“Tránh khiêu khích hackers nước ngoài” - Ông Bộ trưởng hèn một cách lộ liễu - Dân Làm Báo

“Tránh khiêu khích hackers nước ngoài” - Ông Bộ trưởng hèn một cách lộ liễu

Tháng Chín (Danlambao) - Trả lời báo chí về vụ tin tặc tấn công vào một số hệ thống thông tin của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng phải tìm ra thủ phạm mới có bằng chứng đầy đủ để buộc tội. Ông Tuấn nói: "Cần điều tra về mặt kỹ thuật, chúng ta cần bình tĩnh, thận trọng, tránh suy diễn”, ông nhấn mạnh và đề nghị giới công nghệ Việt Nam cũng như các bên liên quan tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tránh hành vi khiêu khích, thách thức không cần thiết đối với các nhóm hacker nước ngoài. (1)

Mục đích các nhóm hackers khi xâm nhập vào hệ thống máy tính khác có nhiều cấp độ.

Đối với các cá nhân nhỏ lẻ, thường việc xâm nhập trái phép vào máy tính là để chứng tỏ tài năng của các hackers. Bên cạnh đó, việc đánh cắp thông tin ở mức độ nghiêm trọng hơn còn nhằm trục lợi, phá hoại... Ở cấp độ nguy hiểm nhất, các hackers khi giành quyền kiểm soát hệ thống máy tính thường muốn chủ động chuẩn bị cho các cuộc chiến trên không gian mạng. 

Các cuộc chiến này này sẽ dẫn tới các yếu tố quyết định trên các mặt trận khác như: kinh tế, quốc phòng, chính trị, xã hội… 

Hiện nay, chiến tranh trên không gian mạng ngày càng chứng tỏ mối nguy hiểm và tác hại của nó khó hình dung nhiều loại vũ khí giết người khác. 

Đây là bản chất của vấn đề.

Việc ông Trương Minh Tuấn kêu gọi tránh khiêu khích hackers nước ngoài cho thấy sự hèn kém của lãnh đạo Bộ thông tin truyền thông đi rất đúng chủ trương xưa nay. 

Tránh gọi tên kẻ thù, kiềm chế để ổn định là loại lý thuyết mà đảng Cộng sản đã sử dụng để ru ngủ dân tộc trước mọi cuộc chiến tranh xâm lược từ trên bờ đến trên biển do Trung Quốc phát động. 

Một khi đã xác định rõ bản chất vấn đề của hackers thì phải thừa nhận sự yếu kém trong hệ thống an ninh thông tin của nhà nước Việt Nam. 

Dù khiêu khích hay không khiêu khích, việc uy hiếp thông tin khách hàng, can thiệp sâu vào hệ thống liên lạc mặt đất tại các sân bay lớn cho thấy một trận chiến trên không gian mạng là chuyện không thể tránh khỏi. 

Các sân bay tê liệt trong vài ngày, hệ thống bảng đèn, máy tính làm thủ tục đăng ký để lên máy bay không thể sử dụng vài ngày liên tiếp sau khi sự cố hackers xảy ra cho thấy các mã độc được cài vẫn nằm im chờ lệnh.

Mất chủ quyền trên biển, mất kiểm soát trên bờ và nay mất quyền chủ động thông tin ở các sân bay cho thấy các lãnh đạo Cộng sản chưa và sẽ không bao giờ chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến thực sự với Trung Quốc. 

Khi lãnh đạo Bộ truyền thông có thái độ co cụm, các cơ quan chức năng liên quan đến việc bảo mật thông tin của khách hàng bay im lặng trước sự cố, điều này một lần nữa cho dân Việt thấy rõ rằng chính người dân phải tự học cách chấp nhận thảm họa và tự tìm cách cứu lấy mình trước các đợt tấn công của Trung Quốc. 

Hèn một cách lộ liễu – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã không ngần ngại dấu giếm quan điểm thiếu kiến thức của mình trước toàn dân.





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo