Nội. Ở đây, tại quê hương bản quán, tôi đã chọn sẵn chỗ để nằm chết. Chú ra đây tôi chỉ cho, đứng ở đây cũng nhìn thấy...”
Tôi theo anh ra đứng lên cái trụ xi măng cầu ao cá. Gió mùa đông bắc lạnh thấu xương thổi thốc vào mặt hai anh em. Anh chỉ tay về phía một búi tre gần cuối xóm, đơn độc giữa cánh đồng, ngọn tre đang vật vã trong gió buốt. “ Đấy, dưới chân bụi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dày lá tre rụng, rất vừa người tôi... Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phải phiền ai... Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay...”. (Phùng Quán, 1992)
Số phận trí thức đóng góp cho kháng chiến và cho sự nghiệp của Hồ Chí Minh là như thế. Từ đây không còn báo chí tư nhân mà chỉ có báo chí của Đảng và các đoàn thể ngoại vi nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng.
Điều bỉ ổi ác độc nhất của Hồ Chí Minh và băng đảng Cộng Sản là hành hạ đầy ải trù dập người ta cho đến chết rồi khi xác nằm trong quan tài thì mang vòng hoa đến phúng điếu và trao tặng huy chương.
Trần Đức Thảo năm 2000 được truy tặng huy chương Hồ Chí Minh về Khoa Học và Xã Hội. Nguyễn Manh Tường cũng bằng thưởng cũng huy chương. Nguyễn Hữu Đang cũng bằng thưởng cũng huy chương. Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm Lê Đạt, Hoàng Cầm... cũng được cho một ít tiền bịt mồm gọi là đền bù thiệt hại.
Vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” chỉ là một cái bẫy sập mà Hồ Chí Minh cóp nhặt từ chiến dịch “Bách Gia Tranh Minh, Bách Hoa Tranh Khai” “Trăm Nhà Đua Tiếng, Trăm Hoa Đua Nở” của Trung Cộng. Theo cách nói của Lục Định Nhất, Cục Trưởng Cục Tuyên Huấn Cộng Sản Trung Hoa, thì đây là một công hai việc: “thăm dò dư luận và dụ rắn ra khỏi hang” để tận diệt mọi khả năng chống đối.
Những phần đã đăng: